Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG PLATEAU CỦA ỐNG ĐẾM GEIGERMULLER (Trang 79 - 83)

6.1. Mở Microsoft Excel, mở file cần xử lý, đi đến Text Import Wizard bằng cách nhấn Next, Next và Finish.

6.2. Trong E2 nhập ‘Thời gian chết’, trong F2 nhập vào giá trị thời gian chết của ống GM đang được sử dụng.

6.3. Trong G9 nhập ‘Bề dày’, trong G10 nhập ‘mg/cm2’. Từ G13 nhập vào các bề dày tương ứng được sử dụng. Trong cột F có thể nhập vào tên của các tấm hấp thụ được sử dụng.

80

5.4. Trong H9 nhập ‘Hiệu chỉnh thời gian chết’, trong H10 nhập ‘Số đếm’, từ H13 nhập ‘=C13/(1-(C13*$F$2))’ và sao chép vào các ô phía dưới tương ứng với các dữ liệu thu được.

5.5. Trong I9 nhập ‘Hiệu chỉnh phông’, trong I10 nhập ‘Số đếm’, bắt đầu từ I13 nhập ‘=H13-$C$12’ và sao chép xuống các ô phía dưới tương ứng.

5.6. Vẽ đồ thị của số đếm hiệu chỉnh trên phút theo bề dày với Chart, chọn XY (Scatter) Plot sau đó kích Next.

5.7. Đối với Chart Source Data chúng ta có hai cách để thay đổi các thiết lập mặc định. Trong cửa sổ Data Range, khi mà mục Data Range Tab được chọn, kích con trỏ vào bức tranh ngoài cùng bên phải của cửa sổ. Sau đó bạn sẽ chuyển đến bảng công việc, giữ phím Ctr và bôi đen cột I và cột G, sau đó nhấn Enter. Cách hai là chọn mục Series, kích vào Remove để giới hạn hai bộ số liệu, kích chuột phải vào cửa sổ giá trị x và bôi đen dữ liệu của cột G, kích chuột phải vào cửu sổ giá trị y và bôi đen dữ liệu trong cột I. Sau đó kích Next. Điền đầy đủ các mục tên đồ thị, tên trục x, và tên trục y. Sau đó kích Next. Cuối cùng bạn chọn cách lưu dữ liệu theo kiểu để riêng bảng số liệu và đồ thị hoặc là lưu chung cả bảng dữ liệu và đồ thị và kích Finish. Kích chuột phải vào trục y, chọn Format Axis, sau đó chọn Scale Tab và đánh dấu vào Logarithmic Scale.

5.8.Kích chuột phải vào điểm dữ liệu, chọn Add Trendline, chọn tùy chọn Linear, sau đó vào mục Option và đánh dấu vào mục Display equation on chart và Display R-squared value on chart.

7. Kết thúc thí nghiệm

Từ phương trình khớp sinh viên có thể tính lại được x1/2 và µ.

8. Câu hỏi sau khi hoàn thành thí nghiệm

8.1. Dữ liệu bạn thu được có tuyến tính hay không? Vì sao?

Hướng dẫn: Đồ thị thu được nên có dạng tuyến tính, nếu không thì sinh viên cần phải tìm được các yếu tố gây ra sai số.

81

8.2. Từ dữ liệu thu được với phương trình cường độ và số đếm trên phút, giá trị x1/2 bạn tính được có chính xác không?

Hướng dẫn: Sinh viên nên biểu diễn cường độ một nửa giữa hai bề dày hấp thụ

nằm ở hai phía của điểm giá trị nhận được từ đồ thị.

8.3. Chúng ta có thể che chắn hoàn toàn các tia gamma hay không? Vì sao?

Hướng dẫn: Với thiết bị mà chúng ta đang sử dụng thì không thể che chắn hoàn

toàn các tia gamma được.

8.4. Hãy so sánh khoảng đi được của hạt alpha, beta và bức xạ gamma, tại sao chúng khá nhau?

Hướng dẫn: Khoảng đi được của chúng sẽ khác nhau bởi vì khối lượng, điện

tích của ba loại bức xạ đều khác nhau, do đó chúng sẽ tuân theo cơ chế tương tác khác nhau và bị suy giảm khác nhau.

82 Họ và tên: Họ và tên: Phiên thí nghiệm: Ngày thực hành Các thành viên:

BẢNG DỮ LIỆU DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH SỰ HẤP THỤ GAMMA XÁC ĐỊNH SỰ HẤP THỤ GAMMA

Ống GM số:……….; Thời gian đo:……..….; Thời gian chết:……..……;

Số đếm Số đếm hiệu chỉnh Bề dày (cm) Ln(số đếm)

- Phương trình y:………;

- Giá trị µ:………..(g/cm2). - Giá trị x1/2:…………(g/cm2).

83

Bài thí nghiệm số 13:

XÁC ĐỊNH CHU KỲ BÁN RÃ CỦA Ba137m

1. Mục đích

Mục đích của thí nghiệm là xác định chu kỳ bán rã của đồng vị không bền Ba137m.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG PLATEAU CỦA ỐNG ĐẾM GEIGERMULLER (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)