Qua ghi nhận ở Bảng 3.1 cho thấy số hạt chắc trên bông có sự biến thiên rất lớn giữa các dòng (từ 63 hạt đến 162 hạt). Dòng có số hạt chắc trên bông thấp nhất là dòng TNĐĐB1-1-4-6 (63 hạt) và dòng TNĐĐB1-1-4-7 (64 hạt), dòng TNĐĐB1-1-4-8 có số hạt chắc trên bông cao nhất (162 hạt).
Từ Bảng số liệu 3.1 cũng cho thấy phần trăm hạt chắc ở các dòng TNĐĐB1-1-4-1, TNĐĐB1-1-4-2, TNĐĐB1-1-4-3, TNĐĐB1-1-4-4, TNĐĐB1- 1-4-5, TNĐĐB1-1-4-6 và TNĐĐB1-1-4-7 là khá thấp (dao động từ 50,3 - 67,8%), Trong khi đó các dòng còn lại có phần trăm số hạt chắc rất cao (dao động từ 86,9 – 95,9%), điều này chứng tỏ các dòng này có phần trăm hạt bị lép là rất cao, nguyên nhân các dòng này có phần trăm số hạt lép cao như vậy là trong
giai đoạn trổ đến chín các dòng này bị ảnh hưởng bởi sự phá hoại của côn trùng, nên phần lớn các hạt bị hư hại.
Nhìn chung số hạt chắc trên bông và tỉ lệ hạt chắc ở các dòng TNĐĐB khá cao (trung bình khoảng 111 hạt trên bông và đạt 83,6% hạt chắc trên bông). Với số hạt chắc trên bông cao và tỉ lệ hạt chắc khá cao như vậy, các dòng TNĐĐB đã đáp ứng được yêu cầu cho cây lúa đạt năng suất cao trong điều kiện canh tác tại ĐBSCL. Theo yêu cầu cho cây lúa năng suất cao của Nguyễn Ngọc Đệ (2008); số hạt chắc trên bông trung bình 80 – 100 hạt đối với lúa sạ và 100 – 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện canh tác ở ĐBSCL.
Hình 3.1 Hạt lúa bị hư hại do côn trùng