4 Nội dung nghiên cứu
2.1.2. Nguồn lực Kinh tế-xã hội
Nền kinh tế của thành phố Cần Thơ phát triển ổn định và có bước chuyển biến mới về phát huy các nguồn lực và lợi thế của thành phố, chú trọng nhiều hơn cho mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP Cần Thơ đạt mức 15,03%. Đây là mức tăng trưởng cao so với các địa phương trong cả nước. Năm 2010, tăng trưởng GDP của Thành phố đạt 15,03%, thu nhập bình quân đầu người 1.950 USD/người, tăng 200 USD so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt trên 919 triệu USD; thu ngân sách nhà nước 4.710 tỉ đồng (vượt 9,08% dự toán Trung ương giao); tổng vốn đầu tư toàn xã hội 26.282 tỉ đồng; giảm 1% tỷ lệ hộ
nghèo... Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; Huy động được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển; các lĩnh vực xã hội đều có những chuyển biến tích cực.
Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người thành phố Cần Thơ ước đạt 1.950 USD, tăng 437 USD so với năm 2009, gấp 2 lần mức tăng bình quân toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đầu toàn khu vực về lĩnh vực trên.
Cần Thơ nâng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 44,1% trong cơ cấu GDP, thương mại- dịch vụ chiếm 45,2%; giảm tỷ trọng nông-lâm- thủy sản xuống còn 10,6%. Thành phố đổi mới máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đưa giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt gần 20.000 tỷ đồng; nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế bằng cách nâng số đơn vị đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, ISO 14000, ISO/IEC 17025, HACCP, SA 8000 từ 36 lên 48 đơn vị.
Cần Thơ hoàn thiện cơ chế hợp đồng dài hạn giữa các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản với các tổ chức, người sản xuất nông sản nguyên liệu; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khai thác tối đa thị trường nội địa; mở rộng buôn bán với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, các nước EU, các nước Trung Đông, châu Phi, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt trên 900 triệu USD.
Phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu: * Sản xuất công nghiệp
- Quy mô sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển đạt mức tăng bình quân 22,74%/năm, thành phố đã huy động được nhiều nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, gắn với phát triển
nông nghiệp, dịch vụ và bảo vệ môi trường, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của khu vực công nghiệp ngoài nhà nước. Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ lực của thành phố là thủy hải sản đông lạnh, gạo,... có sản lượng và giá trị xuất khẩu tăng dần qua từng năm. Một số đơn vị đã xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Các khu, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển, hiện có 6 khu công nghiệp tập trung đang xây dựng và hoạt động với diện tích 925 ha, có 170 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.392 triệu USD, tổng vốn đầu tư thực hiện 412,25 triệu USD, bằng 29,62% tổng vốn đầu tư đăng ký; thu hút gần 30.000 lao động. Các trung tâm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các quận, huyện tuy mới được triển khai nhưng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký thuê đất đầu tư sản xuất kinh doanh. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ được khuyến khích phát triển để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giải quyết tốt vấn đề giảm nghèo và những vấn đề xã hội khác phát sinh do quá trình đô thị hóa.
* Các ngành dịch vụ
- Phát triển đa dạng với nhiều loại hình, đáp ứng nhu cầu phát triển của một thành phố đang chuyển mình theo hướng công nghiệp hóa. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - cung ứng dịch vụ có bước phát triển đáng kể, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng cao, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 23,5%/năm, tổng mức bán lẽ tăng bình quân 23,9%/năm.
- Hoạt động du lịch có chuyển biến và có bước phát triển khá, các loại hình du lịch, các tuyến du lịch,... phát triển đa dạng, phong phú; qui mô các điểm du lịch, vườn du lịch, cơ sở lưu trú tiếp tục được đầu tư, mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ. Tổng số lượt du khách lưu trú tăng bình
quân 19%/năm; trong đó khách quốc tế tăng bình quân 19,8%, khách trong nước tăng bình quân 18,8%/năm.
- Các loại hình hoạt động dịch vụ như: vận tải, bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn, khoa học - công nghệ,... có bước phát triển khá, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, từng bước thể hiện và trở thành trung tâm dịch vụ lớn cho vùng.
* Kinh tế nông nghiệp, nông thôn
- Phát triển và từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng kỹ thuật cao, hình thành vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa chất lượng cao, cung cấp phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đến năm 2010, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp như: khâu làm đất đạt 100% diện tích, sấy lúa đạt 33,5% sản lượng, hệ thống thuỷ lợi chủ động tưới tiêu đạt 87,7% diện tích canh tác; đồng thời với việc ứng dụng công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác tiến bộ, sử dụng giống mới được chú trọng, diện tích lúa chất lượng cao hàng năm tăng dần, đạt trên 80% diện tích gieo trồng.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng phát triển, công tác thủy lợi kết hợp phát triển hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng cụm dân cư vùng lũ, đầu tư phát triển lưới điện, cung cấp nước sạch sinh hoạt,... được quan tâm đầu tư, đã góp phần ổn định sinh hoạt, đời sống cho dân cư nông thôn. Đến cuối năm 2010, 100% xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng điện đạt 96,8%, tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 79% (trong đó tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch đạt 61%), tỷ lệ xã, phường có đường ô tô đến trung tâm đạt 90%; 100% xã có trạm y tế, trường tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, bưu điện văn hóa xã.
* Lĩnh vực khoa học công nghệ
Hoạt động khoa học và công nghệ đi vào chiều sâu, cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm đầu tư, trong đó có một số trung tâm mang tính chất vùng; quan hệ hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ giữa thành phố với các bộ, ngành, viện, trường và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được mở rộng và đi vào chiều sâu. Công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh được tăng cường, tạo bước chuyển mạnh về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế; công tác thông tin khoa học công nghệ đã đáp ứng một phần yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
* Đặc điểm xã hội
Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển xã hội, các lĩnh vực xã hội từng bước được đẩy mạnh, đặc biệt là các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục đào tạo, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống tệ nạn xã hội cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác. Đơn vị tính: người. 1135211 1147067 1159008 1171069 1189555 1199817 732133 734008 735954 730808 644854 640119 403078 413059 423054 440261 544701 559698 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000
năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm2010
Toàn TP Nông nghi?p Phi nông nghi?p
Đồ thị 3.1: Số liệu về dân số của thành phố Cần Thơ
Nguồn: Niên giám thống kê TP Cần Thơ.
Toàn Thành phố Nông nghiệp
* Về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội chăm lo, đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục như: phong trào hiến đất xây dựng trường học; xây dựng nhà công vụ, quỹ học bổng, khuyến học; chăm lo đời sống giáo viên.
Cơ sở vật chất trường học, thiết bị giáo dục tiếp tục được đầu tư, phát triển theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và xã hội hóa. Đến năm 2010, có 42/345 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 12,17%. Quy mô giáo dục ngày càng tăng, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi vào mẫu giáo đến trường đạt 74,1%, tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học đạt 99,7%, trung học cơ sở đạt 77,5%, trung học phổ thông đạt 41,4%. Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo; bình quân/vạn dân có 35,4 học viên công nhân kỹ thuật, 48,5 học viên trung học chuyên nghiệp, 37 sinh viên cao đẳng và 220 sinh viên đại học.
Đơn vị tính: người. 247221 247134 248013 249029 248125 247521 97266 103033 108208 114018 120861 123988 180948 189826 197826 205027 212727 216831 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Đồ thị 3.2: Cơ cấu lao động của thành phố Cần Thơ
* Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
Chương trình phát triển nguồn nhân lực, kỹ thuật y tế và công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế từng bước phát huy hiệu quả. Công tác khám chữa bệnh tiếp tục đuợc củng cố và phát triển theo hướng chuyên khoa hóa tuyến thành phố và y tế phổ cập tuyến cơ sở. Mạng lưới y tế ngoài công lập phát triển nhanh, có hơn 800 cơ sở y tế tư nhân đang hoạt động, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân thành phố và khu vực. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe được quan tâm cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Hiện có 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 100% quận, huyện có trung tâm y tế, 100% xã, phường có cán bộ y tế; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân tăng khá, đạt 16,21 giường bệnh (năm 2005) và 27,21 giường bệnh (năm 2010); số bác sĩ/vạn dân đạt 8,87 bác sĩ năm 2010.
* Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
Hoạt động văn hóa trên địa bàn khá phát triển, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được đẩy mạnh và ngày được nâng về chất. Mỗi năm có từ 3 đến 4 đơn vị được công nhận mới là xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Công tác bảo tồn, bảo tàng được quan tâm thực hiện; các khu di tích được trùng tu, tôn tạo, bổ sung tư liệu. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa và dịch vụ văn hóa đã từng bước góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội. Chất lượng hoạt động báo chí, phát thanh - truyền hình được nâng cao.
* Phát triển thể dục, thể thao, nâng cao thể lực
Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng khắp, thu hút nhiều người tham gia. Thể thao thành tích cao được chú trọng, quan tâm
đầu tư nên thành tích thể thao đã được cải thiện. Tỷ lệ dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có sự phát triển từ 21% dân số năm 2005 tăng
lên 24% vào năm 2010; tỷ lệ trường học đảm bảo giáo dục thể chất là 100%.
* Thực hiện giảm nghèo, an sinh xã hội
- Công tác xóa đói giảm nghèo: Trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa, vận động cộng đồng cùng tham gia và chia sẻ với nhiều biện pháp như: tổ chức dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, cho vay vốn, hỗ trợ cây con giống, mở các lớp dạy nghề; xây dựng các dự án từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, đưa lao động xuất khẩu,… số lao động được giải quyết việc làm hàng năm đều tăng; trong 5 năm (2005-2010), đã giải quyết việc làm cho 182.405 lao động, tăng bình quân 11,2%/năm. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm; hiện nay, thành phố còn 17.325 hộ nghèo, chiếm 7% tổng số hộ; trong 5 năm 2005-2010, thành phố đã xây dựng 4.408 căn nhà tình thương cho người nghèo.
- Chính sách đối với người có công: Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách, chế độ theo quy định và được mở rộng theo hình thức xã hội hóa như vận động quỹ “Vì người nghèo”; quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Trong 5
năm 2005-2010, thành phố đã xây dựng 1.370 căn nhà tình nghĩa. - Về phát triển mạng lưới an sinh xã hội: Công tác cứu trợ, trợ cấp xã
hội được quan tâm thường xuyên, bằng các biện pháp phối hợp lồng ghép và huy động các nguồn vốn đầu tư của các ngành, các tổ chức xã hội, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu, tạo điều kiện cho các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng ngoài cộng đồng (người nghèo, người tàn tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ,...) vươn lên hòa nhập cuộc sống với cộng đồng.
- Về nâng cao đời sống vật chất đồng bào dân tộc thiểu số: Thành phố đã nỗ lực chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là thực hiện Chương trình 135 đã huy động mọi nguồn lực kinh tế - xã hội để tập trung đầu tư, sửa chữa chỉnh trang và xây dựng mới các công trình phúc lợi công cộng như: hệ thống đường giao thông, trường học, lưới điện hạ thế, khu dân cư vượt lũ, trạm cấp nước sạch, trạm y tế, nhà lồng chợ; nhà tình nghĩa, nhà tình thương nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống đối với đồng bào vùng dân tộc.
* Bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em
- Bình đẳng giới: Trong lĩnh vực bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho người phụ nữ, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giới nữ ngày càng được quan tâm; luôn tạo điều kiện khuyến khích, giúp phụ nữ mở rộng kiến thức, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của xã hội. Tỷ lệ lao động nữ được giải quyết việc làm năm 2006 chiếm 50,1%, năm 2007 là 50,4%, năm 2010 là 50,7%.
- Bảo vệ trẻ em: Công tác bảo vệ, chăm lo trẻ em ngày càng được chú trọng, xây dựng môi trường xã hội phù hợp với trẻ em, năm 2010 thành phố có 30 xã, phường đạt chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em, trong đó có 15 xã phường công nhận mới. Các dịch vụ công về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em như y tế, nhà trẻ, tiêm chủng mở rộng,… đã có những bước tiến bộ tích cực: tỷ lệ tiêm chủng đủ 6 loại vaccin cơ bản cho trẻ em dưới 01 tuổi hàng năm đều đạt trên 95%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm bình quân hàng năm 0,5% xuống còn 18,8% (năm 2010); số trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí năm 2010 là 113.693 trẻ.