Về nội dung lãnh đạo

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở ở huyện hương khê trong giai đoạn hiện nay (Trang 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Về nội dung lãnh đạo

- Lãnh đạo về chủ trương

Để lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động diễn ra trên địa bàn địa phương, Đảng uỷ các xã, thị trấn đề ra đường lối, chủ trương, chính sách và chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, cụ thể hoá bằng các đề án, chương trình hành động, ban hành các cơ chế chính sách, để tập trung chỉ đạo thực hiện. Thông thường, chủ trương được thể hiện trong các văn bản của Đảng bộ, Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ với mỗi thể loại nhất định, từ nghị quyết đại hội, nghị quyết hội nghị, chỉ thị, kế hoạch, công văn chỉ đạo,…

38

Trong thực tế, thời gian qua, các Đảng uỷ đã rất quan tâm đến việc xác định các chủ trương. Trên cơ sở đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tiễn của địa phương, cấp uỷ Đảng các cấp đã xây dựng những chủ trương thích hợp. Trong một Đảng bộ, có ba cấp quyền lực tương ứng với ba cơ quan ban hành văn bản: Nghị quyết của Đại hội đại biểu; nghị quyết, quyết định, kết luận, quy định, thông báo của Đảng uỷ; nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận, quy định, thông báo, thông tri,… của Ban Thường vụ Đảng uỷ.

Các Đảng uỷ đã đầu tư nhiều cho việc xây dựng nghị quyết nhiệm kỳ, các chương trình hành động, các nghị quyết chuyên đề giải quyết những vấn đề có yêu cầu bức xúc của địa phương như xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tranh tre dột nát, xây dựng cơ sở vật chất trường học, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, giải quyết việc làm đào tạo nghề, các vấn đề liên quan đến tài nguyên môi trường, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, giao rừng. Để đưa các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ Đảng cấp trên đến tận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, cấp uỷ Đảng các xã, thị trấn đã kịp thời tổ chức quán triệt, học tập, nghiên cứu và xây dựng các chương trình hành động thực hiện.

Trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, từ đầu các nhiệm kỳ, Đảng uỷ các xã, thị trấn đã có quy chế làm việc, phân công, phân nhiệm, phân cấp rõ ràng. Từng đồng chí uỷ viên Ban thường vụ, uỷ viên Ban chấp hành được phân công lĩnh vực công tác, từng địa bàn cụ thể, gắn với quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng. Ban chấp hành sinh hoạt đúng quy chế 1 tháng lần, nội dung sinh hoạt được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo; những vấn đề cần bàn bạc, thảo luận đều có văn bản gửi trước để nghiên cứu. Nhờ vậy, đã phát huy được tính chủ động, sáng trong việc tổ chức thực hiện.

Nhìn chung, các chủ trương của cấp uỷ Đảng các xã, thị trấn trong thời gian qua đều phù hợp với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trong báo cáo Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn huyện nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã trình bày: “Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức, triển khai

39

học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đúng thời gian quy định, đảm bảo về số lượng và chất lượng đối với cán bộ và đảng viên, có bước cải tiến phù hợp trong phương pháp quán triệt đối với các tầng lớp quần chúng nhân dân. Song song với việc tổ chức học tập nghị quyết là việc xây dựng các đề án, tổ chức thực hiện để đưa nghị quyết vào cuộc sống”[5,tr.2].

Trong báo cáo Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Hương Trà nhiệm kỳ 2005 – 2010 đã trình bày “Gắn với tuyên truyền Nghị quyết của cấp uỷ Đảng cấp trên, 5 năm qua, Ban chấp hành Đảng uỷ đã ban hành 11 nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh. Các nghị quyết của Đảng bộ đề ra sát với nhu cầu thực tế cuộc sống của nhân dân, được đảng viên, và quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng triển khai thực hiện có hiệu quả”[8,tr.6].

Nhìn chung, các Đảng uỷ đã cụ thể hoá đường lối, chính sách, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của cấp uỷ Đảng các cấp, và trực tiếp là cấp uỷ huyện, nhất là tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, ban hành nhiều chủ trương cụ thể đáp ứng được đòi hỏi của địa phương và đó là tiền đề quan trọng để lãnh đạo chính quyền cơ sở, xây dựng bộ máy chính quyền địa phương ngày càng trong sạch vững mạnh; giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức tận tuỵ phục vụ nhân dân. Chất lượng công tác chính trị, tư tưởng được nâng lên, đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ và sự đồng thuận của nhân dân. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, nhiều chủ trương, nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống, đem lại những thành tựu tích cực trên các lĩnh vực như: đến năm 2012, Tổng sản phẩm lương thực toàn huyện đạt 27.160 tấn, tăng 74,7% so với năm 2000 (năm 2000 đạt 15.539 tấn); thu nhập bình quân đầu người đạt 14,3 triệu đồng, tăng 401% so với năm 2000 (năm 2000 đạt 2,8 triệu đồng/người/năm); Cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm - nghiệp - Thuỷ sản từ 74,5% xuống còn 50,2%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản 18,5% lên 34,9%; Thương mại dịch vụ từ 7% tăng lên 14,9%; tập trung chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn 1 và 2 đến nay đã hoàn thành 100% xã, thị trấn; tăng cường công tác giao đất, giao rừng,

40

không ngừng phát triển kinh tế rừng đến này đã trồng được 7.200 ha cây cao su trên địa bàn huyện Hương Khê. Văn hoá - Xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện. Quốc phòng an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Trong thực tiễn phong trào đã có nhiều đơn vị điển hình, tiêu biểu như xã Hương Trà, Gia Phố, Phú Gia, Phúc Trạch, Thị trấn, Hoà Hải.

- Lãnh đạo xây dựng, cũng cố bộ máy chính quyền cơ sở

Hoạt động lãnh đạo xây dựng và cũng cố bộ máy chính quyền cơ sở và công tác cán bộ là hoạt động then chốt của các Đảng uỷ. Tất cả các Đảng uỷ, mà trực tiếp là Ban thường vụ các Đảng uỷ đều dành sự quan tâm đặc biệt cho công việc này, điều này được thể hiện cụ thể như sau:

+ Cấp uỷ lãnh đạo, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Cấp uỷ Đảng các xã, thị trấn đã chú trọng lãnh đạo kiện toàn Hội đồng nhân dân đồng bộ về tổ chức và nhân sự. Tại các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân xã, thị trấn, cấp uỷ Đảng các xã, thị trấn đã có văn bản chỉ đạo cụ thể về yêu cầu, nội dung công việc, ban hành chỉ thị, thành lập ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho các đồng chí cấp uỷ chỉ đạo từng đơn vị bầu cử đảm bảm dân chủ, công khai, minh bạch và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Điều này được thể hiện rất cụ thể trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004 - 2009 và nhiệm kỳ 2011 - 2016 “Các xã, thị trấn đã ban hành quyết định; thành lập Ban chỉ đạo, uỷ ban bầu cử, các tiểu ban phục vụ, tổ giúp việc uỷ ban bầu cử; ban hành Chỉ thị của cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân; xây dựng và ban hành kế hoạch, mốc thời gian tiến hành cuộc bầu cử”[35,tr.4].

Về nhân sự các cấp uỷ luôn thực hiện: Thứ nhất, giữ quyền giới thiệu và xét duyệt các nhân sự ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn. Xem xét và đề cử, giới thiệu cán bộ, đảng viên đại diện cho đảng bộ ứng cử đại biểu HĐND để giữ các chức vụ của Thường trực HĐND, các thành viên uỷ ban nhân dân. Nhiệm kỳ 2004 - 2011, trong tổng số 540 đại biểu HĐND xã, thị trấn

41

(có 90 đại biểu là công chức Nhà nước (chiếm 16,6%); 49 đại biểu là cán bộ chuyên trách Đảng (chiếm 0,9%); 132 đại biểu là chuyên trách đoàn thể (chiếm 42,2%). Nhiệm kỳ 2011 - 2016, Đại biểu HĐND cấp xã, thị trấn có 561 đồng chí (trong đó cán bộ công chức xã, thị trấn: 130 đồng chí (chiếm 23,16%); chuyên trách Đảng: 36 đồng chí (chiếm 6,49%); chuyên trách đoàn thể: 85 (chiếm 15,5%)[39,tr.2].

+ Thứ hai, giới thiệu cán bộ chủ chốt của cấp uỷ ứng cử các chức danh chủ chốt của HĐND xã, thị trấn. Trên cơ sở Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của cấp trên, cấp uỷ giới thiệu đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư Thường trực ứng cử chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân; giới thiệu đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ hoặc cấp uỷ viên ứng cử chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân. Nhiệm kỳ 2011 - 2016 tại huyện Hương Khê có 15 đồng chí Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND; có 7 đồng chí Phó bí thư Thường trực kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Có 22 đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ làm Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, thị trấn[11,tr.8]. Việc giới thiệu các đồng chí trong thường trực đảng ủy kiêm chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân đã tăng thêm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Trên cơ sở chủ trương, đường lối của cấp uỷ Đảng, từ tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và ý kiến của nhân dân, HĐND đã ban hành Nghị quyết để cụ thể hoá đường lối, quan điểm của Đảng, quyết định các biện pháp phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Việc triển khai kịp thời, sáng tạo chủ trương của Đảng, bằng nghị quyết của HĐND, một mặt đảm bảo các chủ trương, chính sách, đi vào cuộc sống, mặt khác vừa đảm bảo tính khả thi, sát thực tế. Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng ở các đơn vị đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân, đã làm cho Hội đồng nhân dân luôn chủ động, sáng tạo trong công việc, nhận thức đầy đủ, kịp thời chủ trương, định hướng của Đảng, để cụ thể hoá thành cơ chế, chính sách, giúp cho việc tổ chức, quản lý và điều hành của chính quyền thực sự có hiệu quả, đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền; tăng cường mối quan hệ của Đảng với nhân dân, mà HĐND là cơ quan đại diện.

42

+ Cấp uỷ kiện toàn uỷ ban nhân dân, các chức danh

Việc thiết lập, kiện toàn bộ máy UBND là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cấp uỷ, nên, đã tập trung chú ý lựa chọn các nhân sự chủ chốt của Uỷ ban nhân dân. Theo quy định của Đảng, nhân sự ứng cử Chủ tịch, Phó chủ tịch, uỷ viên Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn (Đảng uỷ phải báo cáo và có sự đồng ý của Ban Thường vụ huyện uỷ thì mới chính thức giới thiệu cho HĐND bầu). Hiện nay các xã, thị trấn ở huyện Hương Khê, các uỷ viên uỷ ban nhân dân xã, thị trấn là đảng uỷ viên; đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND; đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ, Phó chủ tịch UBND; đồng chí đảng uỷ viên, Phó chủ tịch UBND; đồng chí đảng uỷ viên trưởng công an; đồng chí đảng uỷ viên, xã đội trưởng. Nhiệm kỳ 2010 - 2015, có 236/480 cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn tham gia cấp uỷ xã, thị trấn (49,1%).

Song song với việc kiện toàn cơ quan hành chính cấp xã, thị trấn, Đảng uỷ và Ban Thường vụ đã cho ý kiến về cũng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan hành chính; quy hoạch và đào tạo cán bộ, công chức. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được chuẩn hoá, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Theo báo cáo đánh giá của Ban Thường vụ huyện uỷ đánh giá về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn“Đội ngũ cán bộ cơ sở có bước trưởng thành, tuyệt đại đa số có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, tận tuỵ với công việc. Đoàn kết, gắn bó với đồng chí, đồng nghiệp, gần gủi với quần chúng nhân dân, có ý thức tham gia học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực công tác, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Hầu hết cán bộ cơ sở sau khi được đào tạo, chất lượng công tác được nâng lên rõ rệt. Khả năng và trình độ thực thi công việc ngày càng tốt hơn. Được trang bị thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao nhận thức về lý luận chính trị giúp cho cán bộ, công chức tự tin, vững vàng hơn khi giải quyết công việc. Nhiều đồng chí sau khi được đào tạo đã thể hiện được năng lực và có triển vọng tốt. Hầu hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có nhiều năm công

43

tác, nên am hiểu và có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tạo được sự tín nhiệm của nhân dân”[9,tr.6].

Về kết quả công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng: Nhiệm kỳ 2010 - 2015, đưa vào quy hoạch cấp xã, thị trấn 399 đồng chí, đại hội Đảng bộ các xã, thị trấn nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã bầu 318 đồng chí trong nguồn quy hoạch (chiếm tỷ lệ 79,6%) vào ban chấp hành Đảng bộ các xã, thị trấn. Từ năm 2000 đến nay, có 540 đồng chí cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên (trong đó sơ cấp 110 đồng chí; trung cấp 497 đồng chí; cử nhân, cao cấp 23 đồng chí). Về trình độ chuyên môn 240 đồng chí (trong đó, đại học 150 đồng chí, trung cấp 90 đồng chí)[10,tr.7]. Quy trình bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển, bố trí, tuyển dụng công chức đảm bảo dân chủ, công khai, theo quy định. Các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức được quan tâm giải quyết kịp thời, đúng quy định hiện hành. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm tạo sự thống nhất cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ.

Việc lãnh đạo chính quyền được chú trọng, chính quyền các xã, thị trấn ngày càng được cũng cố, làm tốt công tác chỉ đạo điều hành và quản lý nhà nước. Hoạt động của Hội đồng nhân dân đã được bảo đảm thực quyền hơn, phát huy được vai trò giám sát, nâng cao uy tín người đại biểu nhân dân. Các uỷ ban nhân dân phát huy tốt vai trò điều hành và quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững trật tự kỷ cương xã hội.

- Lãnh đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát:

Các cấp uỷ Đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều đổi mới trong lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Ngày từ đầu mỗi nhiệm kỳ, Đảng uỷ các xã, thị trấn, đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ và của Uỷ ban kiểm tra. Các chuyên đề kiểm tra, giám sát được đưa ra thảo luận công khai, dân chủ và tạo sự thống nhất cao trong cấp uỷ. Nội dung kiểm tra hướng vào việc quán triệt, cụ

44

thể hoá và lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của cấp uỷ Đảng các cấp; việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, các nhân phụ trách; việc chấp hành quy chế làm việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức và tổ chức kỹ luật, tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết, thống nhất nội bộ, giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Từ năm 2000 đến năm 2012, Đảng uỷ các xã, thị trấn đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, cụ thể như sau:

- Kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm 210 đồng chí (trong đó đảng uỷ viên: 66 đồng chí); nội dung kiểm tra: Chấp hành nghị quyết chỉ thị; thiếu tinh

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở ở huyện hương khê trong giai đoạn hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)