Qua quá trình tính toán bằng phần mềm mô phỏng số với các thông số đầu vào: Mô hình vật liệu, mô hình dụng cụ biến dạng, các điều kiện biên áp suất, ma sát nhiệt độ…gần giống với thực tế, ta thấy quá trình biến dạng và tạo hình của vật liệu rất tốt. Nhờ việc thay đổi các thông số kỹ thuật một cách đơn giản, dễ dàng không tốn kém mà lại hiệu quả, không phải thử khuôn sửa khuôn nhiều lần. Do đó ta hoàn toàn có thể áp dụng các tính toán mô phỏng trên kết hợp với kinh nghiệm ta áp dụng vào sản xuất thực tế cho hiệu quả tối ưu về công nghệ, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.
Sau rất nhiều lần thay đổi thông số: lực chặn, hệ số ma sát, khe hở chày- cối, áp suất chất lỏng , vật liệu phôi….và tiến hành chạy mô phỏng. Em đã tìm ra bộ số tối ưu nhất:
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ CHO ĐỀ TÀI
Sau một thời thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn “ Nghiên cứu công nghệ dập thủy cơđể chế tạo vỏđựng bánh xe ô tô Ford Everest ” đã hoàn thành đúng tiến độ, nội dung và thời gian đã đặt ra.
Phương pháp dập thuỷ cơ là một công nghệ được các nước tiên tiến ứng dụng rất rộng rãi trong chế tạo các chi tiết có hình dáng phức tạp, làm bằng các vật liệu khó biến dạng trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu chế tạo một chi tiết là hộp đựng bánh xe ô tô ford everest . Nội dung chính của đề tài đã nghiên cứu là:
- Nghiên cứu các đặc tính biến dạng khi ép thuỷ cơ - Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn
- Sử dụng phần mềm mô phỏng biến dạng tấm bằng Dynaform
- Thay đổi thông số, chạy mô phỏng DF5.6 để tìm ra bộ số tối ưu nhất Phương pháp nghiên cứu:
- Về lý thuyết: Nghiên cứu tổng quan tài liệu về ép thủy cơ; phương pháp phần tử hữu hạn
- Về thực nghiệm: Mô phỏng biến dạng bằng phần mềm Dynaform5.6 Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy công nghệ ép thuỷ cơ có sử dụng phần mềm Dynaform có triển vọng và khả năng ứng dụng trong chế tạo nói chung, trong chế tạo các chi tiết ô tô nói riêng. Việc sử dụng phần mềm mô phỏng thử trước khi chế tạo khuôn giúp ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền của và giúp
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Văn Nghệ,Công nghệ dập thủy tĩnh.ĐHBK Hà Nội .
[2] Phạm Văn Nghệ, Nguyễn Đắc Trung, Trần Việt Thắng, Nguyễn Anh Tuấn, Mô phỏng số quá trình dập thủy cơ chi tiết đối xứng trục. Hội nghị toàn quốc Cơ học vật rắn biến dạng lần thứ 7, 2004.
[3] Đinh Văn Phong, Lý thuyết và công nghệ dập tấm, NXBHVKTQS. [4] Nguyễn Tất Tiến. Lý thuyết biến dạng dẻo kim loại.NXBGD-2004.
[5] Đinh Bá Trụ, Hướng dẫn sử dụng phần mềm ANSYS,NXB KH&KT,Hà Nội 2004.
[6] Đinh Bá Trụ, Phương pháp và phần tử hữu hạn trong kỹ thuật cơ khí (2007), NXB HVKTQS.
[7] Grama R. Bhashyam. ANSYS Mechanical - A Powerful Nonlinear Simualtion tool. Corporate Fellow, Development Manager Mechanics and Simulation Support Group, September 2002.
[8] Hallquist, John O.: LS – DYNA Theoretical Manual, Livermore Software Technology Corporation, Livermore, 1998.
[9] Иcаченко Е. И., Штамповка резиной и жидкостью. Машиностроение, Москва 1967.
[10] Kỷ yếu hội nghị KHCN cơ khí chế tạo toàn quốc lần 1- năm 2008. [11] Kỷ yếu hội nghị KHCN cơ khí chế tạo toàn quốc lần 2- năm 2010. [12] Kỷ yếu hội nghị cơ học vật rắn biến dạng năm 2011.