Tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tạ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng luận văn ths quản (Trang 48 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tạ

tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

2.2.2.1. Bộ máy tổ chức công tác quản trị rủi ro tín dụng

Mỗi ngân hàng thƣơng mại có một mô hình tổ chức quản trị rủi ro trong cho vay khác nhau. Qua thực tế tại ngân hàng và từ nhận định rủi ro cho vay có tác động đến hoạt động kinh doanh nên từ ban lãnh đạo cho đến các nhân viên trong cơ quan đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro cho vay. NH TMCP ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng là một ngân hàng có quy mô lớn, nhƣng đối với mảng cho vay thì ngân hàng chỉ tập trung cấp tín dụng cho một số lƣợng không quá nhiều. Do đó, trong công tác quản trị rủi ro trong cho vay không thành lập một bộ phận chuyên trách về vấn đề này mà phổ biến nhiệm vụ này tới từng cán bộ tín dụng và chịu sự chỉ đạo của trƣởng phòng. Trƣớc đây, ngân hàng có một phòng quản trị rủi ro riêng để quản lý tình hình cho vay chung của cả Chi nhánh nhƣng hiện nay đã thay thế bằng phòng quản lý nợ. Phòng này chịu trách nhiệm quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, đảm bảo lƣu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn. Nhìn chung, với cách thức quản lý nhƣ hiện nay của Chi nhánh thì việc tạo lập cơ chế phù hợp với hệ thống thông tin hiện tại sẽ là

41

biện pháp quản lý rủi ro tốt hơn là xây dựng hệ thống quản trị rủi ro riêng biệt. Với cách thức quản trị rủi ro nhƣ vậy thì tất cả các hân viên đều có nghĩa vụ thực thi công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay. Điều đó đòi hỏi tất cả cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kĩ năng nắm bắt và xử lý thông tin, đồng thời họ phải đƣợc phân quyền phán quyết để điều hành công tác quản trị rủi ro một cách song song với chức năng của phòng tín dụng. Ngân hàng phân công cho cán bộ tín dụng theo dõi và quản lý cho vay hộ kinh doanh, quản lý cho vay và theo dõi hoạt động khách hàng nhằm thực hiện tốt công tác tín dụng, đảm bảo các khoản cho vay đƣợc an toàn và có hiệu quả hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Hiện nay tại Chi nhánh, cán bộ tín dụng vừa thực hiện các nhiệm vụ nhƣ vừa tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ khách hàng, thƣờng xuyên liên lạc với khách hàng, thẩm định và phân tích khách hàng, quản lý dƣ nợ cho vay, thu hồi nợ, thƣờng xuyên lập báo cáo về tình hình phân loại nợ, theo dõi các khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và các khó khăn vƣớng mắc trong việc thực hiện công tác nghiệp vụ trình lên trƣởng phòng và ban giám đốc để đánh giá mức độ rủi ro của các món vay của tổng dƣ nợ để chỉnh sửa kịp thời nhằm giúp cán bộ tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Lãnh đạo phòng sau khi nhận đƣợc hồ sơ vay vốn và tờ trình thẩm định thì tiến hành thẩm định lại và ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình thẩm định đó về việc cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. Sau khi quyết định cho vay và vốn đƣợc giải ngân, cán bộ tín dụng cập nhật các thông tin theo dõi khách hàng và quản lý nợ vào sổ theo dõi và thƣờng xuyên lập báo cáo về dƣ nợ trong từng tháng, quý, năm để trình lên trƣởng phòng.

2.2.2.2. Công tác nhận dạng rủi ro tín dụng

Nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay là khâu đầu tiên trong qui trình quản trị rủi ro tín dụng và nó rất quan trọng. Trong thời gian qua Chi nhánh

42

đã áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm làm tốt công tác này nhƣ: theo dõi trạng thái của tài khoản tiền vay dựa trên kết quả phân loại nợ, theo dõi tình hình biến động số dƣ tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.…

a) Theo dõi trạng thái của tài khoản tiền vay dựa trên kết quả phân loại nợ

Việc phân loại nợ của Chi nhánh dựa trên hai yếu tố: thời hạn quá hạn và sự suy giảm về khả năng trả nợ của khách hàng. Mức độ yếu tố rủi ro tăng dần từ các khoản nợ nhóm một đến các khoản nợ nhóm năm. Nhƣ vậy khi một món nợ đƣợc chuyển từ nhóm này sang một nhóm kế tiếp tức là rủi ro của khoản nợ này tăng lên. Khi xảy ra hiện tƣợng này, Chi nhánh sẽ phát hiện rủi ro đang rình rập đối với khoản nợ đó. Mức độ rủi ro của món nợ phụ thuộc vào nhóm nợ mà nó đƣợc chuyển đến. Chi nhánh vận dụng phƣơng pháp này nhƣ một cơ chế tự động, vì vậy bất cứ lúc nào có dấu hiệu rủi ro Chi nhánh cũng phát hiện đƣợc. Với phƣơng pháp nhận dạng rủi ro này Chi nhánh chủ yếu dựa trên các dấu hiệu nhƣ:

- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kì hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kì hạn nợ.

- Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn.

- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính.

- Chậm thanh toán các khoản tiền lãi khi đến hạn.

Sau đó Chi nhánh tiến hành phân tích nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện không tốt nhƣ trên và có thể dẫn tới rủi ro cho vay. Nguyên nhân khách hàng chậm trễ trong thực hiên nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thƣờng rất nhiều, song có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân: thứ nhất, do khách hàng

43

không muốn trả nợ mặc dù khả năng tài chính vẫn đảm bảo; thứ hai, khách hàng muốn trả nợ cho ngân hàng nhƣng khả năng tài chính không đủ.

b)Theo dõi tình hình biến động số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng

Đây là hình thức theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh. Tình hình biến động của tài khoản tiền gửi phản ánh tình hình kinh doanh, khả năng tình hình thanh toán, mua bán hàng hóa… của khách hàng. Vì vậy, khi số dƣ tài khoản tiền gửi biến động bất thƣờng và có xu hƣớng xấu nhƣ sụt giảm bất thƣờng, xuất hiện những thay đổi bất thƣờng ngoài dự kiến và không giải thích đƣợc trong tốc độ và tổng mức lƣu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng…thì Chi nhánh sẽ thấy nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.

Nhìn chung trong thời gian qua việc thực hiện khâu nhận dạng rủi ro cho vay đã đƣợc Chi nhánh triển khai tốt, đã áp dụng một số biện pháp nhận dạng có hiệu quả, đã phân tích đƣợc nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các dấu hiệu biểu hiện của nó.

2.2.2.3. Công tác đo lường rủi ro tín dụng

Sau khi nhận dạng rủi ro thì việc đo lƣờng rủi ro là công việc rất cần thiết đƣợc Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Đo lƣờng rủi ro là công việc rất khó, bởi vì rủi ro không chỉ biểu hiện qua các yếu tố mang tính định lƣợng mà còn bao gồm cả yếu tố định tính làm cho cán bộ ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn trong việc tính toán mức độ rủi ro. Để đo lƣờng rủi ro trong cho vay, Chi nhánh đã áp dụng phƣơng pháp tính điểm tín dụng.

Hệ thống tính điểm tín dụng là một phƣơng pháp lƣợng hoá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Các chỉ tiêu và thang điểm đƣợc áp dụng khác nhau đối với các loại khách hàng khác nhau.

44

- Đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là điểm ứng với mức chỉ tiêu gần nhất với mức mà thực tế khách hàng đạt đƣợc.

- Nếu mức chỉ tiêu đạt đƣợc của khách hàng nằm ở giữa 2 mức chỉ tiêu chuẩn, điểm ban đầu của khách hàng là mức điểm cao hơn.

- Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.

a) Xếp hạng tín dụng cá nhân

Việc chấm điểm XHTD cá nhân đƣợc thực hiện theo hai nhóm chỉ tiêu về nhân thân và quan hệ với ngân hàng nhƣ đƣợc trình bày trong bảng 2.4. Những khách hàng có tổng điểm < 0 ở các chỉ tiêu chấm điểm về nhân thân sẽ bị loại và chấm dứt quá trình xếp hạng. Căn cứ tổng số điểm đạt đƣợc của khách hàng cá nhân để quy đổi theo mƣời mức ký kiệu xếp hạng tƣơng ứng nhƣ trình bày trong bảng.

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu chấm điểm XHTD cá nhân của NHNT Việt Nam

Phần I: Các chỉ tiêu chấm điểm thông tin cá nhân

1 Tuổi 18 – 25 tuổi 25 -40 tuổi 40 – 60 tuổi > 60 tuổi

5 15 20 10

2 Trình độ học vấn Trên đại học Đại học/cao đẳng

Trung học Dƣới trung học

20 15 5 -5

3 Nghề nghiệp Chuyên môn Thƣ ký Kinh doanh Nghỉ hƣu

25 15 5 0

4 Thời gian công tác < 6 tháng 6 tháng – 1 năm

1 – 5 năm > 5 năm

5 10 15 20

5 Thời gian làm công việc hiện tại

< 6 tháng 6 tháng – 1 năm 1 – 5 năm > 5 năm 5 10 15 20 6

Tình trạng cƣ trú Chủ/Tự mua Thuê Với gia đình Khác

45

7 Cơ cấu gia đình Hạt nhân Sống với cha mẹ Sống với 1 gia đình khác Sống với > 1 gia đình khác 20 5 0 -5

8 Số ngƣời ăn theo Độc thân < 3 ngƣời 3 – 5 ngƣời > 5 ngƣời

0 10 5 -5

9 Thu nhập cá nhân/năm > 120 triệu đồng 36 – 120 triệu đồng 12 – 36 triệu đồng < 12 triệu đồng 40 30 15 -5 1 0

Thu nhập gia đình/năm > 240 triệu đồng 72 – 240 triệu đồng 24 – 72 triệu đồng < 24 triệu đồng 40 30 15 -5

Phần II: Các chỉ tiêu chấm điểm quan hệ với ngân hàng

1 Tình hình trả nợ với ngân hàng Chƣa giao dịch Chƣa bao giờ quá hạn Quá hạn < 30 ngày Quá hạn > 30 ngày 0 40 0 -5

2 Tình hình chậm trả lãi Chƣa giao dịch Chƣa bao giờ chậm trả lãi Chƣa bị chậm trả lãi 2 năm gần đây Có lần chậm trả lãi 2 năm gần đây 0 40 0 -5

3 Tổng nợ hiện tại < 100 triệu đồng 100 – 500 triệu đồng 500 – 1000 triệu đồng > 1 tỷ đồng 25 10 5 -5

46 4 Các dịch vụ sử dụng Chỉ gửi tiết kiệm Chỉ sử dụng thẻ Tiết kiệm và thẻ Không 15 5 25 -5

5 Số dƣ tiền gửi tiết kiệm năm trƣớc > 500 triệu đồng 100 – 500 triệu đồng 20 – 100 triệu đồng <20 triệu đồng 40 25 10 0

(Nguồn: Phòng Quản lý nợ, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng)

b) Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Mô hình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp gồm hai phần: chấm điểm định lƣợng theo các chỉ số tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và chấm điểm định lƣợng tính trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt của doanh nghiệp. Thông tin dùng để chấm điểm doanh nghiệp là báo cáo tài chính năm gần nhất, thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm.

Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau. Căn cứ vào tổng số điểm đạt đƣợc sau khi nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (rủi ro thấp nhất) đến D (rủi ro cao nhất).

Trình tự các bƣớc thực hiện chấm điểm XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh bao gồm:

Bƣớc 1: Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí về quy mô, hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh.

Dựa theo hình thức sở hữu, các doanh nghiệp đƣợc phân loại theo ba nhóm: doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp khác. Sau khi phân loại theo hình thức sở hữu sẽ tiến hành xác định ngành nghề của doanh nghiệp dựa trên cơ sở đối chiếu ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp có tỷ trọng lớn nhất hoặc chiếm từ 40% doanh thu trở lên so với bảng phân ngành của Vietcombank, theo bốn nhóm ngành nông –

47

lâm – thủy sản, thƣơng mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp và xây dựng. Các doanh nghiệp còn đƣợc xác định quy mô theo ba nhóm là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ bằng cách cho điểm ở các chỉ tiêu vốn, lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản.

Bƣớc 2: Trên cơ sở ngành nghề và quy mô, NHNT sẽ chấm điểm tài chính tƣơng ứng với ngành nghề chính của doanh nghiệp. Cách tính các chỉ tiêu tài chính đƣợc trình bày trong Bảng 2.5 . Các chỉ tiêu tài chính đƣợc đánh giá dựa theo khung hƣớng dẫn của NHNH và có điều chỉnh các hệ số thống kê ngành cho phù hợp với thông tin tín dụng của NHNT, mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tƣơng ứng là năm mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Điểm theo trọng số là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số tƣơng ứng. Nguyên tắc cho điểm từng chỉ tiêu là chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì cho điểm theo trị số đó; nếu chỉ số thực tế nằm giữa hai trị số thì lấy loại thấp hơn (thang điểm thấp hơn).

Bảng 2.5: Hƣớng dẫn tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm điểm XHTD doanh nghiệp của NHNT Việt Nam

STT Chỉ tiêu Đơn vị Công thức tính Ghi chú

I Chỉ tiêu thanh khoản

1 Khả năng thanh toán Lần Tài sản lƣu động/Nợ ngắn hạn

2 Khả năng thanh toán nhanh Lần (Tài sản lƣu động – hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn II Chỉ tiêu hoạt động 3 Vòng quay hàng tồn kho Lần Giá vốn hàng bán/Giá trị hàng tồn kho bình quân

48

khoản phải thu bình quân/Doanh thu thuần

5 Doanh thu/Tổng tài sản Lần Doanh thu thuần/Tổng tài sản có

III Chỉ tiêu cân nợ

6 Nợ phải trả/Tổng tài sản % Nợ phải trả/Tổng tài sản 7 Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu % Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu IV Chỉ tiêu thu nhập 8 Tổng thu nhập trƣớc thuế/Doanh thu % Tổng thu nhập trƣớc thuế/Doanh thu 9 Tổng thu nhập trƣớc thuế/Tổng tài sản % Tổng thu nhập trƣớc thuế/Tổng tài sản bình quân 10 Tổng thu nhập trƣớc thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu % Tổng thu nhập trƣớc thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân V Dòng tiền

11 Hệ số khả năng trả lãi Lần Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh/Lãi vay đã trả 12 Hệ số khả năng trả nợ

gốc

Lần (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + khấu hao)/(Lãi vay đã trả + nợ dài hạn đến Lấy giá trị nợ dài hạn đến hạn trả cuối năm trƣớc hoặc đầu kỳ

49

hạn trả) 13 Tiền và các khoản

tƣơng đƣơng tiền/Vốn chủ sở hữu % Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền/Vốn chủ sở hữu Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền=Tiền + đầu tƣ tài chính ngắn hạn

(Nguồn: Phòng Quản lý nợ, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng)

Bƣớc 3: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chinh bao gồm năm nhóm với hai mƣơi lăm chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tƣơng ứng là năm mức điểm 4, 8, 12, 16, 20 (điểm ban đầu). Tổng điểm phi tài chính đƣợc tổng hợp theo Bảng 2.6.

Bảng 2.6 : Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD trong doanh nghiệp của NHNT Việt Nam

Chỉ tiêu Doanh nghiệp nhà nƣớc Doanh nghiệp khác Đầu tƣ nƣớc ngoài Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng 1 Chấm điểm tài chính 50% 40% 60%

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng luận văn ths quản (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)