3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và lặp lại 5 lần. Tổng cộng có 25 đơn vị thí nghiệm. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 4 ô lồng. Mỗi ô lồng nuôi 3 gà đẻ.
Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ Hình 3.13.
NTĐC: Thức ăn hỗn hợp tự phối trộn của trại (Khẩu phần cơ sở (KPCS)). KPCS + Mn 80ppm (Mn80) KPCS + Mn 120ppm (Mn120) KPCS + Zn 40ppm (Zn40) KPCS + Zn 60ppm (Zn60) Lặp lại Nghiệm thức (NT) ĐC Mn80 Mn120 Zn40 Zn60 1 - - - - - 2 - - - - - 3 - - - - - 4 - - - - - 5 - - - - - Tổng số gà 60 60 60 60 60 Hình 3.13: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
30
3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
Gà được cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn trung bình 110 g/con/ngày, cho gà ăn 40% thức ăn vào buổi sáng lúc 7 giờ và 60% thức ăn còn lại vào buổi chiều lúc 13 giờ.
Nước uống tự do luôn sạch mát vì được làm vệ sinh thường xuyên, được bơm từ giếng khoan, dự trữ trong bồn cung cấp cho gà hàng ngày.
Chế độ chiếu sáng trung bình từ 16 giờ/ngày từ 4 giờ sáng đến 20 giờ cùng ngày thì tắt điện, ánh sáng được thắp bằng bóng đèn tiết kiệm điện với công suất 40 W/h.
Trong chuồng bố trí quạt gió thường xuyên đảm bảo thông thoáng và các thành phần khí trong chuồng trong khoảng cho phép.
Máng ăn, máng uống được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Dọn phân 2 ngày/lần/. Phân được tận dụng làm phân bón và tận dụng làm nguồn thức ăn cho cá trê trắng.
Trứng gà được thu 3 lần/ngày vào lúc 8 giờ, 10 giờ và 14 giờ.
3.2.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
Chọn gà nuôi thí nghiệm phải có thể trạng tốt, được tiêm ngừa đầy đủ các loại vaccine và chăm sóc theo đúng quy trình. Đồng thời, gà phải có tỷ lệ đẻ đồng đều nhau.
Trước khi đưa gà vào thí nghiệm cho gà ổn định và không bị stress khoảng 1 tuần rồi bắt đầu lấy mẫu.
Thu nhập số liệu về số lượng và khối lượng trứng vào mỗi buổi chiều trong ngày để tính các chỉ tiêu về sản lượng trứng. Vào mỗi buổi sáng hôm sau, ta tiến hành cân thức ăn thừa của ngày hôm trước để tính các chỉ tiêu về mức ăn và tiêu tốn thức ăn.
Các chỉ tiêu về chất lượng trứng được khảo sát hằng tuần với số lượng là 90 trứng gà/tuần. Quá trình khảo sát được tiến hành liên tục trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo sự chính xác. Trứng khảo sát của từng nghiệm thức được lựa chọn ngẫu nhiên nhưng vẫn phải đảm bảo trứng có kích thước tương đương nhau và vẫn còn ấm để không làm suy giảm chất lượng trứng.
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi
3.2.4.1 Chỉ tiêu về năng suất trứng
Khối lượng trứng không những là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng mà còn là một đánh giá chỉ tiêu sản lượng trứng. Sản lượng trứng giống nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng trứng rất khác nhau, do đó ảnh hưởng đến thu nhập, sản lượng và giá cả. Khối
31
lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loài, giống, hướng sản xuất, cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà mái (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).
a) Tỷ lệ đẻ
Tỷ lệ đẻ bằng tổng số trứng của gà đẻ so với tổng số gà được nuôi (Bùi Xuân Mến, 2008).
Tổng số trứng/NT Tỷ lệ đẻ (%) =
Số gà/NT
b) Khối lượng trung bình của một trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) khối lượng trung bình của một trứng là tổng khối lượng trứng trên một NT chia cho số trứng ở đơn vị thí nghiệm đó.
Tổng khối lượng trứng/NT Khối lượng trung bình của trứng =
Số trứng/NT
c) Tỷ lệ trứng vỡ
Theo Nguyên Đức Hưng (2006), Tỷ lệ vỡ có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng chăn nuôi gà đẻ trứng. Tỷ lệ trứng vỡ là số trứng vỡ nhân với 100 chia cho số trứng. Số trứng vỡ/NT x 100 Tỷ lệ trứng vỡ (%) = Tổng số trứng/NT 3.2.4.2 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng a) Chỉ số hình dáng
Đường kính lớn (D) và đường kính nhỏ (d) của trứng được đo bằng thước kẹp. CSHD của trứng liên quan mật thiết đến tỷ lệ ấp nở. Trứng bình thường có tỷ lệ ấp nở cao, trứng quá dài hoặc quá tròn có tỷ lệ nở thấp. Trứng có CSHD 71-76% là trứng chuẩn, tốt (Bùi Hữu Đoàn, 2009).
Chỉ số hình dáng của quả trứng bằng chiều rộng tối đa của quả trứng chia cho chiều dài tối đa quả trứng sau đó nhân với 100 (Singh, 1985).
Chiều rộng tối đa của quả trứng
Chỉ số hình dáng = x 100 Chiều dài tối đa của quả trứng
32
b) Chỉ số lòng đỏ
Chỉ số lòng đỏ được xác định bằng cách lấy chiều cao lòng đỏ (mm) chia cho đường kính trung bình của lòng đỏ. Các kích thước lòng đỏ được đo với lòng đỏ ở vị trí tự nhiên sau khi đập trứng (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Chiều cao lòng đỏ Chỉ số lòng đỏ =
Đường kính trung bình của lòng đỏ
c) Chỉ số lòng trắng
Chỉ số lòng trắng được xác định bằng cách lấy chiều cao lòng trắng đặc chia cho chiều rộng trung bình của lòng trắng đặc. Chiều rộng trung bình lòng trắng đặc được đo bằng cách lấy số trung bình của chiều dài và chiều rộng lòng trắng đặc (Bùi Xuân Mến, 2008).
Chiều cao của lòng trắng đặc Chỉ số lòng trắng =
Chiều rộng trung bình của lòng trắng đặc
d) Độ dày vỏ (mm)
Độ dày vỏ trứng có ý nghĩa qua trọng cả về kỹ thuật và kinh tế. Nó liên quan đến tỷ lệ dập vỡ trong quá trình thao tác đóng gói, ấp trứng, vận chuyển và ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Độ dày vỏ của trứng gà từ 0,25-0,58 mm và độ bền trung bình từ 3-5 kg/cm2 (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Đo độ dày vỏ trứng bằng micrometer. Độ dày vỏ được tính trung bình dựa trên 3 điểm đầu lớn, xích đạo và đầu nhỏ của quả trứng.
e)khối lượng vỏ (g)
Vỏ trứng được làm sạch bằng cách lau sạch lòng trắng bên trong vỏ bằng khăn giấy. Sau đó cân vỏ trứng trên cân điện tử (Bùi Xuân Mến, 2008).
f) Đơn vị Haugh (Haugh Unit, HU)
HU được tính theo phương pháp của Haugh (1937). Chỉ số Haugh là mối quan hệ giữa khối lượng trứng với chiều cao lòng trắng đặc của trứng. HU càng cao phẩm chất trứng càng tốt. Trứng chênh lệch 1-8 đơn vị Haugh thì coi như có chất lượng tương tự.
HU = 100 x log (T- 1,7 x W0,37 + 7,57) T (mm): độ dày lòng trắng đặc
33
g) Màu sắc lòng đỏ
Màu sắc lòng đỏ được xác định bằng cách so màu với quạt so màu Roche, (sử dụng thang so màu của Hoffmann-La Roche) có điểm số từ 1 đến 14, điểm số màu lòng đỏ từ 1 đến 6 là màu vàng nhạt, 7 đến 10 là màu vàng trung bình và từ 11 đến 14 là màu vàng sậm.
g) Tỷ lệ các thành phần của quả trứng
Trứng được tách riêng các thành phần bao gồm lòng đỏ, lòng trắng và vỏ trứng. Sau đó cânkhối lượng từng phần, tỷ lệ các thành phần của quả trứng được tính bằng cách lấykhối lượng của thành phần đó chia chokhối lượng quả trứng.
3.2.4.3 Mức ăn và tiêu tốn thức ăn
a) Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày
Thức ăn được định lượng và cho hằng ngày. Thức ăn thừa (thức ăn còn lại trong máng được cân lại vào mỗi buối sáng hôm sau. Lượng thức ăn của mỗi đơn vị thí nghiệm được ghi chép vào sổ theo dõi thức ăn thí nghiệm. Mức ăn bằng số thức ăn cho ăn trừ đi số thức ăn thừa.
Mức ăn (g/ngày) = Lượng thức ăn cho ăn - lượng thức ăn thừa
Lượng dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày của gà thí nghiệm được tính dựa vào mức ăn và kết quả phân tích các thành phần dưỡng chất VCK, CP, EE, CF, khoáng của thức ăn cho gà ăn tại phòng thí nghiệm.
b) Tiêu tốn thức ăn/kg trứng (TTTĂ/kg trứng)
TTTĂ/kg trứng bằng lượng thức ăn tiêu tốn của tổng số gà nuôi trong ngày chia cho tổng khối lượng trứng thu được trong ngày.
Tổng số lượng thức ăn tiêu tốn TTTĂ/kg trứng =
Tổng khối lượng trứng
c) Tiêu tốn thức ăn/trứng (g/trứng)
Tiêu tốn thức ăn cho một quả trứng bằng mức ăn của tổng số gà ngày chia cho số lượng trứng thu được trong ngày
Tổng số lượng thức ăn tiêu tốn TTTĂ/trứng =
34
3.2.6 Hiệu quả kinh tế
Do các nghiệm thức được tiến hành trong cùng một điều kiện nên hiệu quả kinh tế (HQKT) được tính bằng tổng số tiền thu được thu được từ việc bán trứng và phân gà trừ đi phần chi phí thức ăn, tiền khấu hao chuồng trại, công lao động, điện, nước, thuốc thú y và chế phẩm bổ sung nếu có.
Chi phí thức ăn toàn kỳ = Chi phí thức ăn/kg x Tổng số lượng thức ăn được sử dụng trong toàn kỳ .
HQKT = Tiền bán trứng - (Chi phi thức ăn + Thú Y + Nhân công + Khấu hao chuồng trại + Điện, nước + Giá thành chế phẩm bổ sung).
3.3.7 Xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được thu thập và xử lý bằng phần mềm Excel 2013 và Minitab version 16.0 (2012) theo mô hình tuyến tính tổng quát, phần thống kê mô tả, phân tích phương sai. Số liệu được sử dụng phép thử Tukey để so sánh trung bình các nghiệm thức. Đối với các số liệu được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm và được tính từ số liệu đo đếm trên thí nghiệm được chuyển đổi thành số thực bằng cách dùng arcsin trước khi xử lý ANOVA
35
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm
Nhìn chung trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm, tình trạng sản xuất và sức khỏe của đàn gà khá ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Điều kiện khí hậu luôn được đảm bảo thông thoáng và mát mẻ. Mặc dù trong thời gian nuôi có một số ít gà bị bệnh về hô hấp nhưng đã được phát hiện và điều trị kịp thời nên tỷ lệ bệnh không đáng kể. Gà đẻ luôn được chăm sóc và nuôi dưỡng theo đúng với quy trình kỹ thuật của trại.
4.2 Kết quả thí nghiệm
4.2.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng
Năng suất trứng được đánh giá bởi các chỉ tiêu về tỷ lệ đẻ, tỷ lệ vỡ vàkhối lượng trứng. Từ các chỉ tiêu đó ta có thể đánh giá được sự ảnh hưởng tích cực của các khẩu phần bổ khoáng vi lượng ảnh hưởng lên năng suất trứng. Các chỉ tiêu được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng
Nghiệm thức DC Mn80 Mn120 Zn40 Zn60 SEM P
Tỷ lệ đẻ (%) 80,44c 86,58ab 90,18a 86,61ab 84,38bc 0,023* 0,001* Tỷ lệ vỡ (%) 10,34a 3,48b 2,13b 5,20b 3,71b 0,013* 0,001* Khối lượng trứng, g 60,00 60,92 60,15 60,07 60,33 0,335 0,348
(*) Số liệu SEM và P của tỷ lệ vỡ và tỷ lệ đẻ đã được xử lý bằng cách chuyển đổi tỷ lệ % ra arcsin trước khi xử lý Anova
Ghi chú: trong cùng một hàng, những số có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Khối lượng trứng trung bình của các nghiệm thức có sai khác không có
ý nghĩa (P > 0,05). Cao nhất là khẩu phần Mn80 , kế đến là các khẩu phần Zn60, khẩu phần ĐC và khẩu phần Mn120, thấp nhất là khẩu phần Zn40. Ta nhận thấy rằng các mức bổ sung của khoáng vi lượng làm tăng khối lượng trứng nhưng ở mức không đáng kể. Vì khoáng khi bổ sung chỉ ảnh hưởng phần lớn lên chất lượng vỏ trứng. Mặt khác,khối lượng vỏ chỉ chiếm một tỷ lệ thấp khoảng 12,3% trongkhối lượng quả trứng gà (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Tỷ lệ đẻ của các nghiệm thức với nhau có sự khác biệt ý nghĩa (P < 0,01). Khẩu phần Mn120 có tỷ lê đẻ cao nhất và thấp nhất là khẩu phần ĐC. Ta nhận thấy rằng các mức độ bổ sung khoáng vi lượng Mn Zn ngoài ảnh hưởng lên việc hình thành vỏ trứng còn ảnh hưởng lên tỷ lệ đẻ của gà. Việc thiếu Zn, Mn có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng (Nguyễn Thị Mai, 2009).
36
Hình 4.1: Biểu đồ về ảnh hưởng của các mức độ bổ sung khoáng vi lượng lên tỷ lệ đẻ của các nghiệm thức
Tỷ lệ vỡ của trứng gà giữa các nghiệm thức có mức khác biệt rất ý nghĩa với nhau (P < 0,01) (Hình 4.1). Tỷ lệ vỡ cao nhất là khẩu phần ĐC, sau đó là các khẩu phần Zn40 , khẩu phần Zn60 và khẩu phần Mn80. Thấp nhất là khẩu phần Mn120. Có sự khác biệt này là vì ảnh hưởng của các nguyên tố Zn và Mn đóng vai trò như các coenzyme tạo các enzyme ảnh hưởng lên quá trình chuyển hoá carbonate và mucopolysaccharides trong việc hình thành vỏ trứng.làm cho vỏ trứng được hình thành hoàn thiện và có độ bền chắc và chịu lực cao, trứng không bị tình trạng vỏ mỏng bị gà mổ thủng (Swiatkiewicz and Koreleski, 2008).
Hình 4.2: Biểu đồ về ảnh hưởng của các mức độ bổ sung khoáng vi lượng lên tỷ lệ vỡ của trứng 70 75 80 85 90 95 DC Mn80 Mn120 Zn40 Zn60 T ỷ lệ đẻ ( % ) Nghiệm thức P<0,01 c ab a ab bc 0 2 4 6 8 10 12 DC Mn80 Mn120 Zn40 Zn60 T ỷ lệ vỡ , (% ) Nghiệm thức P < 0,01 a b b b b
37
4.2.2 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng
Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng được đánh giá qua các chỉ tiêu về chỉ số hình dáng, chỉ số lòng trắng đặc, chỉ số lòng đỏ, màu lòng đỏ, đơn vị Haugh, độ dày vỏ, khối lượng vỏ và các chỉ tiêu về tỷ lệ của trứng được trình bày qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Ảnh hưởng các mức độ khoáng vi lượng lên năng suất trứng
DC Mn80 Mn120 Zn40 Zn60 SEM P Chỉ số hình dáng 78,14 78,12 77,53 78,09 78,17 0,847 0,912 Chỉ số lòng trắng đặc 0,132b 0,145a 0,150a 0,147 a 0,150 a 0,003 0,001 Chi số lòng đỏ 0,47 0,52 0,48 0,47 0,48 0,024 0,554 Tỷ lệ lòng trắng, % 64,9 64,1 64,1 64,2 64,1 0,228 0,051 Tỷ lệ lòng đỏ, % 24,6 24,7 24,9 24,4 24,7 0,190 0,444 Màu lòng đỏ 7,3b 7,8a 7,5ab 7,6ab 7,7a 0,095 0,006 Đơn vị Haugh 96,9b 101,4 a 102,0 a 101,0 a 101,8a 0,92 0,001 Tỷ lệ vỏ, % 10,5b 11,2a 11,4 a 11,5 a 11,3 a 0,098 0,001 Độ dày vỏ, mm 0,34b 0,36 a 0,37 a 0,37 a 0,37 a 0,004 0,001 Khối lượng vỏ, g 6,41 b 6,95 a 7,06 a 7,16 a 7,05 a 0,073 0,001
Ghi chú: trong cùng một hàng, những số có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Chỉ số hình dáng của các nghiệm thức có sự khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05). Tuy nhiên ta nhận thấy rằng chỉ số hình dáng ở các nghiệm thức đều nằm trong khoảng có chết lượng tốt. So với chỉ tiêu chỉ số hình dáng của Đặng Ngọc Yến (2011) có chỉ số hình dáng nằm trong khoảng từ 76 đến 78 thì chỉ số hình dáng của các nghiệm thức cao hơn. Ta thấy rằng chỉ số hình dáng là chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế trong ấp trứng, vận chuyển đóng gói và bảo quản trứng, trứng càng dài càng dễ vỡ trong quá trình vận chuyển (Swiatkiewicz and Koreleski, 2008).
Chỉ số lòng trắng đặc giữa các khẩu phần bổ sung và khẩu phần cơ sở có mức khác biệt ý nghĩa với nhau (P < 0,01) nhưng lại không có sự sai giữa các khẩu phần bổ sung. Chỉ số lòng trắng đặc ở các nghiệm thức Mn120 , Zn60tương đương nhau, kế đến là Zn40 và Mn80. Thấp nhất là khẩu phần ĐC. Ta nhận thấy Mn và Zn có ảnh hưởng lên chất lượng lòng trắng đặc là vì Mn và Zn có vai trò tạo enzyme ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình chuyên hóa các carbonate và mucoprotein. Các mucoprotein thuộc vào nhóm Glucoprotein có độ quánh cao nên làm tăng chỉ số lòng trắng đặc (Nguyễn Đức Hưng, 2006)
NT Chỉ tiêu
38
Hình 4.3: Chỉ số lòng trắng đặc của các nghiệm thức
Chỉ số lòng đỏ không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các khẩu phần (P > 0,05). Ta nhận thấy chỉ số lòng đỏ không phụ thuộc vào thức ăn bổ sung