Xác định các chỉ tiêu độ tin cậy theo thời gian hỏng do mòn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu độ tin cậy choòng khoan xoay cầu trong quá trình khoan thăm dò dầu khí (Trang 79 - 81)

a. Kích thước phổ biến Bảng 2.2: Kích thướ c ph ổ bi ế n

3.6.2. Xác định các chỉ tiêu độ tin cậy theo thời gian hỏng do mòn

Để xác định các chỉ tiêu độ tin cậy của nhóm chi tiết bị mài mòn có thể tiến hành theo 2 cách :

- Đánh giá những quy luật thay đổi tính chất vật lý trong quá trình hỏng. - Đánh giá các thông tin về thời gian hỏng hoặc về quá trình mài mòn nhờ phương pháp thống kê toán học.

Theo cách thứ nhất, ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu đến độ tin cậy cần biết được bằng cá phương trình toán học, dựa trên kết quả nghiên cứu các quá trình cơ lý, hóa lý, nhiệt điện và sự cân bằng năng lượng. Nhưng do tính phúc tạp của quá trình biến đổi tính chất của cặp chi tiết và tính đa dạng của các nhân tố ảnh hưởng thường không cho phép tìm ra một kết quả duy nhất.

Theo cách thứ hai,có thểđánh giá các chỉ tiêu độ tin cậy theo thời gian hỏng và theo các thể hiện mòn qua kết quả thử nghiệm, đo đạc…. Vì vậy trong thực tế phân tích độ tin cậy, người ta thường áp dụng cách này.

Khi xác định độ tin cậy theo thời gian hỏng, điều kiện cần thiết là có số liệu thống kê về thời gian hỏng. Việc thu thập các số liệu ấy là nhiệm vụ quan trọng (3.33)

80

hang đầu. Nó lien quan tới mức độ chính xác của những kết luận được rút ra từđó. Có số lieu về thời gian hỏng sẽ xác định được luật phân phối của chúng.

Sau khi biết luật phân phối thời gian hỏng, các chỉ tiêu độ tin cậy của cặp chi tiết hoàn toàn được xác định. Nhược điểm của cách đánh giá độ tin cậy theo thời gian hỏng là ở chỗ nó không cho biết mối quan hệ giữa các tham số của phân phối với các thông số kết cấu cũng như các thông số làm việc của cặp ma sát. Vì vậy không cho phép rút ra những kết luận về tính chất vật lý của quá trình hỏng, tức là khó có thểđưa ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ tin cậy của cặp chi tiết đang xét. Đánh giá độ tin cậy theo các thể hiện mòn do đó tỏ ra thích hợp hơn.

3.6.3.- Xác định chỉ tiêu độ tin cậy theo các thể hiện mòn

Các đại lượng đo được đặc trung cho quá trình mòn thường là lượng mòn kích thước, tốc độ mòn, thể tích mòn, cường độ mòn và mật độ năng lượng ma sát. Xác định độ tin cậy theo các thể hiện mòn là tìm mối quan hệ hàm số giữa các đặc trưng trên với thời gian khai thác

Trong đa số trường hợp, sau thời kì chạy rà tốc độ của quá trình mòn có kì vọng và phương sai là các hằng số. Nói cách khác, các thể hiện mòn được coi là đường thẳng có hệ số góc (tốc độ mòn) bằng U’ (hình 1.5.).

Như vậy mô hình của một thể hiện mòn được biểu diễn bởi quan hệ tuyến tính :

( ) r '( )

U t =U +U t (3.34)

Trong đó Ur là độ cai mòn sau thời gian chạy rà, U' là tốc độ mòn. Hoặc nếu không kể thời kì chạy rà, vì thời kì đó quá ngắn so với toàn bộ thời gian phục vụ ta có :

( ) '( )

U t =U t (3.35)

Quá trình mòn ngẫu nhiên với thời gian liên tục và phổ thực hiện lien tục như vậy được quan niệm là quá trình Gauss.

81

Một phần của tài liệu Nghiên cứu độ tin cậy choòng khoan xoay cầu trong quá trình khoan thăm dò dầu khí (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)