Biến phụ thuộc: thànhquả tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc tính hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu đến thành quả tài chính của các công ty cổ phận Việt Nam (Trang 31 - 33)

Theo Hult và các cộng sự (2008) thành quả tài chính được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu, thu nhập trên một cổ phần, thị giá, tăng trưởng lợi nhuận, Tobin’s Q. Khi đánh giá thành quả tài chính, thước đo thường dùng là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI). Vốn đầu tư của một công ty cổ phần điển hình bao gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư được đánh giá trên góc độ tổng tài trợ, có nghĩa là nợ cộng với vốn cổ phần hay nói khác đi là tổng tài sản. Như vậy, thay vì dùng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư thì thành quả tài chính của công ty cũng được đánh giá bằng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – không phân biệt nguồn tài trợ (ROA).

Nghiên cứu của Jaana Lappalainen và Mervi Niskanen (2003) đã sử dụng chỉ số ROA để đo lường thành quả tài chính công ty bị ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và thành phần hội đồng quản trị; nghiên cứu của Augustine Ujunwa (2012) cũng đã sử dụng ROA là biến phụ thuộc để nghiên cứu đặc tính của hội đồng quản trị tác động đến thành quả tài chính công ty; nghiên cứu của Mohammad Ahid Ghabayen (2012) về các đặc tính của hội đồng quản trị và thành quả công ty tại Saudi Arabia cũng đã sử dụng ROA để đo lường thành quả công ty.

ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Chỉ tiêu thứ hai dùng đánh giá thành quả tài chính là tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE). Đây là chỉ số quan trọng dành cho phần đánh giá của cổ đông đối với

thành quả kinh doanh của hội đồng quản trị và ban điều hành. Tương tự ROA, khi chia tách ROE việc đánh giá thành quả tài chính rõ nét thể hiện qua lợi nhuận biên, hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ lệ vốn vay trên vốn cổ phần – tức là đòn bẩy tài chính. Trên thế giới, Siti Norwahida Shukeri (2012) đã thực hiện nghiên cứu bằng chứng từ các công ty đại chúng niêm yết tại Malaysia về sự ảnh hưởng của đặc tính hội đồng quản trị đến thành quả công ty; nghiên cứu của Sabur Mollah và các tác giả (2012) đã sử dụng đồng thời ROA, ROE và Tobin’s Q trong nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm tại Châu Phi về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và quản trị công ty đến thành quả công ty

ROE = Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn chủ sở hữu

Cả hai chỉ số ROA và ROE đều được tính toán dựa trên kết quả kinh doanh thể hiện trên báo cáo tài chính thường niên, đây là các thông tin kế toán do công ty cung cấp, việc tính toán từ dạng thông tin này dễ dàng, có sẵn, tuy nhiên tính chính xác lại tùy thuộc vào tính trung thực từ việc lập báo cáo tài chính của công ty.

Trong khi ROA và ROE là những chỉ số đo lường hiệu quả hiện tại và phản ảnh khả năng sinh lợi mà công ty đạt được trong các những năm tài chính đã qua với góc nhìn ngắn hạn thì nếu sử dụng Tobin’s Q để đo lường hiệu quả thì chỉ số này phản ánh được đánh giá của thị trường về khả năng sinh lợi của công ty trong tương lai (dựa trên giá trị thị trường của vốn cổ phần). Tuy nhiên, cần cẩn trọng rằng giá trị thị trường lại bị ảnh hưởng bởi tâm lý của nhà đầu tư. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu đã sử dụng riêng Tobin’s Q là thước đo đánh giá hiệu quả công ty như nghiên cứu của Kumudini Heenetigala (2011) nghiên cứu về thực tiễn quản trị công ty và thành quả công ty trên các công ty niêm yết tại Sri Lanka; nghiên cứu của Alexander von Nandelstadh và Matts Rosenberg (2003) về bằng chứng thực nghiệm của cơ chế quản trị công ty và thành quả công tytại Phần Lan; Bernard S. Black và Woochan Kim (2008) đã sử dụng lnTobin’s Q để nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc hội đồng quản trị lên giá trị công ty tại Hàn Quốc. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Minh Trí và Dương Như Hùng (2011) cũng đã sử dụng chỉ Tobin’s Q như là thước đo hiệu quả tài chính khi thực hiện

nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu tỷ lệ sở hữu quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE.

lnTobin′s Q = ln (Giá trị thị trường của vốn cổ phần + Tổng nợ Tổng tài sản )

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc tính hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu đến thành quả tài chính của các công ty cổ phận Việt Nam (Trang 31 - 33)