4 Nội dung nghiên cứu
3.1.6. Đánh giá một số chỉ tiêu về tăng trưởng nông nghiệp bền vững
- Công tác giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ: Đầu tư cho giáo dục tăng hàng năm, riêng năm 2010 chi 22% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 03 lần so với năm 2005. Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học từng bước được chuẩn hóa, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đến trường ngày càng tăng(Năm 2010: mẫu giáo là 79%, Tiểu học 100%). Các chính sách hỗ trợ học sinh nghèo, trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, con em đồng bào dân tộc được thực hiện tốt. Hệ thống giáo dục Đại học, cao đẳng, trung học nghề được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, thành lập mới một số Trường ĐH Công lập và tư thục theo hướng nâng cao chất lượng, đào tạo chuyên ngành và từng bước đạt chuẩn quốc gia, quốc tế. Chính sách đưa cán bộ đi đào tạo Sau đại học được quân tâm. Trong đó, đề án Cần Thơ-150 đang phát huy hiệu quả tốt(tính đến năm 2010 số cán bộ có trình độ sau ĐH là 2.290). Phong trào xây dựng xã hội học tập, khuyến học khuyến tài phát huy sâu rộng, huy động các tầng lớp xã hội tham gia vào quá trình giáo dục-đào tạo, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.
- Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm nhiều hơn. Hiện nay hệ thống y tế công đã được hình thành rộng khắp ở cả 3 tuyến. Riêng tuyến thành phố, ngoài nhiệm vụ phục vụ cho nhân dân còn phục vụ cho các tỉnh lân cận. Cơ sở vật chất ngành Y tế đã và đang được thành phố đầu tư nâng cấp rất nhiều. Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, các chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh được đảm bảo. Công tác chăm
sóc và bảo vệ bà mẹ-trẻ em đạt kết quả khá tốt, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 20% năm 2005 giảm xuống còn 14,8 % năm 2010. Chủ động phòng chống dịch bệnh, kịp thời khống chế và ngăn chặn các dịch bệnh có nguy cơ lây lan cao như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, dịch cúm A H5N1, H1N1. Mạng lưới y tế được cũng cố 100% xã phường thị trấn có trạm y tế(trong đó có 70 trạm y tế xã phường đạt chuẩn quốc gia). Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư,từng bước tiếp cận kỹ thuật hiện đại. Mạng lưới y tế ngoài công lập phát triển khá nhanh, đưa vào hoạt động 03 Bệnh viện tư nhân với trang thiết bị hiện đại và hơn 800 cơ sở hành nghề y tư nhân khắp các Quận, huyện…Tỉ lệ số giường bệnh/vạn dân được tăng lên từ 16,21 năm 2005 tăng lên 27,21 năm 2010, Tỉ lệ số Bác sĩ/vạn dân cũng được tăng lên từ 6,06 năm 2005 tăng lên 8,87 năm 2010….đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
- Thực hiện các chính sách giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo và an sinh xã hội đạt kết quả tích cực
Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm được triển khai khá tốt(giải quyết việc làm tăng bình quân 10,8%/năm, đào tạo nghề tăng bình quân 3,3% năm, nâng tỉ lệ lao động được đào tạo nghề lên 42%. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm từ 5,62% năm 2000 giảm xuống còn 4,58%(năm 2005) và đến năm 2010 chỉ còn 3,34. Đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch lao động , tăng thu nhập và nâng cao mức sống người dân.
TP Cần Thơ làm tốt công tác tạo việc làm, nâng cao thu nhập, từ đó đời sống nhân dân đã có bước khá lên, Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người 7,438 triệu đồng/người/năm tăng rất nhiều so những năm trước khi chia tách tỉnh đến năm 2010 bình quân đầu người đạt 14,410 triệu đồng/người/năm. Các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn động
viên mọi người tham gia xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách về y tế, giáo dục, đưa điện đến các hộ nghèo, hộ chính sách.
Thông qua việc trợ giúp sản xuất, tạo việc làm, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nhà ở, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, góp phần thoát nghèo trên 16.500 hộ, tỷ lệ hộ nghèo từ 10,46% năm 2005 xuống còn 4,67% năm 2010. Ngoài ra các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ các gia đình chính sách, các hoạt động hỗ trợ khác khi có thiên tai, bão lũ….được quan tâm thực hiện. Đặc biệt trong điều kiện lạm phát, giá cả tăng cao và kinh tế trong nước bị suy giảm, thành phố Cần Thơ cố gắng thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện tốt nhất để cho người có thu nhập và nông dân vượt qua khó khăn.
3.1.7. Nhận xét – đánh giá chung
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP Cần Thơ trong những năm qua chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là từ năm 2004 đến nay, khi TP Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, vẫn chưa ổn định do hiệu quả đầu tư chưa đồng bộ, điều kiện giao thông chưa thuận lợi, khả năng thu hút đầu tư còn thấp... Về cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, bước đầu khai thác hợp lý tiềm năng và lợi thế của từng ngành, từng vùng nhưng tình hình chuyển dịch còn chậm do dịch bệnh, lũ lụt và ngập úng hàng năm, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn.
Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp còn nhiều bất cập, chủ yếu do năng lực cạnh tranh cả về chất lượng, quy mô số lượng, giá thành và thương hiệu chưa xây dựng được chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường, xuất khẩu chủ yếu là nông sản sơ chế, giá cả bấp bênh. Hiện nay,
các vùng cây ăn quả, gia cầm ít về số lượng, nhỏ về quy mô và chưa ổn định; chủ yếu phát triển dựa trên cơ sở các vùng truyền thống, chủ thể là các hộ nông dân vẫn chiếm đa số, tính chất nhỏ lẻ cũng thể hiện rõ ở quy mô của các chủ thể sản xuất, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản chậm phát triển.
Về lao động nông nghiệp, phần lớn là có trình độ thấp và lệ thuộc nặng vào mùa vụ nên năng suất lao động trong nông nghiệp thấp. Do đó, mặc dù đã có những cải thiện, nhưng đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Quá trình phát triển đô thị sẽ tạo khoảng cách thu nhập giữa dân cư nông thôn và đô thị; quá trình mở rộng đô thị sẽ gây nên những biến động lớn về quản lý sử dụng đất, gây bất ổn định trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, khi giá đất và giá nhân công nông nghiệp tăng nhanh mà không đồng bộ với nâng cao năng suất lao động sẽ làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa.
Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp mà nhất là nuôi trồng thủy sản còn lớn, thiên tai chưa dự báo chính xác được, chưa thể kiểm soát như mong muốn để hạn chế rủi ro.
Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, không chỉ trên thị trường xuất khẩu mà với cả thị trường nội địa, địa phương còn lúng túng trong tổ chức thực hiện chương trình được xác định và động lực phát triển nông nghiệp của thành phố trong tương lai.
Cơ chế chính sách của Nhà nước thực hiện được cải thiện, bước đầu phát huy tác dụng nhưng vẫn còn những bất cập như thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, quá trình tập trung ruộng đất diễn ra chậm, các chương trình triển khai cho vay còn ách tắc, tiến bộ kỹ thuật đưa vào sản xuất ít, khả năng đầu tư và khả năng tiếp nhận của nông dân còn hạn chế;
liên kết "4 Nhà” chưa chặt chẽ và mức độ xã hội hóa các lĩnh vực trong nông nghiệp nhìn chung chưa cao.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
3.2.1. Quan điểm chung
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp dựa trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn nguyên thiên nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, gắn với phát triển công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ; thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động ở nông thôn, tạo động lực mới, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, sớm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, hình thành nền nông nghiệp hàng hóa sản xuất lớn, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, xóa đói, giảm nghèo.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu của ngành theo hướng thâm canh và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; phát triển tổng hợp kinh tế vườn kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nhất là dịch vụ cung cấp cây giống, hoa kiểng cho nhu cầu đô thị và du lịch. Đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng hội nhập nhằm tạo ra khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, chuyển từ xuất khẩu hàng hóa dưới dạng sơ chế sang xuất khẩu dạng tinh chế, có như vậy mới nâng cao giá trị hàng hóa (nông sản phẩm), phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường để phát triển các nông sản
có khả năng cạnh tranh cao, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, gia tăng thu nhập và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ vào tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trước hết là công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Phải đi đôi với xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm an toàn cho sản xuất, ngăn ngừa dịch bệnh, phòng chống thiên tai và phát triển bền vững.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững; phát triển những ngành sản xuất và dịch vụ có năng suất và hàm lượng giá trị gia tăng cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3.2.2. Phương hướng chung
Phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao, các trung tâm giống, làm hạt nhân phát triển toàn nền nông nghiệp, thủy sản của thành phố và toàn vùng, phục vụ du lịch. Vùng nông thôn ngoại thành tiến hành đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn, công - nông nghiệp và thương mại dịch vụ.
Huy động các nguồn lực, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được ưu tiên để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng và kiến thiết đô thị. Nguồn vốn đầu tư dự kiến từ ngân sách địa phương, ngân sách trung ương, vốn tín dụng đầu tư, vốn tích lũy đầu tư của dân cư và của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn thành phố.
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và công trình công cộng đồng bộ, phát triển nhanh hệ thống giao thông liên quận huyện, liên xã, đường ô tô đến các trung tâm xã.
Phát huy tối đa thế mạnh trong nông nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế, để đạt được mục tiêu phát triển, phải thực hiện đồng bộ nhiều vấn đề có tính chiến lược về kinh tế - kỹ thuật - tổ chức và quản lý, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho phù hợp là một đòi hỏi bức xúc trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng
Thứ nhất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế cạnh tranh, vùng sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực tập trung có quy mô lớn, chất lượng sản phẩm cao gắn với công nghiệp chế biến.
Cần rà soát quy hoạch tổng thể điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi cần chú trọng các loại sản phẩm có lợi thế so sánh, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao. Tập trung xây dựng những vùng nguyên liệu có đủ điều kiện thâm canh, nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đăng ký thương hiệu.
Đất trồng trọt sẽ giảm dần theo tiến độ gia tăng các loại đất phi nông nghiệp, phát triển kinh tế vườn, rau màu, canh tác lúa chất lượng cao; diện tích cây ăn trái, xây dựng và phát triển ổn định vùng chuyên canh, từng bước đa dạng hóa các chủng loại cây trồng, các loại cây đặc sản,... Giảm dần cơ cấu ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo thế cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi. Gia tăng giá trị tăng thêm ở mức độ trung bình (khoảng 66%) theo hướng đầu tư thâm canh.
Diện tích nuôi thủy sản chuyên tăng dần chủ yếu là cá trên cơ sở phát triển mạnh loại hình nuôi bán công nghiệp, công nghiệp với tiến độ thích
hợp theo khả năng chủ động giống, cải thiện thức ăn, kiểm soát dịch bệnh và môi trường nước, tăng mô hình nuôi luân canh lúa - thủy sản.
Thứ hai, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho nông hộ và phát triển ngành nghề nông nghiệp.
Khai thác mọi nguồn lực để phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hóa, giải quyết việc làm cho người lao động. Trước hết là phát triển mạnh các ngành nghề có nhiều tiềm năng lợi thế nhằm thu hút nhanh và nhiều lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Chế biến nông sản (chế biến bảo quản lương thực, cây ăn quả,…). Đầu tư xây dựng hệ thống công nghiệp chế biến nông sản ở nông, nhằm tận dụng nguyên liệu nông - lâm - thủy sản, phụ phẩm, phế phẩm, thu hút lao động nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm đồng thời giải quyết được bộ phận lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển ở mọi quy mô, thông qua một số giải pháp như: xóa bỏ triệt để mọi hình thức phân biệt đối xử, tôn vinh những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giỏi; đơn giản hóa quy trình và thủ tục xét và cấp giấy phép hoạt động sản xuất tính doanh; có chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế đối với đầu tư vào ngành nghề có khối lượng hàng hóa lớn, các địa bàn khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Thứ ba, ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ tiên tiến trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu nâng cao giá trị sản lượng và ưu thế cạnh tranh trên thị trường cần tập trung giải quyết một số vấn đề.
Tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi tốt từ nguồn gen sẵn có tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung, nghiên cứu cải tạo để có những giống tốt. Đồng thời nhập những giống cây trồng, vật nuôi tốt của khu vực và của các nước tiên tiến để tạo ra bộ giống phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương, cần tập trung nghiên cứu, nhập công nghệ sản xuất giống, thức ăn đi đôi với củng cố và phát triển dịch vụ hậu cần cho nghề nuôi.
Đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào