Phương pháp đánh giá khả năng chịu mặ nở giai đoạn mạ

Một phần của tài liệu chọn lọc dòng tài nguyên đục mùa đột biến theo hướng gạo nếp (Trang 32 - 33)

Đánh giá khả năng chịu mặn ở giai đoạn mạ được thực hện theo phương pháp của IRRI (1997) trong môi trường thủy canh chứa dung dịch dinh dưỡng Yoshida (1976) có bổ sung thêm muối NaCl.

Thí nghiệm thực hiện ở 2 nghiệm thức.

● Nghiệm thức 1: 3 lít dung dịch Yoshida có bổ sung thêm 6,8 g/l NaCl. ● Nghiệm thức 2: 3 lít dung dịch Yoshida có bổ sung thêm 8,4 g/l NaCl. Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu mặn được thực hiện trên 8 dòng/giống lúa, với 2 nghiệm thức, trong đó 5 dòng được đánh giá: TNĐĐB1-1-4-20, TNĐĐB1-1-4-22, TNĐĐB1-1-4-23, TNĐĐB1-1-4-24, TNĐĐB1-1-4-25, giống IR28 (chuẩn nhiễm), giống Sỏi mùa (chuẩn kháng), giống Tài nguyên đục mùa (đối chứng).

Phương pháp thực hiện

● Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và thiết bị thí nghiệm: - Khay nhựa hình chữ nhật kích thước 14 x 30 x 35 cm

- Tấm xốp dày khoảng 1,5 cm và có đục lỗ (đường kính khoảng 1 cm), có bọc lớp lưới chống muỗi ở phía dưới tấm xốp.

Bố trí thí nghiệm

Các dòng lúa thử nghiệm được ngâm trong 24 giờ và ủ trong 36 giờ, sau đó tiến hành bố trí thí nghiệm.

Gieo mỗi dòng trong một hàng lỗ trên tấm xốp (mỗi hàng có 10 lỗ), mỗi lỗ bố trí 2 hạt. Trong thời gian từ lúc bố trí đến 3 ngày sau, cây con được để yên trong khay xốp có chứa nước.

Sau thời gian 3 ngày tiến hành pha dung dịch dinh dưỡng Yoshida có bổ sung nồng độ muối tương ứng với 2 nghiệm thức đánh giá và thay thế cho nước trong khay (lượng dung dịch dinh dưỡng cần là 3 lít/nghiệm thức), chuẩn pH dung dịch bằng 5.

Hàng ngày phải tiến hành theo dõi và chuẩn nồng độ EC và pH sau cho đúng với mỗi nghiệm thức tương ứng, thay dung dịch mới sau mỗi thời gian 7 ngày.

Thí nghiệm kết thúc khi giống chuẩn nhiễm chết ở cấp 9, tiến hành đánh giá khả năng chịu mặn theo tiêu chuẩn của IRRI (1996).

Bảng 2.9 Đánh giá khả năng chống chịu mặn theo tiêu chuẩn IRRI (1996)

Cấp Đánh giá Mô tả triệu chứng

1 Chống chịu tốt Tăng trưởng bình thường không có vết lá cháy 3 Chống chịu Gần như bình thường, nhưng đầu lá hoặc vài lá có

vết trắng, lá hơi cuốn lại

5 Chống chịu trung bình Tăng trưởng chậm, hết lá bị khô, một vài chồi bị chết

7 Nhiễm Tăng trưởng bị ngưng lại hoàn toàn, hầu hết lá bị khô, một vài cây bị chết.

9 Rất nhiễm Tất cả cây bị chết hoặc khô

Một phần của tài liệu chọn lọc dòng tài nguyên đục mùa đột biến theo hướng gạo nếp (Trang 32 - 33)