Nga).
(2) E.A.Nainan. Sđd., tr.9.
(3) T.V.Xurina. Thi ca như cơ sở thẩm mỹ của bản thể luận văn hóa. Tômxcơ, 2005, tr.4 (tiếng Nga).
(4) T.V.Xurina. Sđd., tr.4. (5) T.V.Xurina. Sđd., tr.4.
(6) Trong chuyên luận của mình, giáo sư V.V.Bưchkov đã dành nhiều trang để nói về POST-CULTURE. Vì khuôn khổ bài báo có hạn, chúng tôi sẽ nói kỹ về khái niệm này trong những bài sau.
(7) V.V.Bưchkov. Mỹ học. Mátxcơva, 2004, tr.524 (tiếng Nga). (8) V.V.Bưchkov. Sđd., tr.526.
KHÁI NIỆM HÀI HÒA VÀ XÃ HỘI HÀI HÒA - MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN BẢN
NGUYỄN HỮU ĐỄ (*)
Trong bài viết này, tác giả góp phần làm rõ thêm các khái niệm hài hòa và xã hội hài hòa cũng như phân tích một số nội dung cơ bản của chúng. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng xây dựng xã hội hài hòa là xây dựng một xã hội có sự phát triển của tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong sự thống nhất biện chứng với nhau, chúng nương tựa vào nhau, là cơ sở của nhau; rằng, tuy không trực tiếp sử dụng khái niệm xã hội hài hòa, nhưng nội dung các nghị quyết của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới chính là hướng đến việc xây dựng một xã hội hài hòa.
Hiện nay, vấn đề phát triển hài hòa xã hội đã và đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận ở nước ta. Nếu ở Trung Quốc phát triển xã hội hài hòa đã được coi là chủ trương, đường lối phát triển chung thì ở nước ta vấn đề này còn chưa được nhắc đến nhiều trong các văn kiện của Đảng. Nếu chỉ nhìn vào các văn kiện về đường lối phát triển của đất nước trong những năm qua sẽ có ý kiến cho rằng, chúng ta chưa quan tâm, hoặc chưa bàn đến vấn đề này. Vì trong những năm gần đây chúng ta chỉ dùng những khái niệm như phát triển bền vững, phát triển cân đối, phát triển toàn diện có chú trọng đến phát triển trọng điểm,... mà không dùng khái niệm phát triển hài hòa. Nhưng vấn đề không phải là có dùng hay không dùng khái niệm này, mà là ở chỗ nội dung của nó có được thể hiện trong đường lối phát triển của Đảng ta hay không? Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cần bàn đến nội dung của khái niệm hài hòa và xã hội hài hòa.
Về nội dung khái niệm hài hòa.
Nếu hiểu theo nghĩa thông thường, hài hòa có nghĩa là sự cân đối, đồng bộ hoặc nhịp nhàng. Khi nói đến hài hòa thường dễ đem đến cho người ta sự hình dung một cái gì đó không có khiếm khuyết, một cái gì đó đầy đủ và khá hoàn chỉnh. Vì thế, nó thường được coi là sự thể hiện của cái đẹp. Nhưng nếu tiếp cận từ góc độ triết học chúng ta sẽ không dừng ở đó. Như đã biết, từ thời cổ đại các nhà triểt học đã bàn đến nội dung của khái niệm này. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Pitago cho cái đẹp là sự hài hoà. Theo ông, trong tự nhiên, xã hội cái gì mang tính toàn vẹn là hài hoà. Trên tinh thần đó, ông coi vạn vật trong vũ trụ đều hài hoà và đều có nguồn gốc từ con số. Còn nhà triết học Hêraclít thì cho rằng, sự khác biệt và đối lập trong cùng sự vật tạo nên sự hài hoà. Theo ông, thế giới vừa là hài hoà, vừa không hài hoà, mọi sự hài hoà đều là do sự đấu tranh, sự đối lập bên trong sự vật tạo nên và cũng chính chúng có xu hướng phá vỡ sự hài hoà đó.(*)
Qua hai cách hiểu đó, chúng ta thấy cả hai ông đều thừa nhận vai trò của hài hoà trong sự tồn tại và phát triển của sự vật. Tuy nhiên, Pitago thì nhấn mạnh đến sự tồn tại trong ổn định của sự vật, còn Hêaclít lại nhấn mạnh một cách tuyệt đối sự vận động, biến đổi của sự vật. Dựa trên cơ sở quan điểm của Hêaclít, sau này Hêghen đã tiến thêm một bước khi ông cho rằng, sự hài hoà là sự đồng nhất bao hàm sự khác
biệt, là sự thống nhất về bản chất của những khác biệt.
Qua sự phân tích trên, ta có thể rút ra một số nội dung chính của khái niệm hài hoà như sau:
- Hài hoà là sự tồn tại của bản thân sự vật. Khi sự vật còn là nó thì nó ở trong trạng thái hài hoà. Với nội dung này thì thế giới vốn luôn hài hoà trong bản tính tự nhiên của nó xét trong tính tổng thể, tính toàn vẹn của sự vật. Nhưng nếu dừng lại ở nội dung này thì sẽ không thể thấy được sự vận động, phát triển của sự vật cũng như những nguyên nhân của sự vận động, phát triển đó. Vì thế, cần phải bổ sung thêm nội dung cho khái niệm này.
- Hài hoà là sự thống nhất của những mặt khác biệt, là sự đồng nhất của các mặt đối lập. ở đây, nguyên nhân tạo lên sự hài hoà là những mặt đối lập, những khác biệt trong tương quan với nhau trong cùng bản thân sự vật. Chính nội dung này cũng được Khổng Tử khẳng định khi ông nêu mệnh đề “hoà nhi bất đồng’’. Theo ông, “hoà’’ là thể thống nhất do nhiều yếu tố khác nhau hay đối lập nhau tạo thành và chúng luôn bổ sung cho nhau, phối hợp một cách nhịp nhàng với nhau; còn “đồng’’ là không có sự khác nhau, là sự tương đồng của các nhân tố trong sự vật. Theo nghĩa đó, có thể thấy, Khổng Tử cũng quan niệm hài hoà là một thể thống nhất của những cái khác biệt, chứ không phải là sự đồng nhất giản đơn.
Như vậy, có thể thấy, bản chất của hài hoà là ở sự khác biệt trong sự phối hợp nhịp nhàng với nhau trong một thể thống nhất. Nếu vậy, phải chăng nói đến hài hoà chính là nói đến mâu thuẫn biện chứng theo quan điểm của triết học mácxít, nghĩa là có sự đồng nhất giữa khái niệm hài hoà với khái niệm mâu thuẫn biện chứng? ở đây, chúng ta cần có sự phân biệt về cơ bản giữa hai khái niệm này. Khi nói đến mâu thuẫn biện chứng là nói đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi một sự vật, tức nói đến quá trình sinh thành, phát triển và tiêu vong của sự vật đó. Còn nói đến hài hoà là nói đến sự ổn định của sự vật, đến sự đồng nhất, thống nhất của các mặt đối lập, là chỉ nói đến một thời điểm, một thời kỳ, một giai đoạn tồn tại của sự vật. Nói đến hài hoà cũng là nói đến sự vận động trong sự phối hợp nhịp nhàng giữa những mặt khác biệt nhằm duy trì cho sự vật tồn tại trong trạng thái nó vẫn là nó, mà chưa thể và chưa có khả năng chuyển hoá thành cái khác, thành cái đối lập với nó.
khái niệm xã hội hài hoà.
Trước hết, chúng ta hãy bắt đầu xét xã hội như một chỉnh thể, toàn vẹn, tách khỏi giới tự nhiên. Xã hội với ý nghĩa như vậy là xã hội người, xã hội của con người, do hoạt động của con người với tư cách chủ thể của lịch sử tạo thành. Sự tồn tại của xã hội trước hết là do những hoạt động theo đuổi các mục đích của các cá nhân tạo nên. Mỗi cá nhân, mỗi người tồn tại trong xã hội luôn có quan hệ với chính bản thân mình và với những người khác trong xã hội. Nói cách khác, con người tồn tại với tư cách con người xã hội. Nghĩa là anh ta luôn tồn tại như một thành tố của xã hội chịu sự quy định của những thành viên khác trong xã hội và ngược lại, anh ta cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến những người khác. Trên góc độ này, ở mỗi một con người trong xã hội luôn tồn tại các mối quan hệ sau: quan hệ của anh ta với bản thân mình; quan hệ giữa anh ta với những người khác. Trong mối quan hệ giữa anh ta với người khác lại được phân chia cụ thể hơn thành quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa các nhóm người với nhau và quan hệ giữa cá thể với cả cộng đồng. Nếu xem xét xã hội theo cách phân chia này ta sẽ có xã hội hài hoà được thể hiện thành: hài hoà trong bản thân mỗi con người; hài hoà giữa người và người và hài hoà giữa con người với xã hội.
Nói về sự hài hoà trong bản thân mỗi con người là nói đến sự hoàn thiện của con người. Mỗi một con người đều phải bằng con đường nào đó đạt đến sự thống nhất nội tại chân, thiện, mỹ trong sự phát triển của mình. Hài hoà ở đây được thể hiện ở sự đồng nhất giữa hình thức và nội dung, giữa phẩm hạnh và tài năng, giữa cống hiến và hưởng thụ trong bản thân mỗi con người. Muốn vậy, mỗi người phải không ngừng tu dưỡng, phấn đấu, học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình. Sự hài hoà cao nhất được thể hiện ở bản thân mỗi người không phải là trong sự so sánh với người khác, mà là ở sự nhận thức được bản thân mình, luôn có sự phản tư trong cả suy nghĩ lẫn hành động sao cho tương xứng với vị trí của anh ta trong xã hội. Khi nói về sự phấn đấu của con người, Khổng Tử rất coi trọng vấn đề “tu thân”, coi “tu thân” là cái gốc của người quân tử. Ngoài vấn đề tu dưỡng bản thân, Khổng Tử còn đưa ra học thuyết “trung dung” nhằm hướng dẫn suy nghĩ và hành động của con người. Theo Khổng Tử, con người khi suy nghĩ và hành động trước mỗi sự vật nào đó phải hiểu được hai mặt của nó và dựa vào đó mà có phương thức đối phó, tránh rơi vào cực
đoan hoặc quá nhút nhát. Vì vậy, trong tu dưỡng khi gặp phải các mâu thuẫn, mỗi người phải xử lý chính xác các mâu thuẫn (theo Nho gia, đó là các mâu thuẫn như giữa tình và lý, lý và dục, nghĩa và lợi, tiến và thoái, động và tĩnh, hư và thực,…) nhằm đạt đến sự hài hòa trong bản thân mình.
Sự hài hòa giữa người và người được thể hiện ở việc xử lý đúng mối quan hệ giữa người và người. Trong xã hội, quan hệ giữa người và người luôn tồn tại hai mặt: dung hợp và mâu thuẫn. Nếu xử lý đúng hai mặt này thì xã hội ở trạng thái hài hòa. Nghĩa là quan hệ giữa người với người thể hiện được sự bằng hữu, thân ái, nhường nhịn, lấy lợi ích chung để điều tiết lợi ích riêng, mỗi người đều biết vì người khác trong hoạt động theo đuổi những lợi ích cá nhân của mình. Nhưng trong quan hệ này có sự hòa thuận mà không phải đồng nhất, không có khác biệt và mâu thuẫn. Vấn đề là ở chỗ, khi xung đột xảy ra thì mỗi bên phải biết xử lý đúng để đạt tới sự hài hòa. Xử lý đúng tức là phải có sự thống nhất về cơ bản với nhau trên cơ sở lợi ích của cả hai phía. Sự hài hòa giữa người với người trong xã hội còn được thể hiện ở chỗ, mỗi người đều phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của bản thân mình trước những người khác. Mỗi người trong xã hội do địa vị của mình mà có những vai trò nhất định đối với người khác. Vì vậy, nếu họ hoàn thành bổn phận và trách nhiệm của mình chính là hoàn thành trách nhiệm xã hội của họ, là họ thể hiện được con người xã hội của mình và được những người khác thừa nhận, tức là họ tạo nên mối quan hệ hài hòa với những người khác. Vì vậy, hài hòa giữa người và người trong xã hội chính là sự đồng thuận của những khác biệt giữa người và người.
Hài hòa giữa con người với xã hội chính là sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân và xã hội, cụ thể hơn là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Như đã biết, con người là sự thống nhất giữa bản tính tự nhiên và bản tính xã hội. Nghĩa là con người luôn có những nhu cầu cá nhân mà xã hội phải thỏa mãn cho họ. Xã hội phải tạo mọi điều kiện để nhu cầu cá nhân của con người được thỏa mãn. Vì vậy, sự phát triển của xã hội, xét đến cùng, là nhằm thỏa mãn những nhu cầu này. Nhưng mặt khác, với tư cách con người xã hội, con người muốn thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của mình thì họ buộc phải tuân theo, phục tùng những yêu cầu của xã hội, luôn lấy lợi ích xã hội là tiền đề thỏa mãn lợi ích riêng của mình. Con người muốn được hưởng những quyền lợi riêng thì cần phải thực hiện nghĩa vụ xã hội của
mình. Họ phải biết cống hiến một phần bản thân cho sự phát triển chung của xã hội thì mới có thể nhận được phần quyền lợi tương ứng. Nói tóm lại, mỗi cá nhân phải biết cống hiến sức sáng tạo của mình cho sự phát triển xã hội và xã hội cũng phải trở thành môi trường tốt đẹp cho sự phát triển của cá nhân. Chỉ khi nào xã hội đạt đến trình độ trong đó sự phát triển của cá nhân và xã hội là thống nhất thì mới đạt được sự hài hòa.
Trên đây là sự xem xét xã hội hài hòa trên phương diện các mối quan hệ của bản thân con người, lấy con người là trung tâm của sự phát triển xã hội cả từ khía cạnh mục đích lẫn động lực của sự phát triển. Còn khi xét xã hội như một bộ phận của giới tự nhiên, là sản phẩm của sự phát triển của thế giới vật chất thì chúng ta cần phân tích các mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, giữa con người và tự nhiên. Theo cách nhìn này thì xã hội hài hoà là sự thống nhất giữa con người với tự nhiên, con người và tự nhiên hoà quyện với nhau. Con người cùng tồn tại với tự nhiên, mọi hoạt động của con người đều phải đạt đến sự phối hợp một cách nhịp nhàng với giới tự nhiên. Con người không phải chiếm lĩnh, thống trị tự nhiên, mà là sống hoà hợp với tự nhiên. Sự phát triển của xã hội phải được đặt trong sự hài hoà với tự nhiên. Vạn vật trong vũ trụ đều có liên quan đến nhau, đều có sự vận động, phát triển tương thích với nhau, bất kể đó là con người, sự vật hay một sinh linh nhỏ bé nào của vũ trụ. Như vậy, qua toàn bộ sự phân tích trên ta có thể rút ra nội dung của xã hội hài hoà, đó là sự hài hoà trong cộng đồng người và giữa con người với phần còn lại của thế giới vật chất. Bản chất của sự hài hoà đó là sự thống nhất, đồng nhất của những khác biệt; những khác biệt này nằm trong sự thống nhất và tạo nên hình hài, sắc thái, vẻ đẹp của mỗi sự vật, hiện tượng trong xã hội cũng như của cả xã hội như một chỉnh thể, toàn vẹn của giới tự nhiên.
Như chúng ta biết, ngoài vấn đề xây dựng một xã hội hài hoà, phát triển xã hội một cách hài hoà, còn một khái niệm nữa liên quan đến vấn đề này là phát triển bền vững. Khái niệm này được chính thức sử dụng tại Đại hội lần thứ 42 của Liên Hợp Quốc năm 1987 trong báo cáo của ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới có tên là “Tương lai của chúng ta”. Trong bản báo cáo đó, phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển không có nguy hại đối với năng lực thoả mãn nhu cầu của các thế hệ sau. Điều này đã thể hiện tính hài hoà trong sự phát triển của nhân loại. Tính hài hoà này
được thể hiện chủ yếu ở hài hoà trong phát triển kinh tế - xã hội – sinh thái. Đây cũng chính là nội dung chủ yếu của phát triển bền vững. Nghĩa là sự phát triển của loài người hài hoà với môi trường sinh thái, sự phát triển kinh tế hài hoà với sự phát