3.2.4.1 Chỉ tiêu về năng suất trứng
Khối lượng trứng không những là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng mà còn là một đánh giá chỉ tiêu sản lượng trứng. Sản lượng trứng giống nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng trứng rất khác nhau, do đó ảnh hưởng đến thu nhập, sản lượng và giá cả. Khối
31
lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loài, giống, hướng sản xuất, cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà mái (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).
a) Tỷ lệ đẻ
Tỷ lệ đẻ bằng tổng số trứng của gà đẻ so với tổng số gà được nuôi (Bùi Xuân Mến, 2008).
Tổng số trứng/NT Tỷ lệ đẻ (%) =
Số gà/NT
b) Khối lượng trung bình của một trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) khối lượng trung bình của một trứng là tổng khối lượng trứng trên một NT chia cho số trứng ở đơn vị thí nghiệm đó.
Tổng khối lượng trứng/NT Khối lượng trung bình của trứng =
Số trứng/NT
c) Tỷ lệ trứng vỡ
Theo Nguyên Đức Hưng (2006), Tỷ lệ vỡ có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng chăn nuôi gà đẻ trứng. Tỷ lệ trứng vỡ là số trứng vỡ nhân với 100 chia cho số trứng. Số trứng vỡ/NT x 100 Tỷ lệ trứng vỡ (%) = Tổng số trứng/NT 3.2.4.2 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng a) Chỉ số hình dáng
Đường kính lớn (D) và đường kính nhỏ (d) của trứng được đo bằng thước kẹp. CSHD của trứng liên quan mật thiết đến tỷ lệ ấp nở. Trứng bình thường có tỷ lệ ấp nở cao, trứng quá dài hoặc quá tròn có tỷ lệ nở thấp. Trứng có CSHD 71-76% là trứng chuẩn, tốt (Bùi Hữu Đoàn, 2009).
Chỉ số hình dáng của quả trứng bằng chiều rộng tối đa của quả trứng chia cho chiều dài tối đa quả trứng sau đó nhân với 100 (Singh, 1985).
Chiều rộng tối đa của quả trứng
Chỉ số hình dáng = x 100 Chiều dài tối đa của quả trứng
32
b) Chỉ số lòng đỏ
Chỉ số lòng đỏ được xác định bằng cách lấy chiều cao lòng đỏ (mm) chia cho đường kính trung bình của lòng đỏ. Các kích thước lòng đỏ được đo với lòng đỏ ở vị trí tự nhiên sau khi đập trứng (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Chiều cao lòng đỏ Chỉ số lòng đỏ =
Đường kính trung bình của lòng đỏ
c) Chỉ số lòng trắng
Chỉ số lòng trắng được xác định bằng cách lấy chiều cao lòng trắng đặc chia cho chiều rộng trung bình của lòng trắng đặc. Chiều rộng trung bình lòng trắng đặc được đo bằng cách lấy số trung bình của chiều dài và chiều rộng lòng trắng đặc (Bùi Xuân Mến, 2008).
Chiều cao của lòng trắng đặc Chỉ số lòng trắng =
Chiều rộng trung bình của lòng trắng đặc
d) Độ dày vỏ (mm)
Độ dày vỏ trứng có ý nghĩa qua trọng cả về kỹ thuật và kinh tế. Nó liên quan đến tỷ lệ dập vỡ trong quá trình thao tác đóng gói, ấp trứng, vận chuyển và ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Độ dày vỏ của trứng gà từ 0,25-0,58 mm và độ bền trung bình từ 3-5 kg/cm2 (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Đo độ dày vỏ trứng bằng micrometer. Độ dày vỏ được tính trung bình dựa trên 3 điểm đầu lớn, xích đạo và đầu nhỏ của quả trứng.
e)khối lượng vỏ (g)
Vỏ trứng được làm sạch bằng cách lau sạch lòng trắng bên trong vỏ bằng khăn giấy. Sau đó cân vỏ trứng trên cân điện tử (Bùi Xuân Mến, 2008).
f) Đơn vị Haugh (Haugh Unit, HU)
HU được tính theo phương pháp của Haugh (1937). Chỉ số Haugh là mối quan hệ giữa khối lượng trứng với chiều cao lòng trắng đặc của trứng. HU càng cao phẩm chất trứng càng tốt. Trứng chênh lệch 1-8 đơn vị Haugh thì coi như có chất lượng tương tự.
HU = 100 x log (T- 1,7 x W0,37 + 7,57) T (mm): độ dày lòng trắng đặc
33
g) Màu sắc lòng đỏ
Màu sắc lòng đỏ được xác định bằng cách so màu với quạt so màu Roche, (sử dụng thang so màu của Hoffmann-La Roche) có điểm số từ 1 đến 14, điểm số màu lòng đỏ từ 1 đến 6 là màu vàng nhạt, 7 đến 10 là màu vàng trung bình và từ 11 đến 14 là màu vàng sậm.
g) Tỷ lệ các thành phần của quả trứng
Trứng được tách riêng các thành phần bao gồm lòng đỏ, lòng trắng và vỏ trứng. Sau đó cânkhối lượng từng phần, tỷ lệ các thành phần của quả trứng được tính bằng cách lấykhối lượng của thành phần đó chia chokhối lượng quả trứng.
3.2.4.3 Mức ăn và tiêu tốn thức ăn
a) Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày
Thức ăn được định lượng và cho hằng ngày. Thức ăn thừa (thức ăn còn lại trong máng được cân lại vào mỗi buối sáng hôm sau. Lượng thức ăn của mỗi đơn vị thí nghiệm được ghi chép vào sổ theo dõi thức ăn thí nghiệm. Mức ăn bằng số thức ăn cho ăn trừ đi số thức ăn thừa.
Mức ăn (g/ngày) = Lượng thức ăn cho ăn - lượng thức ăn thừa
Lượng dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày của gà thí nghiệm được tính dựa vào mức ăn và kết quả phân tích các thành phần dưỡng chất VCK, CP, EE, CF, khoáng của thức ăn cho gà ăn tại phòng thí nghiệm.
b) Tiêu tốn thức ăn/kg trứng (TTTĂ/kg trứng)
TTTĂ/kg trứng bằng lượng thức ăn tiêu tốn của tổng số gà nuôi trong ngày chia cho tổng khối lượng trứng thu được trong ngày.
Tổng số lượng thức ăn tiêu tốn TTTĂ/kg trứng =
Tổng khối lượng trứng
c) Tiêu tốn thức ăn/trứng (g/trứng)
Tiêu tốn thức ăn cho một quả trứng bằng mức ăn của tổng số gà ngày chia cho số lượng trứng thu được trong ngày
Tổng số lượng thức ăn tiêu tốn TTTĂ/trứng =
34