Ảnh hưởng của khối lượng lên các thành phần của quầy thịt

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng gà lên tỷ lệ hao hụt của quầy thịt (Trang 47)

4.2.1 Khối lượng gà sống và thân thịt của gà

Khối lượng sống và thân thịt gà của các nhóm gà được trình bày qua bảng 4.1

Khối lượng sống ban đầu khác nhau giữa các nhóm, nhóm N1,6-2 có khối lượng trung bình là 1680 (±130g), khối lượng ban đầu nhỏ nhất là N1,6-2, tiếp theo nhóm N2-2,4 là 2190 (±120g) và lớn nhất là nhóm N>2,4 2770 (±190g).

Khi vận chuyển từ trại về lò mổ thì khối lượng gà có giảm xuống. Nhóm N1,6-2 là 1660 (±130g), nhóm N2-2,4 là 2160 (±120g) và nhóm có KL sống lớn nhất là nhóm N>2,4 là 2740 (±190g).

KLTML sau khi bỏ huyết và lông thì ở nhóm N1,6-2 là 1529 (±110g), lớn nhất ở nhóm N>2,7 là 2740 (±170g), và nhóm N2-2,4 là 1990 (±120g). TLTML cao nhất ở nhóm gà có khối lượng lớn N>2,4 là 92,31%, thấp nhất ở nhóm có khối lượng nhỏ nhất, N1,6-2 là 91,93%. TLTML không phụ thuộc KL sống (P>0,05).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2013, TLTML 91,6% và phụ thuộc khối lượng sống (P<0,01) thấp hơn so với kết quả thí nghiệm là 92,31%.

KLSML lần lượt ở các nhóm, nhóm N1,6-2 là 1320 (±100g), nhóm N2-2,4 là 1775 (±120g) và nhóm N>2,4 là 2530 (±117g). TLSML cao nhất ở nhóm N>2,4 89,97%, thấp nhất ở nhóm N1,6-2 86,08%. TLSML phụ thuộc KLTML (P<0,01).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2013, TLSML chịu ảnh hưởng của KL sống (P<0,01) giống như kết quả của thí nghiệm. Bên cạnh đó, TLSML của thí nghiệm là 89,97% cao hơn so với nghiên cứu là 83,27%.

37

Tỷ lệ sau móc lòng so với khối lượng sống cao nhất ở nhóm NN>2,4 là 83,05%, thấp nhất ở nhóm N1,6-2 là 19,11% và nhóm N2-2,4 là 82,13%. TLSML chịu ảnh hưởng của KL sống (P<0,01).

TLTML và TLSML ở nhóm N>2,4 cao là do ở giai đoạn này tốc độ phát triển thân thịt rất nhanh, bộ máy tiêu hóa phát triển chậm nên chiếm một tỷ lệ rất lớn so với khối lượng sống.

Bảng 4.1: Khối lượng gà sống và thân thịt của gà

N1,6-2 ±SD N2-2,4±SD N>2,4±SD SEM P KL ban đầu (g) 1680±130 2190±120 2770±190 KL sống (g) 1660±130 2160±120 2740±190 KL trước móc lòng (g) 1529±110 1990±120 2530±117 TL trước móc lòng (%) 91,93 92,05 92,31 0,21 >0,05 KL sau móc lòng (g) 1320±100 1775±110 2274±160 TL sau móc lòng (%) 86,08b 89,22a 89,97a 0,23 <0,01 TL sau móc lòng so với KL sống (%) 79,11 c 82,13b 83,05a 0,25 <0,01

Chú thích: N1,6-2 nhóm gà có khối lượng từ 1,6-2 kg; N2-2,4 nhóm gà có khối lượng từ 2-2,4 kg; N>2,4 nhóm gà có khối lượng lớn hơn 2,4 kg; KL ban đầu: khối lượng ban đầu; KL sống: khối lượng sống; KL trước móc lòng: khối lượng trước móc lòng; TL trước móc lòng: tỷ lệ trước móc lòng; KL sau móc lòng: khối lượng sau móc lòng; TL sau móc lòng: tỷ lệ sau móc lòng

4.2.2 Khối lượng và tỷ lệ nội tạng của gà

Khối lượng và tỷ lệ nội tạng của gà được thể hiện qua bảng 4.2

KL huyết tăng dần từ nhóm N1,6-2 đến nhóm N>2,4, KL huyết nhỏ nhất ở nhóm N1,6-2 là 5 (±2g) và khối lượng cao nhất thuộc về nhóm N>2,4 là 8 (±3g). TL huyết cao nhất ở nhóm gà lớn N>2,4 là 3,05%, thấp nhất ở nhóm gà nhỏ N1,6-2 là 2,88%. TL huyết không khác nhau giữa các nhóm gà (P>0,05).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2013, TL huyết cao nhất ở nhóm gà dưới 2 kg là 5,36%, kết quả thí nghiệm TL huyết cao nhất cao nhất ở nhóm N>2,4 là 3,08%.

TL lông lớn nhất thuộc về nhóm N1,6-2 là 5,19% có khối lượng là 9 (±3g), TL lông nhỏ nhất thuộc về nhóm gà N>2,4 là 4,64%, có khối lượng trung bình là 13 (±2g). TL lông ở nhóm N2-2,4 có xu hướng giảm so với nhóm N>2,4, lần lượt là 5,02% khối lượng trung bình là 11 (±3g) và 4,64% khối lượng trung bình là 13 (±2g). TL lông không chịu ảnh hưởng của khối lượng sống (P>0,05). Thí nghiệm tiến hành trên cùng một giống và gà đã phát triển toàn diện bề ngoài đặc biệt là bộ lông nên kết quả thí nghiệm không có sự khác biệt giữa các nhóm gà.

38

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2013, TL lông không có sự khác biệt (P>0,05), kết quả thí nghiệm giống như kết quả của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu TL lông cao nhất 5,83% và kết quả thí nghiệm cao nhất là 5,19%.

KL ruột diều ở hai nhóm N1,6-2 và N>2,4 ngang bằng nhau là 10 g, khối lượng thấp nhất ở nhóm N2-2,4 là 8 g (SD±2). TL ruột, diều giảm dần từ nhóm N1,6-2 đến nhóm N>2,4 lần lượt là 5,96% và 3,73%. TL ruột diều phụ thuộc khối KL sống (P<0,01).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2013, TL ruột diều cũng chịu ảnh hưởng của KL sống (P<0,01), kết quả thí nghiệm giống như nghiên cứu trên.

Tương tự, KL lòng cao nhất thuộc về nhóm N>2,4 là 15 (±2g) và thấp nhất thuộc về nhóm N1,6-2 là 11 (±1g). Tỷ lệ lòng ở các nhóm gà lần lượt là N1,6-2 là 6,86%, nhóm N2-2,4 là 6,056% và nhóm N>2,4 là 5,53%. KL lòng chịu ảnh hưởng của khối lượng sống (P<0,01).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2013, TL lòng cũng chịu ảnh hưởng của KL sống (P<0,01), kết quả thí nghiệm giống như nghiên cứu trên. TL lòng cao nhất là 6,33%, kết quả thí nghiệm TL lòng cao nhất là 6,86%.

Bảng 4.2: Khối lượng và tỷ lệ nội tạng của gà

N1,6-2±SD N2-2,4±SD N>2,4±SD SEM P

Khối lượng huyết (g) 5±2 6±2 8±3

Tỷ lệ huyết (%) 2,88 2,93 3,05 0,14 >0,05

Khối lượng lông (g) 9±3 11±3 13±2

Tỷ lệ lông (%) 5,19 5,02 4,64 0,17 >0,05

Khối lượng ruột, diều (g) 10±4 8±2 10±3

Tỷ lệ ruột, diều (%) 5,96a 3,87b 3,73b 0,21 <0,01

Khối lượng lòng (g) 11±0 13±1 15±2

Tỷ lệ lòng (%) 6,86a 6,06b 5,53c 0,08 <0,01

Chú thích: N1,6-2 nhóm gà có khối lượng từ 1,6-2 kg; N2-2,4 nhóm gà có khối lượng từ 2-2,4 kg; N>2,4 nhóm gà có khối lượng lớn hơn 2,4 kg

39

4.2.3 Khối lượng và tỷ lệ quầy thịt gà

Khối lượng và tỷ lệ quầy thịt gà được thể hiện qua bảng 4.3

KL cánh lớn nhất ở nhóm N>2,4 là 25 (±2g), nhỏ nhất ở nhóm N1,6-2 là 16 (±2g). KL cánh tăng dần từ nhỏ đến lớn, bên cạnh đó thì TL cánh lớn nhất ở nhóm N1,6-2 là 11,78 %, cao thứ 2 là nhóm N2-2,4 là 11,19% và thấp nhất ở nhóm N>2,4 là 11%.

KL đùi tăng dần từ nhóm N1,6-2, N2-2,4 đến nhóm N>2,4 lớn nhất, khối lượng lần lượt là 49 (±5g), 67 (±5g), 85 (±6g). Tỷ lệ đùi của 3 loại gà tương đương nhau, không có sự khác biệt (P>0,05). TL đùi cao nhất ở nhóm là N1,6-2 là 37,51%, tiếp theo ở nhóm N2-2,4 là 37,47%, thấp nhất ở nhóm N>2,4 là 37,45%.

KL đầu cao nhất ở nhóm N>2,4 là 19 (±2g), thấp nhất ở nhóm N1,6-2 là 10 (±2g). Bên cạnh đó TL đầu có xu hướng tăng dần từ nhóm N1,6-2, đến nhóm N>2,4, nhóm có tỷ lệ cao nhất là 8,42%, thấp nhất là 7,40%.

KL ức cao nhất ở nhóm N>2,4 là 89 (±7g), thấp nhất ở nhóm N1,6-2 là 51 (±5g). TL ức cao nhất ở nhóm N2,4 là 39,04%, thấp nhất ở nhóm N1,6-2 là 38,95%. TL ức không có khác nhau (P>0,05).

Tương tự như các khối lượng trên, KL chân có khối lượng thấp nhất ở nhóm N1,6-2 là 6 (±1g), khối lượng lớn nhất ở nhóm N>2,4 là 9 (±1g). KL chân phụ thuộc KL sống (P<0,01).

Bảng 4.3: Khối lượng và tỷ lệ quầy thịt gà

N1,6-2±SD N2-2,4±SD N>2,4±SD SEM P

Khối lượng cánh (g) 16±2 20±1 25±2

Tỷ lệ cánh (%) 11,78a 11,19b 11,00b 0,11 <0,01

Khối lượng đùi (g) 49±5 67±5 85±6

Tỷ lệ đùi (%) 37,51 37,47 37,45 0,12 >0,05

Khối lượng đầu (g) 10±2 15±1 19±2

Tỷ lệ đầu (%) 7,40b 8,44a 8,42a 0,17 <0,01

Khối lượng ức (g) 51±5 69±5 89±7

Tỷ lệ ức (%) 38,95 38,98 39,04 0,18 >0,05

Khối lượng chân (g) 6±1 7±1 9±1

Tỷ lệ chân (%) 4,37a 3,91b 4,09b 0,06 <0,01

Chú thích: N1,6-2 nhóm gà có khối lượng từ 1,6-2 kg; N2-2,4 nhóm gà có khối lượng từ 2-2,4 kg; N>2,4 nhóm gà có khối lượng lớn hơn 2,4 kg

40

4.2.4 Khối lượng và tỷ lệ độ rỉ dịch

Khối lượng và tỷ lệ độ rỉ dịch của gà được thể hiện qua bảng 4.4

Khối lượng đùi rỉ dịch có xu hướng tăng dần từ nhóm N1,6-2 đến nhóm N>2,4, khối lượng trung bình ở nhóm N1,6-2 là 24 (±5g) và nhóm N>2,4 là 42 (±4g). Khối lượng gà sống ảnh hưởng đến khối lượng đùi rỉ dịch (P<0,01). Tuy nhiên, tỷ lệ đùi rỉ dịch có sự khác biệt so với khối lượng đùi rỉ dịch. Tỷ lệ Đùi rỉ dịch cao nhất ở nhóm N1,6-2, thấp nhất ở nhóm N>2,4, lần lượt là 4,78% và 4,16%.

Tương tự như khối lượng đùi rỉ dịch, khối lượng ức rỉ dịch cao nhất ở nhóm N>2,4 là 57 (±5g) và thấp nhất ở nhóm N1,6-2 là 32 (±5g). Khối lượng gà sống cũng ảnh hưởng đến khối lượng ức rỉ dịch (P<0,01). Bên cạnh đó, tỷ lệ ức rỉ dịch cao nhất ở nhóm N2-2,4 là 3,80% và tỷ lệ thấp nhất ở nhóm N>2,4 là 3,20%.

Bảng 4.4: Khối lượng và tỷ lệ độ rỉ dịch

N1,6-2 N2-2,4 N>2,4 SEM P

Khối lượng đùi ban đầu (g) 71 95 126

Tỷ lệ đùi rỉ dịch (%) 4,78a 4,82a 4,16b 0,16 <0,01

Khối lượng ức ban đầu (g) 95 131 173

Tỷ lệ ức rỉ dịch (%) 3,73a 3,80a 3,20b 0,15 <0,01

Chú thích: N1,6-2 nhóm gà có khối lượng từ 1,6-2 kg; N2-2,4 nhóm gà có khối lượng từ 2-2,4 kg; N>2,4 nhóm gà có khối lượng lớn hơn 2,4 kg

4.2.5 Tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển và giết mổ gà

Trong quá trình vận chuyển khối lượng gà bị hao hụt khi từ trại về lò mổ, nhóm gà có khối lượng hao hụt cao nhất ở nhóm gà nhỏ N1,6-2 là 1,284%, nhóm gà có khối lượng hao hụt thấp nhất N>2,4 là 1,14%. Tuy nhiên, tỷ lệ hao hao hụt trong quá trình vận chuyển không bị ảnh hưởng bởi yếu tố khối lượng (P>0,05).

Trong quá trình giết mổ nhóm gà tỷ lệ hao hụt cao nhất là nhóm gà nhỏ N1,6-2 là 20,89% và nhóm có tỷ lệ hao hụt thấp nhất ở nhóm N>2,4 là 16,95%. Khối lượng gà sống ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt trong quá trình giết mổ (P<0,01).

Trong quá trình vận chuyển gà bị hao hụt về khối lượng, ngoài ra cũng tác động đến tỷ lệ chết và tỷ lệ thương tích. Tỷ lệ chết cao nhất ở nhóm N1,6-2 là 0,05%, thấp nhất ở nhóm N2-2,4 là 0,02%, khối lượng gà sống ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của gà trong quá trình vận chuyển (P<0,01). Nhóm gà có tỷ lệ thương tích cao nhất N1,6-2 là 2,39%, tỷ lệ thấp nhất ở nhóm N2-2,4 là 0,64%. Khối lượng sống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thương tích (P<0,01).

41

Hao hụt trong giết mổ cao nhất ở nhóm N1,6-2 là 20,89%, thấp nhất ở nhóm N>2,4 là 16,95%. Trong giai đoạn này cơ thể đã phát triển toàn diện như bộ lông, bộ máy tiêu hóa. Tuy nhiên, cơ thể vẫn chưa phát triển mạnh về thân thịt, đây chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ hao hụt trong nhóm N1,6-2 cao.

Gà bị chết trong quá trình vận chuyển khó tránh khỏi. Nhà sản xuất vẫn có thể hạn chế số lượng chết do vận chuyển, tỷ lệ chết và tỷ lệ thương tích ở nhóm N1,6-2 cao nhất, giai đoạn gà vẫn còn nhỏ rất dễ bị tổn thương, sức đề kháng yếu dẫn đến tỷ lệ chết và thương tích trong nhóm này cao.

Bảng 4.5: Tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển và giết mổ gà

N1,6-2 N2-2,4 N>2,4 SEM P

Hao hụt vận chuyển (%) 1,28 1,15 1,14 0,11 >0,05 Hao hụt giết mổ(%) 20,89a 17,87b 16,95c 0,25 <0,01 Tỷ lệ chết (%) 0,05a 0,02c 0,04b <0,01 <0,01 Tỷ lệ thương tích (%) 2,39a 0,64c 1,79b 0,08 <0,01

Chú thích: N1,6-2 nhóm gà có khối lượng từ 1,6-2 kg; N2-2,4 nhóm gà có khối lượng từ 2-2,4 kg; N>2,4 nhóm gà có khối lượng lớn hơn 2,4 kg

42

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Nhóm gà có khối lượng lớn hơn 2,4 kg có tỷ lệ hao hụt trong giết mổ thấp nhất là 16,95%. Các chỉ tiêu hao hụt trong vận chuyển, tỷ lệ độ rỉ dịch thấp nhất ở nhóm gà lớn hơn 2,4 kg.

Một số chỉ tiêu quan sát như: khối lượng sau móc lòng, khối lượng sau móc lòng so với trước móc lòng, tỷ lệ ruột diều, tỷ lệ lòng, khối lượng cánh, khối lượng chân, khối lượng đầu, tỷ lệ chết, tỷ lệ thương tích, hao hụt trong giết mổ, tỷ lệ độ rỉ dịch phụ thuộc khối lượng sống.

5.2 Kiến nghị

Trong quá trình giết mổ khối lượng gà sống ảnh hưởng đến lớn đến tỷ lệ hao hụt trong vận chuyển và giết mổ. Nên chọn gà có khối lượng bằng hoặc lớn hơn nhóm gà lớn hơn 2,4 kg, nhóm gà này có tỷ lệ hao hụt thấp nhất nên tăng giá trị kinh tế cho cơ sở giết mổ.

Khi vận chuyển nên chú ý đến số lượng gà trong một lồng, với số lượng lớn sẽ tăng tỷ lệ hao hụt về thương tích và tỷ lệ chết. Số lượng thích hợp trong một lồng gà là 7 hoặc 8 con. Khu vực gà chờ giết mổ chưa được quan tâm nhiều, không có mái che. Nên gà sẽ chịu tác động trực tiếp của yếu tố môi trường, gây thiệt hại về kinh tế.

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.Shimshony and M.M.Chaudry, 2005. Slaughter of animals for human

consumption. Rev. sci. tech. Off. int. Epiz., 2005, 24 (2), 693-710.

Công ty TNHH một thành viện chăn nuôi Bình Minh, 2008. Quy trình giết mổ gà, http://giacambinhminh.com.vn/quy-trinh-giêt-mo-ga/.

Directorate of Veterinary Puplic Heatl, 2006. Chicken Slaughtering And

Chicken Meat Handling In Small Scale. Directorate General Of Livestock

Services Ministry Of Agriculture.

Đặng Đức Dũng, 1979. Hóa dinh học thịt gia súc. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, trang 5-165

Fao Corporate document repository. Chapter 7: Slaughter of livestock. Regional Office for Asia and the Pacifc.

http://www.fao.org/docrep/003/x6909e/x6909e09.htm#TopOfPage

Hồ Thị Nguyệt Thu, 2008. Giáo trình chế biến thịt. Đại học Nông Lâm thành phấ Hồ Chí Minh.

Lê Thị Mến, 2010. Kỹ thuật chăn nuôi heo. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 188 trang

Lê Văn Liển, Lê Khắc Huy và Nguyễn Thị Liên, 1997. Công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang: 65 – 95.

Meat Technology Update, 2002. The causes of drip in meat. Results for today; Ideas for tomorrow.

Ngô thị Hòa, 2005. Giáo trình Pháp lệnh thú y và kiểm nghiệm sản phẩm vật nuôi. Nhà xuất bản Hà Nội. 81 trang

Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn và Đoàn Xuân Trúc, 1999. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trang: 208 – 215.

Nguyễn Minh Tùng, 2013. Đánh giá ảnh hưởng của khối lượng giết mổ lên hiệu suất quầy thịt của gà thịt giống ROS 308. Luận văn tốt nghiệp Đại học Nghành Chăn Nuôi Thú Y. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

44

PHỤ CHƯƠNG

General Linear Model: IniW, Weight, ... versus NT

Factor Type Levels Values

NT fixed 3 Gà lớn, Gà nhỏ, Gà trung

Analysis of Variance for IniW, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

NT 2 29.558 29.558 14.779 666.15 0.000 Error 147 3.261 3.261 0.022

Total 149 32.820

S = 0.148949 R-Sq = 90.06% R-Sq(adj) = 89.93%

Analysis of Variance for Weight, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

NT 2 28.995 28.995 14.498 675.76 0.000 Error 147 3.154 3.154 0.021

Total 149 32.149

S = 0.146471 R-Sq = 90.19% R-Sq(adj) = 90.06%

Analysis of Variance for TLTML, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

NT 2 3.685 3.685 1.842 0.81 0.445 Error 147 332.761 332.761 2.264

Total 149 336.445

S = 1.50455 R-Sq = 1.10% R-Sq(adj) = 0.00%

Analysis of Variance for TLSML, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

NT 2 426.73 426.73 213.36 81.78 0.000 Error 147 383.52 383.52 2.61

Total 149 810.24

S = 1.61523 R-Sq = 52.67% R-Sq(adj) = 52.02%

Analysis of Variance for TLSML/IW, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

NT 2 424.87 424.87 212.43 69.76 0.000 Error 147 447.66 447.66 3.05

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng gà lên tỷ lệ hao hụt của quầy thịt (Trang 47)