Sự gia tăng vai trò của "vốn trí tuệ"

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN về GIÁ TRỊ THỜI đại của KINH tế CHÍNH TRỊ học của c mác (Trang 67 - 69)

Trong vòng 20 năm trở lại đây, “vốn trí tuệ”, “nguồn lực trí tuệ” đã trở thành những chủ đề thời sự và được thảo luận rộng khắp. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào thật rõ ràng để có thể xác định chính xác nội hàm của những khái niệm này.

Vấn đề trí tuệ của con người và việc sử dụng nó để tạo ra của cải – vốn không phải là điều mới mẻ. Ai cũng biết rằng, sự khác biệt giữa con người với giới động vật là ở chỗ, con người với sự trợ giúp của trí tuệ (tư duy, ý thức) đã tiến hành sản xuất và tái sản xuất ra đời sống của chính mình. Bằng trí tuệ, con người đã không dừng lại ở việc thỏa mãn với những gì có sẵn trong giới tự nhiên, mà còn tạo ra thế giới riêng của mình.

Tầm quan trọng của trí tuệ đối với đời sống xã hội và sự phát triển con người nói chung là điều không phải bàn cãi. Ngay từ thế kỷ thứ XVI, F. Bacon (nhà triết học Anh) đã đưa ra mệnh đề nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Và, cùng với sự phát triển của lịch sử, C.Mác đã tiên đoán về sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ và trực tiếp của tri thức khoa học vào lực lượng sản xuất.(*)

Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là: Vì sao, vào những năm cuối thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI này, vấn đề “trí tuệ”, “tri thức”, “thông tin” lại được “hâm nóng” và được đưa ra bàn thảo rộng khắp? Thuật ngữ “kinh tế tri thức”, “xã hội thông tin”, “nguồn vốn trí tuệ”,... cũng đã trở nên quen thuộc và xuất hiện ngày một nhiều trên báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng và trong các chương trình nghị sự toàn cầu, khu vực cũng như quốc gia.

Tình hình đó đã làm nảy sinh các câu hỏi: Phải chăng, trước đó con người đã tạo ra của cải, sự phồn thịnh và phát triển nhưng không dựa nhiều lắm vào trí tuệ của mình, mà chủ yếu là dựa vào các lực lượng tự nhiên? Hay phải chăng, trước thời điểm đó, con người đã không đánh giá hết vai trò của trí tuệ trong đời sống của mình?

Có thể lý giải việc trở lại chủ đề “tri thức là sức mạnh” trong tình hình hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng viễn thông và vận tải toàn cầu. Sự bùng nổ này, đến lượt mình, đã dẫn đến việc thay đổi quan niệm về các yếu tố đầu vào của sản xuất: “Vốn trí tuệ là việc nhận thức rằng, thông tin là một yếu tố của quá trình sản xuất bên cạnh các yếu tố khác, như đất đai, lao

động, vốn tài chính và năng lượng”(1). Và, Peter Drucker cũng đã từng viết: “Nguồn gốc của cải là một cái gì đó thuộc về tri thức con người. Khi chúng ta áp dụng tri thức vào thực hiện các công việc mà chúng ta biết rõ là phải làm như thế nào; chúng ta gọi điều đó là năng suất lao động. Còn khi chúng ta áp dụng tri thức vào những công việc mới và khác thì chúng ta gọi đó là sáng chế. Và, chúng ta thấy rằng, chỉ có tri thức mới cho phép chúng ta thực hiện được hai mục tiêu trên”(2).

Cũng vào giai đoạn này, giới doanh nghiệp đã nhận thấy rõ một sự thật là: Tri thức là một tài sản, một loại vốn mà công ty cần nuôi dưỡng, duy trì. Khả năng nuôi dưỡng và duy trì càng trở nên hiện thực khi việc lưu giữ trí tuệ dưới dạng các tài nguyên nằm bên ngoài thân thể sinh học của con người và việc truyền trao những tài nguyên nói trên trở nên dễ dàng nhờ công nghệ thông tin và vận tải mới. Giờ đây, trí tuệ đã được lưu giữ, nhân bản, đóng gói và chuyển giao bên ngoài thân thể sinh học của con người.

Với nhận định như vậy, các nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây đã tập trung đào xới nội hàm khái niệm “vốn trí tuệ”. Những người đi tiên phong và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này phải kể đến Karl-Erik Sveiby, Sullivan, Edvinsson, Thomas Stewart, và Gửran Roos...

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN về GIÁ TRỊ THỜI đại của KINH tế CHÍNH TRỊ học của c mác (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)