Cá chép thuộc loài cá nuôi phân bố tầng đáy, ăn động vật hoặc ăn tạp thiên về động vật, thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Khi hết noãn hoàng cá ăn động vật phù du, giai đoạn cá hƣơng cá ăn động vật đáy, giai đoạn trƣởng thành cá ăn tạp thiên về động vật. Cá có phổ thức ăn rất rộng, khi phân tích thành phần thức ăn trong ruột cá chép cho thấy mùn bã hữu cơ chiếm tới 70%, kế đến là nhuyễn thể và thấp nhất là động vật giáp xác (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Tính ăn cá chép có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và sự hoàn thiện dần của hệ thống men tiêu hóa trong cơ thể. Mặc dù cá chép có thể sống đƣợc trong nhiều điều kiện khác nhau, nhƣng nói chung nó thích môi trƣờng nƣớc rộng với dòng nƣớc chảy chậm cũng nhƣ có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng ƣa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Trong tự nhiên cá chép sống ở tầng đáy nhƣng lại tìm thức ăn ở
tầng giữ và tầng trên của thủy vực, cá chịu nhiệt độ từ 0 - 400C, sinh trƣởng tốt ở
nhiệt độ nƣớc từ 23 – 300C, độ mặn 5‰ và pH từ 6,5 – 9 (FAO, 2011). Tuy nhiên
nếu nhiệt độ xuống quá thấp thì thì trao đổi chất của cá cũng giảm và ngƣng trao đổi
chất ở 40C. Cá chép có khả năng chịu đựng cao với những thay đổi ở điều kiện môi
trƣờng nƣớc. Hàm lƣợng oxy thích hợp nhất cho cá là 3 – 4 mg/L, nếu oxy hòa tan thấp hơn 0,3 – 0,5 mg/L thì làm chết cá.
Cá chép thuộc loại đẻ trứng dính, sau 1 năm tuổi cá có thể tham gia sinh sản lần đầu. Cá chép đẻ nhiều lần trong năm. Mùa sinh sản của cá thƣờng tập trung vào các tháng đầu năm (tháng 3 – 5) và vào giữa mùa mƣa (tháng 8 – 9) (Dƣơng Nhựt Long, 2004). Trong sinh sản nhân tạo cá chép sinh sản đƣợc quanh năm. Trong tự nhiên, sức sinh sản của cá chép dao động trong khoảng 100.000 – 150.000 trứng/1kg cá cái, đƣờng kính trứng cá đo đƣợc sau khi trƣơng nƣớc từ 1,1 – 1,2 mm. Một con cá chép cái trƣởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ.
Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt, chẳng hạn cá chó (Esox lucius) và cá
vƣợc miệng to (Micropterus salmoides) (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm,
2009).