ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH THEO TINH THẦN KHOAN DUNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ SỐNG CÒN VÀ THỊNH VƯỢNG CỦA

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN về GIÁ TRỊ THỜI đại của KINH tế CHÍNH TRỊ học của c mác (Trang 38 - 50)

DUNG - NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ SỐNG CÒN VÀ THỊNH VƯỢNG CỦA NHÂN LOẠI

Bài viết đề cập đến một vấn đề thời sự liên quan đến toàn cầu hóa, đối thoại, khoan dung và sự tồn tại, phát triển của nhân loại. Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết của đối thoại trên tinh thần khoan dung – một chủ đề đang được thảo luận sôi nổi trên diễn đàn triết học thế giới, tác giả bài viết đã đi đến khẳng định: Đối thoại giữa các nền văn minh theo tinh thần khoan dung sẽ góp phần tạo ra một thế giới thống nhất trong đa dạng, một thế giới được cấu thành từ nhiều nền văn minh độc đáo đang tương tác với nhau, và đó sẽ là một thế giới hòa bình, hợp tác hữu nghị và thịnh vượng, trong đó đối thoại trên tinh thần khoan dung trở thành hình thức giao tiếp phổ biến, thành nhân tố đảm bảo sự sống còn và thịnh vượng cho mỗi con người và cho cả cộng đồng nhân loại.

Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với vô số những vấn đề đe dọa đến bản thân sự tồn tại của mình với tư cách một loài sinh vật trên Trái đất. Tất cả mọi công dân toàn cầu có lương tâm đều lo lắng cho số phận tương lai của “Trái đất - Tổ quốc chung”. Nhiều giải pháp đã được các nhà tư tưởng lớn đưa ra, đặc biệt là các đại biểu của Câu lạc bộ Rome. Với tư cách cơ quan tư vấn về chiến lược phát triển, giáo dục và khoa học của UNESCO, trong suốt nửa thế kỷ qua, câu lạc bộ này đã không ngừng tìm tòi những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề toàn cầu. Song, gần đây, tư tưởng đối thoại giữa các nền văn minh ngày càng được khẳng định không những là con đường giải quyết hữu hiệu những vấn đề toàn cầu phức tạp mà còn là phương tiện duy trì và quyết định số phận tương lai của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà Câu lạc bộ Rome do UNESCO tài trợ đang thực hiện báo cáo tiếp theo của mình chính về triết lý đối thoại. Theo đó, có thể nói, chúng ta đang sống trong thời đại đòi hỏi một sự đối thoại nghiêm túc, có trách nhiệm, cởi mở giữa các nền văn minh như một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo số phận tương lai của nhân loại.(*)

Trong bối cảnh “lịch sử không được đảm bảo” và “vở kịch lịch sử chưa rõ kết cục” được hình thành vào đầu thiên niên kỷ thứ ba, ngoài đối thoại, dường như nhân loại không còn cách nào khác để hóa giải tất cả mọi thách thức và nguy hiểm đang đổ ập lên đầu mình. Con đường duy nhất thích hợp ở đây là tổ chức thảo luận “cộng đồng

chung” để phân tích bước ngoặt lịch sử đang diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn minh và trong hệ thống thế giới. Điều quan trọng trên hết và trước hết là phải suy xét và thấu hiểu cái gì đã và đang diễn ra với nhân loại, để sau đó, đưa ra tư tưởng và chương trình hành động chung nhằm mở ra con đường dẫn tới một tương lai tốt đẹp. Nhân loại đã từng phải đối mặt với vấn đề thay đổi chiều hướng phát triển văn minh của mình. Người ta đã và đang viết về toàn cầu hóa rất nhiều, thậm chí rất mâu thuẫn, song mọi người đều nhất trí rằng, nội dung tích cực và mang tính thống hợp của chủ nghĩa toàn cầu (globanism) biểu thị nhu cầu khách quan về việc cải tổ thế giới hiện tồn trong khuôn khổ tất cả các nền văn minh(1). Chính vì vậy mà tư tưởng “đối thoại giữa các nền văn minh” hiện nay đang được lĩnh hội ngày một sâu sắc hơn.

Song, cho dù có hấp dẫn tới đâu đi chăng nữa, tư tưởng về đối thoại vẫn không tránh được sự phản đối một cách nghiêm túc và rộng rãi. Không công khai tuyên bố thái độ ác cảm của mình đối với đối thoại, những người phản đối nó tin rằng, chỉ có thể bảo vệ giá trị và lợi ích của bản thân nhờ dựa vào sức mạnh (kinh tế, tài chính, quân sự). Đối thoại là có thể và chấp nhận được, nhưng thành công của nó được đảm bảo không phải bằng lương tri, tư tưởng sáng suốt và luận cứ xác đáng, mà bằng tương quan lực lượng và khả năng gây áp lực. Đương nhiên, không thể có đối thoại trong điều kiện đối đầu về quan điểm và lợi ích theo nguyên tắc “ai thắng ai”, thậm chí cả khi có cảm tưởng là nó dẫn tới sự hợp tác lành mạnh và xoa dịu được những mâu thuẫn. Vì “một sự nhịn, chín sự lành”, những thủ thuật như vậy nhằm làm rõ quan hệ và kết quả thường được coi là khả quan của chúng và được dư luận ở các quốc gia xung đột ủng hộ. Nhưng, kết quả giả tạo này, rốt cuộc, vẫn chỉ mang tính chất nhất thời và không vững chắc trong tương lai lâu dài.

Một trong những đặc điểm của sự giao tiếp giữa người với người và được coi như một điều kiện không thể thiếu đối với sự đối thoại giữa các nền văn minh - đó là khoan dung (tolerance). Với tư cách điều kiện khởi thủy, xuất phát từ bất kỳ sự đối thoại hữu hiệu nào, khoan dung luôn buộc người ta phải xem bản thân sự đối thoại này như một trong những biểu hiện của nó. Song, dẫu sao vẫn cần phải khu biệt giữa khoan dung và đối thoại: Đối thoại đòi hỏi phải có sự khoan dung, khoan dung có thể bộc lộ cả khi không có đối thoại và ở bên ngoài đối thoại. Làm sáng tỏ mục đích thực

tiễn, thiết thực của mối liên hệ qua lại và sự phụ thuộc lẫn nhau ấy là quan trọng và cần thiết.

Nhưng, để làm được điều đó, cần phải khắc phục tính chất không rõ ràng trong quan niệm về vai trò của sự đối thoại giữa các nền văn minh trong thế giới hiện đại. Đã có người quan niệm rằng, chính sự đối thoại này là phương thức phổ biến để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ sự phát triển của xã hội hiện đại, cụ thể là từ quá trình toàn cầu hóa(2). Phải chăng, quan niệm như vậy là hoàn toàn xác đáng?

Thứ nhất, trong hoàn cảnh nhất định, toàn cầu hóa không cần đến đối thoại như vậy. Hình thức toàn cầu hóa hiện đang diễn ra trên thực tế hoàn toàn không đòi hỏi đối thoại giữa các nền văn minh. Bởi lẽ, hệ thống kinh tế thị trường, các công ty xuyên quốc gia, các công nghệ thông tin hiện đại và văn hóa đại chúng đi liền với chúng đang bành trướng ra tất cả các khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đang thực sự loại bỏ những khác biệt giữa các nền văn minh, đang nhất thể hóa toàn bộ loài người. Hiện đại hóa một thời đã bị đồng nhất với phương Tây hóa. Một số người có thiên hướng gọi toàn cầu hóa hiện nay là “Mỹ hóa” thế giới. Nhưng, đối thoại giữa các nền văn minh là vô nghĩa trong trường hợp như vậy, vì vấn đề ở đây chính là tạo ra một nền văn minh nhất thể hóa, chứ không phải là các nền văn minh khác nhau, có thể (hay không thể) tham gia vào đối thoại với nhau. Tức là, khi chúng ta hàm ý nói tới không phải toàn cầu hóa đang thực sự diễn ra, mà nói tới toàn cầu hóa mà chúng ta mong muốn, toàn cầu hóa kiểu khác, không loại bỏ khác biệt giữa các nền văn minh, mà ngược lại, giữ lại và tăng cường chúng. Nói cách khác, bàn luận về tầm quan trọng và sự cần thiết của đối thoại giữa các nền văn minh cũng đòi hỏi khả năng cải biến định hướng và tính chất của toàn cầu hóa.

Thứ hai, không nên quan niệm rằng, nếu đem lại tính chất khác, nhân văn hơn cho toàn cầu hóa và áp dụng đối thoại giữa các nền văn minh khác nhau, thì chúng ta có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề hiện đại nhờ đối thoại như vậy. Trên thực tế, nhiều vấn đề như vậy không có giải pháp có sẵn. Di sản của các nền văn minh đa dạng hiện tồn cũng không bao hàm giải pháp cho những vấn đề đó. Vả lại, nhân loại chưa từng vấp phải chúng bao giờ. Có căn cứ để cho rằng, nhân loại hiện đang phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng nào đó trước vấn đề về tương lai của con người, của xã hội và văn hóa.

Đây trước hết là những vấn đề nảy sinh từ giai đoạn phát triển hiện đại của khoa học và kỹ thuật, của các công nghệ thông tin mới. Vốn đặc trưng cho xã hội thông tin, tốc độ cách tân cao tri thức làm thay đổi nhanh chóng các cơ cấu xã hội biểu thị tri thức ấy, các hình thức và phương thức giao tiếp. Nhiều quá trình xã hội trở nên mang tính phù du. Quá trình thống hợp quá khứ với tương lai thành một chuỗi sự kiện thống nhất, cấu thành “tiểu sử” cá biệt và đóng vai trò cơ sở của nhân cách, của “cái Ngã” hóa ra lại là một công việc phức tạp trong một số trường hợp. Chuỗi những khâu trung gian hóa về mặt công nghệ và xã hội giữa hành động và kết quả của nó luôn cản trở việc lập kế hoạch hành động một cách hợp lý cả ở cấp độ tập thể lẫn ở cấp độ cá thể. Song, vấn đề không chỉ dừng lại ở đó. Bất kỳ hành động hợp lý nào cũng đòi hỏi phải tính đến những hậu quả có thể có của nó, phải đối chiếu những phương tiện lựa chọn với các chuẩn mực ứng xử đang tồn tại trong xã hội, với quan niệm chung về cái được phép và cái không được phép, với quan niệm của chủ thể hành động về bản thân mình, về tiểu sử của mình, về những nghĩa vụ mà nó đã tự gánh vác và về tư cách thành viên của một cộng đồng nào đó. Tức là với tất cả những gì cấu thành nhân cách độc đáo của con người. Trong khi đó, như N.Motroshilova đã nhận xét một cách xác đáng rằng, “bước vào xã hội thông tin và lôi kéo phần thế giới còn lại vào xã hội này thông qua quá trình toàn cầu hóa, thế giới phương Tây hiện đại đang phải trải qua khủng hoảng chính về tính nhất thể cá nhân. Hàng loạt tính nhất thể tập thể cũng bắt đầu khủng hoảng”(3).

Còn có một thách thức hiện đại nữa đối với quan niệm của chúng ta về con người. Đó là ý định tác động đến hệ thống gen để cải biến bản thân thể chất con người, tạo ra con người “hoàn hảo” hơn, thích nghi tốt hơn với việc hoàn thành những chức năng cụ thể nào đó. Có cảm tưởng là khoa học hiện đại đang tạo ra được khả năng này. Đã có những người nhiệt tình truyền bá các phương thức thí nghiệm mới đối với thể chất con người, gắn liền việc thực hiện những hoài bão táo bạo nhất với việc cải biến thể chất con người. Vấn đề nảy sinh ở đây không hẳn gắn liền với khả năng hay không có khả năng của thí nghiệm này (đặc thù của thuyết không tưởng không phải là ở chỗ nó không tồn tại, mà ở chỗ nó có thể được thực hiện), mà chủ yếu gắn liền với sự can thiệp như vậy có thể dẫn tới những hệ quả không thể đảo ngược được (giống như sự tác động của con người đến giới tự nhiên đã làm nảy sinh khủng

hoảng sinh thái): Con người có thể không còn là người nữa. F.Fukuyama đã nói đến “tương lai hậu loài người” của chúng ta(4). Nhưng, tất cả các nền văn minh hiện tồn trên Trái đất cùng với quan niệm của chúng về đạo đức đều đòi hỏi thể chất con người không tách rời khỏi bản thân quan niệm về con người (cùng với các khả năng, hạn chế và sự phân chia những năng lực giữa các cá nhân).

Những vấn đề lý luận và thực tiễn gay gắt này, đương nhiên, không thể được giải quyết chỉ nhờ đối thoại giữa các nền văn minh. Đối thoại giữa các nền văn minh có thể đóng một vai trò nhất định trong trường hợp này, nhưng vai trò đó là có hạn. Vậy, đối thoại giữa các nền văn minh có thể hữu ích như thế nào trong việc giải quyết những vấn đề mà nhân loại đang vấp phải? Để trả lời cho câu hỏi này, cần lưu ý tới hai điểm sau đây.

Thứ nhất, các nền văn minh tự thân chúng không thể tiến hành một đối thoại nào. “Đối thoại giữa các nền văn minh” thực ra chỉ là một ẩn dụ. Chỉ có đại diện cụ thể của các nền văn minh khác nhau có thể tiến hành đối thoại. Đó có thể là những cá nhân, các nhóm xã hội, các cộng đồng, các cơ quan chính phủ đại diện cho “ý kiến chung”.(3)

Thứ hai, đối thoại diễn ra không phải về bản thân các nền văn minh: hệ thống giá trị, quan điểm về thế giới, niềm tin tôn giáo của chúng. Vấn đề là ở chỗ, chính những định hướng giá trị này kiến tạo nên tính nhất thể của các nền văn minh và đóng vai trò cơ sở cho tính nhất thể xã hội của mỗi cá nhân tham gia vào nền văn minh ấy. Do vậy, nếu nền văn minh không bị tan rã, không trải qua khủng hoảng về tính nhất thể của mình, thì hạt nhân của nền văn minh sẽ không bị đem ra bàn luận. Đối thoại về hạt nhân này đơn giản là không thể. Điều này thể hiện rất rõ qua khả năng đối thoại giữa các tôn giáo khác nhau mà, xét về mặt lịch sử, bao giờ cũng tham gia vào hạt nhân của các nền văn minh, ít nhất là từ thời điểm các tôn giáo ấy xuất hiện. Đại diện của các tôn giáo khác nhau có thể tiến hành tối thoại về những vấn đề xã hội cụ thể, nhưng chúng không thể đối thoại về hệ giáo lý.

Đối thoại giữa các nền văn minh là có thể và hữu ích trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn cụ thể và gắn liền với nhận thức về những vấn đề ấy từ lập trường của mỗi nền văn minh và với các phương thức giải quyết được đề xuất. Mỗi nền văn minh đều đưa ra cách tiếp cận riêng của mình với những vấn đề hiện đại. Việc so

sánh các cách ấy từ góc độ hữu ích của chúng là có thể và thực sự cần thiết. Nhưng, các bên tham gia đối thoại lại thường không đề cập tới và cũng không thảo luận về những nguyên tắc cơ bản của các nền văn minh của mình. Nói cách khác, đối thoại như vậy đã giả định trước sự khoan dung giữa các nền văn minh, tức là không can thiệp vào nền tảng giá trị sâu xa của nền văn minh khác và tỏ thái độ thận trọng đối với những gì không quen thuộc đối với bản thân mình.

Vậy, khoan dung là gì? Chúng ta có thể trình bày khái quát một số quan niệm cơ bản sau đây.

Quan niệm thứ nhất về khoan dung cũng là quan niệm thứ nhất cả về mặt lịch sử. Xét về một số phương diện, nó được coi là quan niệm cổ điển và được giữ lại cho tới ngày nay. Đó là quan niệm gắn liền với tên tuổi của P.Bayle và J.Locke(5), với chủ nghĩa tự do cổ điển. Điều quan trọng ở đây và cho phép làm sáng tỏ vấn đề trên nhiều phương diện là sự thật lịch sử sau: “Với tư cách vấn đề triết học, khoan dung đã hình thành nhân có vấn đề khoan dung tôn giáo và lúc đầu được hiểu là sự suy xét về kết quả của cuộc chiến tranh ba mươi năm, trong đó đại diện của các tôn giáo thù địch với nhau đã sát hại lẫn nhau dường như không loại trừ một ai”(6).

Theo quan niệm này, chân lý, các chuẩn tắc đạo đức cơ bản và các quy tắc sinh hoạt chính trị được xác lập và luận chứng một cách xác đáng và đáng tin cậy đối với tất cả mọi người. Nói về khoan dung trong những vấn đề này là vô nghĩa, vì chứng minh, luận chứng duy lý là xác đáng đối với mọi người. Song, người ta không những tán

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN về GIÁ TRỊ THỜI đại của KINH tế CHÍNH TRỊ học của c mác (Trang 38 - 50)