Phương pháp thu thập và đánh giá một số chỉ tiêu nông học

Một phần của tài liệu chọn lọc dòng tài nguyên đục mùa đột biến theo hướng gạo nếp (Trang 27)

2.3.1.1 Thời gian sinh trưởng

15

Bảng 2.2 Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng

Nhóm giống

Các tỉnh phía Bắc Các tỉnh phía Nam

Vụ đông xuân Vụ mùa

Tên gọi TGST (ngày)

Tên gọi TGST

(ngày) Tên gọi TGST

(ngày)

Cực ngắn --- < 115 - < 100 A0 < 90

Ngắn ngày Xuân muộn 115-135 Mùa sớm 100-115 A1 90-105

Trung ngày Xuân chính vụ 136-160 Mùa trung 116-130 A2 106-120 Dài ngày Xuân sớm > 160 Mùa muộn > 130 B > 120

Nguồn: Quy chuẩn khảo nghiệm giống cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011

2.3.1.2 Chiều cao cây

Sử dụng phép đo cụ thể, đơn vị tính bằng cm. Chiều cao cây được tính từ mặt đất lên đỉnh bông dài nhất (không tính râu) tại giai đoạn lúa chín. Số liệu được làm tròn (không lấy số thập phân).

Bảng 2.3 Phân nhóm chiều cao cây lúa theo IRRI (1996)

Vùng Bán lùn Trung bình Cao

Vùng trũng < 110 110 – 130 > 130

Vùng cao < 90 90 – 125 > 125

2.2.1.3 Chiều dài bông

Sử dụng phép đo, tính từ cổ bông đến đỉnh bông, đơn vị tính bằng cm.

2.3.2 Phương pháp phân tích một số phẩm chất 2.3.2.1 Phân tích hàm lượng Amylose

Quy trình phân tích theo phương pháp của Cagampang and Rodriquez (1980). Quy trình phân tích hàm lượng Amylose gồm 4 bước:

Bước 1: Chuẩn bị hóa chất bao gồm Ethanol 95%, HCl 30%, NaOH 1 N, dung

dịch Iod (Iod 20% + KI 2%)

Bước 2: Ly trích mẫu

Cân 50 mg nội nhũ đã nghiền mịn cho vào ống 50 ml sau đó thêm vào 0,5 ml Ethanol 95%.

Lắc đều và để qua đêm.

Bước 3: Pha loãng mẫu và đo

Lắc đều mẫu và hút 100 µl dịch trích cho vào bình định mức 25 ml (mẫu Blank thay dịch trích bằng 100 µl NaOH 1 N).

Thêm nước cất đến ½ bình và lắc đều. Thêm 250 µl HCl 30% lắc đều.

Thêm 250 µl dung dịch Iod lắc đều.

Thêm nước cất đến vạch định mức, chuyển sang ống 50 ml để yên 30 phút và lắc đều trước khi cho vào cuvette, đo độ hấp thụ ở bước sóng 500 nm.

Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả Đường chuẩn có dạng: Y = a X + b

Trong đó: Y: Độ hấp thụ OD

X: Lượng Amylose có trong mẫu đem đo Tính hàm lượng Amylose theo công thức

% Amylose = X/2 * 100

Bảng 2. 4 Phân cấp hàm lượng amylose theo thang đánh giá của IRRI (1980)

% Amylose Đánh giá Phân loại

0-2 Nếp Nếp

3-10 Rất thấp Gạo dẻo

11-19 Thấp Gạo dẻo

20-25 Trung bình Mềm cơm

>25 Cao Cứng cơm

2.3.2.2 Phân tích hàm lượng Protein

Quy trình phân tích dựa trên phương pháp của Lowry (1993). Quy trình phân tích protein gồm 4 bước:

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch:

Dung dịch NaOH 0,1N

Dung dịch A (Na2CO3 2% + Na-K-tatrate 0,005% + NaOH 0,1 N) Dung dịch B1 (CuSO4 0,1%)

Dung dịch B2 (45 ml dung dịch A + 5 ml dung dịch B) Dung dịch Folin 1N

Bước 2: Ly trích mẫu

Cân 10 mg nội nhũ đã nghiền mịn cho vào ống tube 1,5 ml, thêm vào 1 ml NaOH 0,1 N.

Khuấy đều và để qua đêm

Bước 3: Pha loãng mẫu và đo

Vortex mẫu sau đó ly tâm ở tốc độ 14.000 vòng trong thời gian 3 phút.

Hút 100 µl dịch trích cho vào ống 10 ml (đối với mẫu Blank thay dịch trích bằng 100 µl NaOH 0,1 N)

Thêm 1 ml nước cất và lắc đều

Thêm 500 µl dung dịch C (pha theo tỷ lệ B1:B2:A là 1:1:100 ) lắc đều và để yên trong 10 phút

Thêm 50 µl Folin 1 N, lắc đều và để yên trong thời gian 30 phút, sau đó cho vào cuvette và đo ở bước sóng 600 nm

17

Pha dung dịch gốc BSA (Bovine Serum Albumin) Đường chuẩn có dạng Y = a X + b

Trong đó: Y: Độ hấp thụ OD

X: Lượng Protein có trong mẫu đem đo Tính kết quả theo công thức

Protein (%) = ( X / m ) * 100

m =

Trong đó: H % là độ ẩm của mẫu

2.2.2.3 Phân tích độ trở hồ

Phân tích độ trở hồ dựa theo phương pháp IRRI (1996). Phương pháp phân tích độ trở hồ gồm 3 bước:

Bước 1: Chuẩn bị hai mẫu cho mỗi giống hoặc dòng được đánh giá, mỗi mẫu

gồm 6 hạt gạo được cạo sạch lớp cám (hạt không bị nứt), xếp các hạt đều vào đĩa petri.

Bước 2: Thêm 10 ml KOH 1,7% vào mỗi đĩa, đậy đĩa petri và để yên trong 23

giờ ở nhiệt độ phòng

Bước 3: Đánh giá mức độ trương nở của hạt gạo theo thang điểm đánh giá độ trở

hồ của IRRI (1996).

Bảng 2.5 Đánh giá độ trở hồ theo thang điểm đánh giá của IRRI (1996)

Phân cấp Đặc điểm Đánh giá

1 Hạt gạo còn nguyên Cao

2 Hạt gạo phồng lên Cao

3 Phồng lên, viền còn nguyên, nở ít Cao

4 Phồng lên, viền còn nguyên, nở rộng Trung bình

5 Hạt rã ra, viền hoàn toàn nở rộng Trung bình

6 Hạt tan ra hoàn toàn với viền Thấp

7 Hạt ta ra hoàn toàn và trong Thấp

2.2.2.4 Xác định độ bền thể gel

Xác định độ bền thể gel theo phương pháp của Tang và ctv. (1991). Quy trình gồm 3 bước:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu

Tách vỏ trấu và đo độ ẩm hạt gạo

Nghiền mịn và cân mẫu (100 mg ở ẩm độ 12%)

Bước 2: Hòa tan mẫu

Thêm 0,2 ml Ethanol 95% có chứa 0,025% thymol blue 10 x (100 – H %)

Thêm 2 ml KOH 0,2 N và vortex mẫu cho đều

Đậy nắp kỹ và đun trong water bath đang ở nhiệt độ 100oC trong thời gian 8 phút Lấy ra, để yên trong 5 phút và làm lạnh trong ngăn đá 20 phút

Bước 3: Đọc và ghi kết quả.

Để ống nghiệm nằm ngang trên bề mặt bằng phẳng, để gel chảy từ từ, sau thời gian 1 giờ, tiến hành đo chiều dày của thể gel (đo từ đáy đến mí trên của thể gel) Bảng 2.6 Phân cấp độ bền thể gel theo thang điểm đánh giá của IRRI (1996)

Phân cấp Chiều dài thể gel (mm) Phân nhóm

1 81 – 100 Mềm

3 61 – 80 Mềm

5 41 – 60 Trung bình

7 35 – 40 Cứng

9 < 35 Cứng

2.2.2.5 Chiều dài và tỷ lệ dài trên rộng của hạt gạo

Thực hiện bằng cách đo chiều dài và chiều rộng của 10 hạt gạo và sau đó tính trung bình chiều dài, chiều rộng của 1 hạt và tính tỉ lệ dài trên rộng, đơn vị tính bằng mm.

Bảng 2.7 Đánh giá dài hạt và dạng hạt gạo theo tiêu chuẩn IRRI (1996)

Phân cấp

Dài hạt Dạng hạt

Chiều dài hạt

(mm) Đánh giá dài/rộng Tỷ lệ Đánh giá

1 > 7,5 Rất dài > 3,0 Thon dài

3 6,61 – 7,5 Dài 2.1 – 3,0 Trung bình

5 5,51 – 6,6 Trung bình 1,1 – 2,0 Bầu

7 < 5,51 Ngắn < 1,0 Tròn

2.3.3 Phương pháp đánh giá tính kháng rầy nâu

Phương pháp đánh giá tính kháng rầy nâu theo phương pháp đánh giá hộp mạ của IRRI 1996.

Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức: TNĐĐB1-1-4-20, TNĐĐB1-1-4-22, TNĐĐB1-1-4-23, TNĐĐB1-1-4-24, TNĐĐB1-1-4-25, giống TN1 (chuẩn nhiễm), giống BN3 (chuẩn kháng), giống Tài nguyên đục mùa (đối chứng).

Phương pháp thí nghiệm ● Nuôi rầy

Rầy nâu được thả nuôi trên giống lúa (giống TN1) dùng để nuôi rầy vào giai đoạn lúa được 45 ngày tuổi. Lô nuôi rầy có diện tích 1,5 m2, với mật độ cấy 10 x 15 cm. Trước khi thả rầy vào lô nuôi rầy phải làm sạch gốc lúa, tỉa bỏ bẹ lúa già, bẹ gần sát mặt nước, để đảm bảo những bẹ mang trứng không rơi xuống nước, đồng thời bơm nước vào lô để tạo ẩm độ cho rầy phát triển và ngăn ngừa kiến, sau đó dùng mùng lưới (loại mùng chống muỗi) trùm lô nuôi rầy (để cách

19

Sau khi chuẩn bị lúa nuôi rầy, tiến hành bắt rầy cái có bụng to ngoài đồng thả vào lô nuôi rầy. Thông thường một con rầy cái cánh ngắn có thể đẻ 300 – 400 trứng, rầy cánh dài có thể đẻ 100 trứng.

● Chuẩn bị lúa trắc nghiệm và thả rầy

Lúa trắc nghiệm đánh giá tính kháng rầy được ngâm 24 giờ và ủ trong vòng 48 giờ. Sau đó cấy từng hạt lúa đã nảy mầm vào trong khay đất với mật độ cấy 2x1 cm, mỗi hàng (một nghiệm thức), mỗi nghiệm thức cấy 15 cây.

Sau khi lúa ở các nghiệm thức đạt được 2 – 3 lá thật (khoảng 5 – 7 ngày tuổi), tiến hành bắt rầy tuổi 1 – 2 từ lô nuôi rầy thả vào khây thử rầy, mật độ thả từ 3 – 5 con/cây.

Sau khi thả rầy tiến hành theo dõi, thí nghiệm kết thúc khi giống chuẩn nhiễm chết ở cấp 9, đánh giá khả năng kháng rầy theo tiêu chuẩn của IRRI (1996).

Bảng 2.8 Đánh giá tính kháng rầy theo tiêu chuẩn IRRI (1996)

Phân cấp Đánh giá Biểu hiện

0 Rất kháng Không bị hại

1 Kháng Bị hại rất nhẹ

3 Kháng vừa Lá thứ nhất và lá thứ hai hầu hết biến vàng bộ phận 5 Nhiễm vừa Biến vàng và lùn rõ rệt khoảng 10 – 25% cây bị héo 7 Nhiễm lùn hoặc héo dần Hơn nửa số cây bị héo hoặc chết, các cây còn lại bị 9 Nhiễm nặng Tất cả các cây bị chết

2.3.4 Phương pháp đánh giá khả năng chịu mặn ở giai đoạn mạ

Đánh giá khả năng chịu mặn ở giai đoạn mạ được thực hện theo phương pháp của IRRI (1997) trong môi trường thủy canh chứa dung dịch dinh dưỡng Yoshida (1976) có bổ sung thêm muối NaCl.

Thí nghiệm thực hiện ở 2 nghiệm thức.

● Nghiệm thức 1: 3 lít dung dịch Yoshida có bổ sung thêm 6,8 g/l NaCl. ● Nghiệm thức 2: 3 lít dung dịch Yoshida có bổ sung thêm 8,4 g/l NaCl. Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu mặn được thực hiện trên 8 dòng/giống lúa, với 2 nghiệm thức, trong đó 5 dòng được đánh giá: TNĐĐB1-1-4-20, TNĐĐB1-1-4-22, TNĐĐB1-1-4-23, TNĐĐB1-1-4-24, TNĐĐB1-1-4-25, giống IR28 (chuẩn nhiễm), giống Sỏi mùa (chuẩn kháng), giống Tài nguyên đục mùa (đối chứng).

Phương pháp thực hiện

● Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và thiết bị thí nghiệm: - Khay nhựa hình chữ nhật kích thước 14 x 30 x 35 cm

- Tấm xốp dày khoảng 1,5 cm và có đục lỗ (đường kính khoảng 1 cm), có bọc lớp lưới chống muỗi ở phía dưới tấm xốp.

Bố trí thí nghiệm

Các dòng lúa thử nghiệm được ngâm trong 24 giờ và ủ trong 36 giờ, sau đó tiến hành bố trí thí nghiệm.

Gieo mỗi dòng trong một hàng lỗ trên tấm xốp (mỗi hàng có 10 lỗ), mỗi lỗ bố trí 2 hạt. Trong thời gian từ lúc bố trí đến 3 ngày sau, cây con được để yên trong khay xốp có chứa nước.

Sau thời gian 3 ngày tiến hành pha dung dịch dinh dưỡng Yoshida có bổ sung nồng độ muối tương ứng với 2 nghiệm thức đánh giá và thay thế cho nước trong khay (lượng dung dịch dinh dưỡng cần là 3 lít/nghiệm thức), chuẩn pH dung dịch bằng 5.

Hàng ngày phải tiến hành theo dõi và chuẩn nồng độ EC và pH sau cho đúng với mỗi nghiệm thức tương ứng, thay dung dịch mới sau mỗi thời gian 7 ngày.

Thí nghiệm kết thúc khi giống chuẩn nhiễm chết ở cấp 9, tiến hành đánh giá khả năng chịu mặn theo tiêu chuẩn của IRRI (1996).

Bảng 2.9 Đánh giá khả năng chống chịu mặn theo tiêu chuẩn IRRI (1996)

Cấp Đánh giá Mô tả triệu chứng

1 Chống chịu tốt Tăng trưởng bình thường không có vết lá cháy 3 Chống chịu Gần như bình thường, nhưng đầu lá hoặc vài lá có

vết trắng, lá hơi cuốn lại

5 Chống chịu trung bình Tăng trưởng chậm, hết lá bị khô, một vài chồi bị chết

7 Nhiễm Tăng trưởng bị ngưng lại hoàn toàn, hầu hết lá bị khô, một vài cây bị chết.

9 Rất nhiễm Tất cả cây bị chết hoặc khô

2.3.5 Xử lý số liệu

21

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU NÔNG HỌC VÀ PHẨM CHẤT HỌC VÀ PHẨM CHẤT

3.1.1 Thời gian sinh trưởng

Kết quả từ Bảng 3.1 cho thấy các dòng lúa có thời gian sinh trưởng dao động trong khoảng từ 83 đến 90 ngày; dòng TNĐĐB1-1-4-20 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (83 ngày), hầu hết các dòng còn lại có thời gian sinh trưởng 85 và 90 ngày. Trong khi đó, giống đối chứng không trổ.

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu nông học và thành phần năng suất của các dòng TNĐĐB ở thế hệ M4 Giống/dòng TGST (ngày) Chiều cao cây (cm) Số bông/bụi Dài bông (cm) Số hạt chắc/bông % hạt chắc TNĐĐB1-1-4-1 85 104 12 24,5 85 53,1 TNĐĐB1-1-4-2 90 113 14 25,6 82 50,3 TNĐĐB1-1-4-3 90 109 8 25,2 81 62,8 TNĐĐB1-1-4-4 90 110 8 25,0 88 60,7 TNĐĐB1-1-4-5 88 100 7 25,0 82 67,8 TNĐĐB1-1-4-6 90 102 6 22,7 63 55,3 TNĐĐB1-1-4-7 87 110 9 26,5 64 50,8 TNĐĐB1-1-4-8 85 101 16 23,0 162 95,9 TNĐĐB1-1-4-9 85 105 14 24,0 113 92,6 TNĐĐB1-1-4-10 85 93 14 23,0 86 86,9 TNĐĐB1-1-4-11 85 106 22 24,0 122 91,0 TNĐĐB1-1-4-12 85 100 20 24,0 134 88,7 TNĐĐB1-1-4-13 85 105 12 22,5 112 89,6 TNĐĐB1-1-4-14 85 105 19 24,0 126 91,3 TNĐĐB1-1-4-15 85 100 12 22,0 120 82,8 TNĐĐB1-1-4-16 85 100 13 24,0 108 86,4 TNĐĐB1-1-4-17 85 98 12 24,0 134 96,4 TNĐĐB1-1-4-18 85 105 15 20,0 109 90,1 TNĐĐB1-1-4-19 85 100 11 23,0 141 91,6 TNĐĐB1-1-4-20 83 103 12 25,0 121 84,0 TNĐĐB1-1-4-21 85 95 19 22,0 116 92,1 TNĐĐB1-1-4-22 85 105 14 25,0 136 87,2

TNĐĐB1-1-4-23 85 100 12 22,0 124 88,6 TNĐĐB1-1-4-24 85 105 12 24,0 135 84,9 TNĐĐB1-1-4-25 85 100 9 22,0 98 88,3 TNĐĐB1-1-4-26 85 97 12 23,0 123 92,5 TNĐĐB1-1-4-27 85 100 13 24,0 97 89,0 TNĐĐB1-1-4-28 85 80 10 23,0 119 92,2 TNĐĐB1-1-4-29 90 105 14 25,0 133 89,9 TNĐĐB1-1-4-30 90 95 15 22,0 91 92,9 TNĐĐB1-1-4-31 90 100 18 22,0 88 95,7 TNĐĐB1-1-4-32 90 95 17 24,0 127 94,8 TNĐĐB1-1-4-33 90 100 22 24,0 136 93,2 TNĐĐB1-1-4-34 90 93 18 21,0 105 92,9 Đối chứng - - - -

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (2011), các dòng TNĐĐB ở Bảng 3.1 có thời gian sinh trưởng được đánh giá theo nhóm ngắn ngày (A1) và nhóm cực ngắn ngày (A0). Trong đó, nhóm có thời gian sinh trưởng ngắn ngày có 10 dòng (TNĐĐB1-1-4-2, TNĐĐB1-1-4-3, TNĐĐB1-1-4-4, TNĐĐB1-1-4-6, TNĐĐB1-1-4-29, TNĐĐB1- 1-4-30, TNĐĐB1-1-4-31, TNĐĐB1-1-4-32, TNĐĐB1-1-4-33, TNĐĐB1-1-4- 34) với thời gian sinh trưởng 90 ngày và tất cả 24 dòng còn lại được phân theo nhóm cực ngắn ngày với thời gian sinh trưởng dao động từ 83 đến 87 ngày.

Với thời gian sinh trưởng của các dòng TNĐĐB được thể hiện ở Bảng 3.1 là không đáp ứng với kiểu hình cây lúa lý tưởng để cây lúa đạt năng suất cao, được đề nghị bởi Võ Tòng Xuân (1979); cây lúa phải có thời gian sinh trưởng trong khoảng 110 – 130 ngày, còn theo đề nghị của Yosida (1981); cây lúa phải có thời gian sinh trưởng trung bình khoảng 120 ngày. Tại vì, nếu cây lúa có thời gian sinh trưởng với khoảng thời gian như vậy cây lúa sẽ có đủ thời gian để tích lũy đầy đủ chất khô để đạt được năng suất cao. Tuy nhiên, các giống lúa ngắn ngày, do có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần phải sử dụng nhiều dinh dưỡng, ánh sáng mặt trời để tạo năng suất, do đó phải chú ý tạo giống lúa thấp cây, lá đòng thẳng đứng để cho cây lúa đạt được năng suất cao (Bùi Chí Bửu, 1998).

Với thời gian sinh trưởng ngắn như của các dòng TNĐĐB sẽ thuận lợi hơn so với các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài ngày trong điều kiện canh tác ở ĐBSCL, tạo điều kiện tăng vụ trong sản xuất (2 – 3 vụ/năm), có thời gian đủ để cho đất nghỉ và tránh được lũ ở cuối vụ.

3.1.2 Chiều cao cây

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây của các dòng lúa

Một phần của tài liệu chọn lọc dòng tài nguyên đục mùa đột biến theo hướng gạo nếp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)