Tốc độ tăng trưởng bình quân trong ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố cần thơ (Trang 80)

4 Nội dung nghiên cứu

3.1.3.4. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong ngành thủy sản

Ngành thủy sản có sự chuyển hướng tích cực từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản, trong thời gian qua cơ cấu đã đạt được những kết quả như sau: Bảng 3.16: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong ngành thủy sản

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2005 2010 TĐBQ 2000-2005 TĐBQ 2005-2010 Giá hiện hành 179 1.003 2.716 41.15 22.05 Nuôi trồng 96 887 2.454 56.00 22.57 Khai thác 76 75 91 -0.26 3.94 Dịch vụ 7 41 171 42.41 33.06

Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Cần Thơ .

Cần Thơ không có biển, nguồn lợi thủy sản chủ yếu trông chờ vào mùa nước lũ hàng năm và tận dụng mặt nước ven sông để nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2000 đến nay, nhiều chương trình nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế cao bằng nhiều hình thức như nuôi cá bằng bè, đăng quầng, lồng…cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu nên diện tích và sản lượng nuôi thủy sản tăng lên qua các năm, tăng rất cao giai đoạn 2000-2005(41,15%) và tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn 2005-2010(22,05%) do nhiều nông dân đầu tư mang tính chất tự phát, chưa theo quy hoạch, giá cả đầu vào(giá thức ăn, thuốc thú y….) tăng cao và giá cả đầu ra chưa ổn định….

Như vậy, khu vực 1 (gồm các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản) đạt tăng trưởng ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực. Sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do yêu cầu phát triển của thành phố nhưng giá trị sản xuất tăng bình quân 5%/năm, đang chuyển dần theo hướng tập trung, chuyên canh chất lượng cao, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, thu hoạch và bảo quản. Năng suất chất lượng hiệu quả tăng lên gấp 2,5 lần/ha so với năm 2005. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, dịch vụ nông nghiệp và giảm tỷ trọng trồng trọt. Sản lượng lúa bình quân ổn định ở mức 1,1-1,2 triệu tấn/năm, sản lượng thủy sản bình quân 150.000tấn/năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư, nhất là khi thành phố thực hiện Nghị quyết 26-TQ/TW của BCH Trung Uơng (khóa X ), bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện và nâng lên.

Tuy nhiên, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, quá trình phát triển còn bộc lộ nhân tố chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá cả không ổn định, người nông dân còn chịu nhiều thiệt thòi.

3.1.4. Phân tích tác động của các nhân tố chủ yếu đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

3.1.4.1. Tác động của các nhân tố kinh tế.

* Cơ cấu Vốn đầu tư

Trong các năm qua nguồn vốn được sự hỗ trợ rất nhiều từ ngân sách Trung ương để thành phố Cần Thơ phát triển trở thành trung tâm động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực tạo nguồn bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản, ngoài nguồn ngân sách đầu tư theo kế hoạch, tăng cường huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài thành phố.

Bảng 3.17: Cơ cấu vốn phân theo khu vực.

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TĐBQ 2000- 2010 Tổng số 1.665 1.794 2.602 3.021 4.089 7.386 9.663 5.866 14.705 15.189 18.176 27,00 Khu vực I 167 215 173 37 29 82 79 163 188 407 474 11,00 Khu vực II 575 493 654 673 170 249 2.370 2.403 7.218 7.709 9.809 32,80 Khu vực III 923 1.087 1.775 2.311 3.890 7.056 7.214 3.300 7.299 7.073 7.893 23,94 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I 10,05 11,96 6,66 1,23 0,70 1,11 0,82 2,77 1,28 2,68 2,61 Khu vực II 34,51 27,45 25,13 22,29 4,17 3,37 24,52 40,97 49,09 50,75 53,97 Khu vực III 55,44 60,59 68,21 76,48 95,13 95,52 74,65 56,26 49,64 46,57 43,42

Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Cần Thơ

Ghi chú: TĐBQ là tốc độ tăng trưởng bình quân, được tính bằng %

- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2000-2010 đạt 84.156 tỷ đồng (chỉ tiêu huy động năm 2000 - 2010 trên địa bàn thành phố Cần Thơ đạt 97.326 tỷ đồng). Nguồn vốn đầu tư được thu hút từ nhiều nguồn khác nhau (vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư của dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và vốn đầu tư nước ngoài). Nhìn chung, vốn ngân sách nhà nước tăng nhanh trong những năm qua, tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế của thành phố phát triển ổn định và có bước chuyển biến mới trong

phát huy các nguồn lực và lợi thế của thành phố, tốc độ tăng trưởng duy trì khá cao (bình quân 14,37%/năm), cơ cấu chuyển dịch kinh tế đúng hướng, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế đảm bảo, nhiều công trình kinh tế - xã hội quan trọng được đầu tư xây dựng, bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng.

- Tốc độ tăng nguồn vốn bình quân của thành phố Cần Thơ đạt khá cao là 27%/năm và tăng ở cả ba khu vực, trong đó: khu vực I tăng 11 %/năm, khu vực II tăng 32,80%/năm và khu vực III tăng 23,94%/năm. Với cơ cấu vốn của ba khu vực trong tổng nguồn vốn của thành phố có những thay đổi, trong đó đóng góp của khu vực I có bước giảm từ 10,05% năm 2000 so với 2,61% năm 2010 và khu vực III giảm từ 55,44% năm 2000 so với 43,42% năm 2010, ngược lại tốc độ tăng trưởng của khu vực II có bước tăng cao từ 34,51% năm 2000 so với 53,97% năm 2010.

Bảng 3.18: Cơ cấu vốn phân theo nội bộ ngành nông nghiệp.

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TĐBQ 2000- 2010 Tổng số 167 215 173 37 29 82 79 163 188 407 474 11.00

Nông, lâm nghiệp 167 215 173 37 29 64 47 69 79 172 200 1.82

Thủy sản 0 0 0 0 0 18 33 94 109 235 274 31.29

Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nông, lâm nghiệp 53,44 53,42 53,89 53,01 52,46 51,91 51,08 50,29 49,59 42.26 42.19 Thủy sản 15,52 15,68 15,37 15,45 15,57 16,30 16,90 17,47 18,01 57.74 57.81

Nguồn: Niên giám thống kê của TP Cần Thơ .

Ghi chú: TĐBQ là tốc độ tăng trưởng bình quân, được tính bằng %

Cơ cấu vốn đầu tư trong nội bộ ngành nông nghiệp của vùng trong những năm qua tuy đã được cải thiện theo hướng tăng mức đầu tư từ các thành phần kinh tế và cho lĩnh vực nghiên cứu, khuyến nông, đào tạo và nâng cấp hạ tầng nông thôn, nhưng mức độ cải thiện còn chậm, chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nước và từ khu vực hộ gia đình, các nguồn vốn đầu tư khác không đáng kể.

Tốc độ tăng bình quân của nguồn vốn trong khu vực I có tỷ lệ gia tăng bình quân 11%/năm, trong khi đó tốc độ tăng bình quân vốn của nông - lâm nghiệp lại tăng chậm 1,82%/năm. Ở giai đoạn 2005-2010, nguồn vốn được đầu tư vào thủy sản tăng 31,29%/năm, được chú trọng vào các công trình thủy lợi, mở rộng các trang trại nuôi thủy sản.

* Cơ cấu lao động:

Công tác đào tạo nghề trong những năm qua có bước phát triển mới, giúp nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trong giai đoạn 2001-2005, giải quyết việc làm cho 125.527 lao động, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề là 16,6%; giai đoạn 2006-2010, giải quyết việc làm cho 123.388 lao động, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề là 31,35%. Thành phố quan tâm đến đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp ngoại thành, bộ đội xuất ngũ, nhưng tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ cao, lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao còn rất hạn chế.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của lao động của toàn thành phố tăng 1,80%/năm; trong đó, khu vực I chiếm 0,99%/năm, khu vực II chiếm 1,54%/năm và khu vực III chiếm 2,26%/năm. Nguồn lao động hầu hết đều được giải quyết việc làm trong độ tuổi lao động, nhưng tỷ lệ lao động có việc làm chưa vững chắc. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động trong độ tuổi còn đi học tương đối cao (7% lao động trong độ tuổi) cho thấy điều kiện phát triển nguồn nhân lực phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn nhiều tiềm năng.

Bảng 3.19: Cơ cấu lao động phân theo khu vực. Đơn vị tính: 1.000 người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TĐBQ 2000- 2010 Tổng số 451 463 475 478 488 497 509 521 531 535 539 1,80 Khu vực I 241 247 256 253 256 258 260 262 263 265 266 0,99 Khu vực II 170 173 173 174 176 181 186 191 196 197 198 1,54 Khu vực III 140 143 146 151 156 158 163 168 172 173 175 2,26 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I 53,44 53,42 53,89 53,01 52,46 51,91 51,08 50,29 49,59 49,53 49,35 Khu vực II 15,52 15,68 15,37 15,45 15,57 16,30 16,90 17,47 18,01 18,14 18,18 Khu vực III 31,04 30,90 30,74 31,54 31,97 31,79 32,02 32,25 32,40 32,33 32,47

Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Cần Thơ .

Ghi chú: TĐBQ là tốc độ tăng trưởng bình quân, được tính bằng %

Lao động trong khu vực I giảm từ 53,44% năm 2000 còn 51,91% năm 2005 và còn 49,35% năm 2010; trong khi đó khu vực II tăng từ 15,52% năm 2000 lên 18,18% năm 2010; khu vực III tăng từ 31,04% năm 2000 lên 32,47 năm 2010 lao động trong độ tuổi, cho thấy tiến độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - dịch vụ còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc của lao động gia tăng. Đa số lao động có chuyên môn tập trung về trung tâm thành phố, nhất là từ đại học trở lên. Một bộ phận lao động trong độ tuổi của thành phố đi sang các tỉnh lân cận và thành phố Hồ Chí Minh làm việc, bên cạnh đó cũng có một số lao động ở các tỉnh lân cận đến Cần Thơ làm việc, tạo nên tình trạng giao lưu lao động có lợi, nhất là các lao động có tay nghề cao.

Bảng 3.20: Cơ cấu lao động phân theo nội bộ ngành nông nghiệp Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TĐBQ 2000- 2010 Tổng số 240.960 247.290 251.440 253.370 255.900 258.160 260.460 262.013 263.249 248.125 247.521 0.27 Nông nghiệp 238.830 245.100 249.210 251.070 253.540 255.710 257.830 259.060 260.190 239.120 238.370 -0.02 Lâm nghiệp 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 0.00 Thủy sản 2.080 2.140 2.180 2.250 2.310 2.400 2.580 2.890 3.000 8.050 9.100 15.90 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 99,12 99,11 99,11 99,09 99,08 99,05 98,99 98,88 98,84 96,37 96,30 Lâm nghiệp 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 Thủy sản 0,86 0,87 0,87 0,89 0,90 0,93 0,99 1,10 1,14 3,24 3,68

Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Cần Thơ .

Ghi chú: TĐBQ là tốc độ tăng trưởng bình quân, được tính bằng %

Chuyển đổi cơ cấu lao động đang sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 2000-2010 còn chậm; tỉ trọng lao động trong nông nghiệp có tốc độ giảm 0,27%/năm, lao động trong lâm nghiệp không có sự thay đổi và lao động trong thủy sản tăng 15,9%/năm. Số lượng lao động tăng lên trong khu vực I chủ yếu là lao động thủy sản. Các lĩnh vực sử dụng lao động có trình độ cao tăng chậm, cũng như tình trạng chung của cả nước, lao động trong khu vực nông thôn có tỷ lệ được đào tạo rất thấp, những người có bằng cấp chủ yếu nằm trong mạng lưới giáo dục và quản lý nhà nước.

* Hiện trạng sử dụng đất đai

Tài nguyên đất của thành phố Cần Thơ về chất lượng đất khá tốt, không bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, phần lớn là đất phù sa, thích hợp cho canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, những thay đổi về sử dụng đất chưa hợp lý, còn độc canh cây lúa, sử dụng nhiều loại hóa chất vô cơ trong sản xuất nông nghiệp đã gây tình trạng thoái hoá đất ở một số nơi, nhất là tình trạng rửa trôi, suy kiệt dinh dưỡng,... ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và bảo vệ bền vững tài nguyên đất.

Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, thường xuyên được bồi đắp phù sa và có nguồn nước ngọt quanh năm. Đất đai chủ yếu là đất phù sa, về đặc điểm có thể chia thành mấy loại:

- Đất phù sa ven sông: hình thành do sự bồi đắp phù sa hằng năm của sông Hậu. Loại đất này phân bố dọc theo sông Hậu, từ Thốt Nốt đến Cái Răng và trên các cù lao giữa sông. Đất rất phì nhiêu, nhiều chất hữu cơ, thành phần cơ giới tốt. Đất có thể canh tác 2 - 3 vụ lúa/năm và các cây trồng hằng năm khác.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: phân bố thành một dải tiếp giáp với giải đất phù sa ven sông. Dải đất này có chiều rộng không đồng nhất, phía đầu nguồn thuộc quận Thốt Nốt có diện tích khá hẹp, diện tích tăng dần về phía hạ lưu. Đất có thành phần cơ giới nặng, chủ yếu là đất sét. Do khai thác lâu đời nên tầng thuần thục tương đối dày, khoảng 80 cm. Phần tích tụ phía dưới có đốm rỉ nâu vàng loang lổ do tích tụ các oxit và nhôm trong đất. Loại đất này có thể canh tác lúa 2 vụ/năm, hoa màu và cây công nghiệp.

- Đất phù sa glây: hình thành trên những vùng trũng thường xuyên bị ngập nước, phân bố trên địa bàn: Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và một phần huyện Phong Điền. Do bị ngập nước nhiều tháng trong năm, đất bị yếm khí tạo thành tầng tích tụ glây màu xám xanh. Loại đất thường ngập úng vào mùa mưa, nhưng lại thiếu nước vào mùa khô, vì vậy, muốn khai thác, cần có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh để chủ động tưới tiêu. Trong quá trình canh tác, cần kết hợp bón phân hoá học và hữu cơ cân đối, chú trọng bón phân lân trong sản xuất lúa và hoa màu.

- Đất phù sa nhiễm phèn: chủ yếu phân bố ở hai huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ, phần lớn là đất nhiễm phèn ít hoặc trung bình. Sự hình thành đất nhiễm phèn gắn liền với quá trình tạo khoáng FeS trong đất. Khi đất bị ẩm ướt, FeS không bị biến đổi gọi là phèn tiềm tàng. Khi đất bị khô, ion S2- bị

biến thành ion SO42- gọi là đất phèn hoạt động. Trên đất phèn tiềm tàng vẫn có thể canh tác. Do tầng sinh phèn thường nằm rất cạn nên biện pháp quan trọng nhất để đất phèn tiềm tàng không hoạt động là giữ nước trên mặt đất, hoặc ít nhất là giữ nước ở mực cao hơn tầng phèn.

Bảng 3.21: Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Cần Thơ

Đơn vị tính: ha

Năm Khoản mục

Tổng Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Chưa sử dụng 2000 138.96 117.019 14.07 7.871 2001 138.96 117.019 14.07 7.871 2002 138.96 117.019 14.07 7.871 2003 138.96 117.019 14.07 7.871 2004 138.96 117.019 14.07 7.871 2005 140.097 115.069 24.707 320 2006 140.097 115.069 24.707 320 2007 140.097 115.069 24.707 320 2008 140.583 115.556 24.707 320 2009 140.894 115.432 25.265 197 2010 141.000 115.430 25.373 197

Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Cần Thơ

Giai đoạn 2000-2005 diện tích đất phi nông nghiệp có hiện trạng đất sử dụng còn hạn chế, trong khi đó hiện trạng đất nông nghiệp đất chưa sử dụng đang chiếm tỷ trọng lớn và đến giai đoạn 2005-2010, đã có chiều hướng thay đổi ngược lại do tăng cường các cơ sở hạ tầng; các loại đất chuyên dùng, đất ở tăng khá nhanh và một số đất nông nghiệp giảm dần diện tích. Các loại đất phi nông nghiệp (đất chuyên dùng, đất ở) có tỷ trọng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố cần thơ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)