7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Nhóm giải pháp đổi mới nội dung lãnh đạo
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là các cấp ủy viên về Đảng bộ cơ sở là hạt nhân chính trị, lãnh đạo chính quyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Bởi vì, khi có nhận thức đầy đủ về cơ sở lý luận, các quan điểm, chủ trương, các nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng, những thẩm quyền mà Điều lệ, quy chế, pháp luật quy định và thực tiễn cuộc sống ở cơ sở đang đặt ra, thì lúc đó mới có được hành động đi đúng hướng, đúng quy định. Mức độ nhận thức sâu sắc bao nhiêu thì hành động càng quyết
65
liệt bấy nhiêu và ngược lại, nhận thức không bài bản dẫn đến hành động thiếu sáng tạo, không dứt khoát, hiệu quả đạt được thấp.
Từ thực tiễn hoạt động của các Đảng bộ cho thấy, sự phát triển của một địa phương luôn phải đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của cấp uỷ Đảng. “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay”[19,tr.56]. Tuy vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ các xã, thị trấn cần tránh việc lạm quyền, bao biện, làm thay chính quyền. Cấp ủy Đảng các xã, thị trấn cần quan tâm các nội dung sau:
+ Nắm vững nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, chăm lo xây dựng chính quyền, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, hướng vào việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Cấp uỷ Đảng cần lãnh đạo chỉ đạo chính quyền thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò giám sát cộng đồng, nhất là đối với việc thực hiện các công trình dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách, các công trình dự án từ nguồn đóng góp của nhân dân, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, công tác chuyển đổi đất nông nghiệp, giao đất, giao rừng. Đây là những nội dung trọng tâm, quan trọng, kết quả thực hiện có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh trên địa bàn huyện; góp phần đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chỉ khi thực hiện tốt được các nội dung này, thì lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo được tăng lên, từ đó củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng.
+ Tổ chức quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Chỉ đạo chính quyền xây dựng chương trình hành động, đề án thực hiện có hiệu quả các nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015; Nghị quyết hội nghị Trung ương III, IV, V, VI và VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI); Nghị quyết số 03-NQ/TU về công tác y tế, Nghị quyết số 05-NQ/TU về công tác Giáo dục -
66
Đào tạo của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh; Nghị quyết số 03-NQ/HU về xây dựng Nông thôn mới, Nghị quyết số 04-NQ/HU về phát triển chăn nuôi và Nghị quyết số 05-NQ/HU về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của Ban chấp hành Đảng bộ huyện và các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ Đảng các cấp đã ban hành.
+ Nắm chắc và phản ánh kịp thời mọi tâm tư, nguyện vọng, bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân; khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực của nhân dân, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt của nhân dân. Lãnh đạo, kiểm tra, giám sát chính quyền phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội phát động các phong trào thi đua, triển khai các đề án, để người dân tham gia các phong trào như làm giao thông thuỷ lợi nội đồng, làm giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở vật chất trường học, hiến đất, hiến cây, hiến tài sản trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
- Về xây dựng chủ trương cấp uỷ:
Đảng bộ các xã, thị trấn mà trực tiếp là các cấp uỷ lãnh đạo chính quyền cơ sở bằng việc đề ra chủ trương, nhiệm vụ, định hướng cho các hoạt động, các lĩnh vực công tác ở cơ sở và kiểm tra việc tổ chức thực hiện; bảo đảm chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. “Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, quan điểm, các nghị quyết; lãnh đạo thể chế hoá, cụ thể hoá thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các chương trình công tác lớn của Nhà nước; sắp xếp, bố trí cán bộ đúng tiêu chuẩn, năng lực và sở trường công tác; thường xuyên kiểm tra công tác tổ chức thực hiện. Đảng lãnh đạo, nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội”[19,tr.137-138].
Có được những chủ trương đúng là cơ sở cho chính quyền ban hành văn bản quản lý xã hội. Chủ trương của cấp uỷ dựa vào chủ trương của cấp trên và thực tiễn địa phương. Ngoài ra, để có một chủ trương đúng cần có một quy
67
hoạch tổng thể, tầm chiến lược, đảm bảo phù hợp với hiện tại và tương lai. Trong đó cần tập trung cụ thể hoá việc thực hiện các quy hoạch mà huyện đã xây dựng như: Quy hoạch cây con chủ lực; Quy hoạch sử dụng đất toàn huyện đến năm 2020 - Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015; Quy hoạch lưới điện; Quy hoạch các công trình thuỷ lợi; Quy hoạch phát triển chăn nuôi. Quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng, gắn với phát triển trồng cây cao su,...phù hợp thực tiễn của từng xã, thị trấn, nhằm phát huy lợi thế của đơn vị, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Đối với các vấn đề về lĩnh vực kinh tế - xã hội cấp uỷ các xã, thị trấn cần lựa chọn các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề đáp ứng nhu cầu cơ bản, bức bách của nhân dân và trong tổ chức Đảng còn có nhiều ý kiến khác nhau, đòi hỏi phải có tiếng nói chung, hành động thống nhất, mới ban hành nghị quyết, chỉ thị.
Trong tình hình hiện nay, nhiều xã, thị trấn đang đứng trước nhiều vấn đề cần tập trung như chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển mạnh về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ; vấn đề đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, điện, đường, trường, trạm y tế; vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; vấn đề giao đất, giao rừng, phát triển trồng cây cao su; vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình; vấn đề nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; đổi mới nâng cao chất lượng công tác cán bộ; vấn đề cải cách hành chính; công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Như vậy, có rất nhiều vấn đề cần quan tâm đòi hỏi mỗi cấp uỷ phải tự xác định được trọng tâm, trọng điểm, để ban hành nghị quyết, chỉ thị, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, thì mới có kết quả cao được.
- Về đổi mới công tác cán bộ và tổ chức bộ máy
Công tác cán bộ có vị trí rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Tổng Bí thư Nguyễn
68
Phú Trọng trong bài phát biểu với Ban tổ chức Trung ương Đảng đã khẳng định “Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì công việc của Ban tổ chức Trung ương là “then chốt của then chốt”. Nếu chẳng may “chốt” này mà trục trặc thì không biết tình hình sẽ thế nào” [32,tr.4]. Để tăng cường và đảm bảo sự lãnh đạo có hiệu quả của cấp uỷ Đảng đối với chính quyền thì điều then chốt là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở. Vì vậy, Đảng bộ các xã, thị trấn cần làm tốt những việc cơ bản sau đây:
Một là, lựa chọn cán bộ
Thông qua phong trào quần chúng và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng viên mà lựa chọn, phát hiện những đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, có khả năng phát triển, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phân công, giao nhiệm vụ để rèn luyện, thử thách và tạo điều kiện để đảng viên tự học tập nâng cao trình độ, vươn lên đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác cán bộ và tiêu chuẩn của người cán bộ. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, Đại hội XI của Đảng xác định: “Thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đổi mới tư duy cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách, phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng người có đức, có tài thực sự. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ; khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược”[19,tr.261].
Hiện nay, trong tổng số 318 cấp uỷ viên các xã, thị trấn ở huyện Hương Khê về trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng, trung cấp 165 người (chiếm
69
51,9%); trình độ lý luận chính trị cao cấp 4 người (chiếm 0,012%); trình độ lý luận chính trị sơ, trung cấp 222 người (chiếm 69,8%). Tổng số cán bộ công chức cấp xã, thị trấn ở huyện Hương Khê 480 người, trong đó trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng 164 người (chiếm 34,1%); sơ, trung cấp 219 người (chiếm 45,6%); chưa qua đào tạo 97 người (chiếm 0,2%); trình độ lý luận chính trị: cao cấp 8 người (chiếm 0,01%); trung cấp 248 người (chiếm 51,6%); sơ cấp 35 người (chiếm 0,07%).
Để đội ngũ cán bộ trong cấp uỷ và bộ máy chính quyền ở các xã, thị trấn đảm bảo hoàn thành thành tốt các nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay, cũng như sau này, đòi hỏi phải có kế hoạch đào tạo, trong đó tập trung vào các hướng sau:
+ Đối với cán bộ trẻ, có quy hoạch dự nguồn cần cho đi đào tạo tập trung, chính quy dài hạn, kể cả việc đào tạo liên thông cấp học, ngành học để có điều kiện đề bạt, bố trí sử dụng lâu dài.
+ Đối với cán bộ nhiều tuổi đang đảm nhiệm nhiều chức danh cần bố trí đi học luân phiên các lớp tại chức theo ngành, ngắn hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt cho công việc, đồng thời để thực hiện chính sách cán bộ.
+ Đối với cán bộ bầu cử chưa được đào tạo cơ bản cần bố trí đào tạo, bồi dưỡng nhất là trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế,...
+ Đối với công chức chuyên môn thì phải có trình độ chuyên ngành mới bố nhiệm ngạch công chức phù hợp và nên bố trí đi học các lớp ngắn hạn về tin học, nghiệp vụ văn phòng,...
+ Đối với các đồng chí trong Ban Thường vụ định kỳ hàng năm tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, chỉnh huấn, để tiếp cận với các vấn đề mới và nâng cao kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành.
+ Đối với các đồng chí trong Thường trực Đảng ủy, cử tham gia các “chương trình bồi dưỡng theo chức danh, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
70
* Đối với bí thư Đảng ủy, phải chú ý nâng cao năng lực tư duy lý luận, năng lực dự báo, dự đoán, năng lực sáng tạo; nắm vững kiến thức về công tác Đảng, công tác dân vận; kỹ năng tuyên truyền, vận động thuyết phục và lôi cuốn quần chúng; năng lực đối thoại; năng lực đánh giá và làm việc với con người; năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội...
* Đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân cần quan tâm bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, về quản lý nhà nước, các chủ trương, chính sách mới, khoa học, lãnh đạo, quản lý và nâng cao năng lực đối thoại, năng lực làm việc với con người, năng lực kiểm tra, giám sát, quy trình ra quyết sách chính trị, kỹ năng soạn thảo, xử lý và thẩm định văn bản...; năng lực cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thành các quyết định, quy định cụ thể phù hợp với địa phương, cơ sở.
* Đối với chủ tịch ủy ban nhân dân xã cần bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định, năng lực kiểm tra, giám sát, năng lực sáng tạo, tính quyết đoán..., đặc biệt cập nhật được các tình huống mới trong thực tiễn”[28,tr.197-198].
Cấp uỷ Đảng, chính quyền các xã, thị trấn cần quan tâm tăng ngân sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm. tạo điều kiện hỗ trợ thêm kinh phí học tập để động viên, khuyến khích cán bộ học tập tốt.
Hai là, đánh giá, nhận xét cán bộ
Việc đánh giá nhận xét cán bộ giữ vai trò quan trọng, có tác dụng phát huy những ưu điểm, khắc phục những điểm yếu, hạn chế, thiếu sót của mỗi cán bộ để tiếp tục bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ “Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa. Thực hiện nghiêm quy chế thôi chức, miễn
71
nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút”[19,tr.261-262].
Để đánh giá đúng cán bộ Đảng bộ các xã, thị trấn cần nắm vững và thực hiện tốt các quy trình sau:
- Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, cụ thể hoá cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, lấy đó là căn cứ để đánh giá cán bộ.
- Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, hiệu quả công tác của cán bộ và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu.
- Có phương pháp phân tích, đánh giá, nhận xét cán bộ một cách khoa học, khách quan, công tâm theo một quy trình chặt chẽ, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ, dựa vào tập thể và ý kiến đóng góp, nhận xét của nhân dân, thông qua nhiều hình thức và phương pháp phù hợp. Phải đặt cán bộ trong phạm vi và môi trường công tác để đánh giá. Phải kết hợp theo dõi thường xuyên với việc đánh giá theo định kỳ. Phải kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau để phân tích, chọn lọc một cách chính xác. Nhận xét, đánh giá phải công khai, trực tiếp.
Ba là, quản lý giáo dục, rèn luyện cán bộ
Thường xuyên chăm lo giáo dục đội ngũ cán bộ tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc tiêu