5.1. Cắm bộ cung cấp điện vào nguồn điện và vào phía sau của hộp ST- 350. Tiếp theo tháo rất cẩn thận dây cáp mầu đỏ ra khỏi ống GM. Đặt ống GM vào bệ che chắn sao cho đầu cửa sổ hướng xuống phía dưới còn phần đầu nối BNC ở phía trên. Tiếp đến, nối đầu BNC của GM vào hộp ST-350. Cuối cùng là cắm dây cáp của ST-350 vào bộ kết nối phía sau máy tính.
5.2. Vặn nút nguồn ở phía sau của ST-350 đến vị trí On và vặn núm DISPLAY FUNCTION ở mặt trước để cài đặt. Sau đó mở dao diện máy tính bằng cách nhấn nút Start trên cây máy tính. Đi đến Programs -> tùy chọn SpecTech đối với ST-350. Sinh viên quan sát bảng điều khiển màu xanh xuất hiện trên màn hình.
5.3. Dưới mục Setup, chọn tùy chọn thiết lập HV, đặt thế của ống GM đến thế vận hành tối ưu, thế này thường là khoảng 900V. Đặt bước thế là không và tắt bộ kích hoạt bước thế. Từ mục Preset, chọn Runs bằng không và Preset Time là 60.
5.4. Đầu tiên, sinh viên tiến hành đo khi mà không có nguồn để thu được dữ liệu phông.
5.5. Tiếp đến đặt nguồn phóng xạ vào vị trí thứ hai của giá đỡ và tiến hành ghi nhận dữ liệu.
5.6. Đặt thêm tấm hấp thụ vào vị trí giá phía trên và ghi nhận dữ liệu, lặp lại ít nhất 5 lần với các tấm hấp thụ khác nhau.
6. Phân tích dữ liệu
6.1. Mở Microsoft Excel, sau đó mở file cần xử lý, đi đến Text Import Wizard bằng cách chọn Next, Next, và Finish.
6.2. Trong F6 nhập ‘Thời gian chết’, trong G6 nhập giá trị thời gian chết của ống GM đang được sử dụng.
6.3. Trong G9 nhập ‘Bề dày’, trong G10 nhập ‘mg/cm2’, trong G13 nhập bề dày của các tấm hấp thụ, cột F nhập tên các tấm hấp thụ được sử dụng.
66
6.4. Trong H9 nhập ‘Hiệu chỉnh’, H10 nhập ‘Số đếm’, trong H13 nhập công thức ‘=C13/(1-(C13*$G$6))’ để hiệu chỉnh thời gian chết cho ống đếm, sao chép công thức này xuống các ô tương ứng với dữ liệu đã thu được.
6.5. Trong I9 nhập ‘Hiệu chỉnh’, trong I10 nhập ‘Số đếm’, trong I13 nhập công thức ‘=H13-$C$12’ để hiệu chỉnh phông và sao chép công thức này vào các ô dữ liệu tương ứng.
6.6. Vẽ đồ thị của số đếm hiệu chỉnh với bề dày, chọn XY (Scatter) Plot sau đó chọn Next.
6.7. Đối với Chart Source Data chúng ta có hai cách để thay đổi các thiết lập mặc định. Trong cửa sổ Data Range, khi mà mục Data Range Tab được chọn, kích con trỏ vào bức tranh ngoài cùng bên phải của cửa sổ. Sau đó bạn sẽ chuyển đến bảng công việc, giữ phím Ctr và bôi đen dữ liệu cột I và cột J, sau đó nhấn Enter. Cách hai là chọn mục Series, kích vào Remove để giới hạn hai bộ số liệu, kích chuột phải vào cửa sổ giá trị x và bôi đen dữ liệu của cột J, kích chuột phải vào cửu sổ giá trị y và bôi đen dữ liệu trong cột I, sau đó kích Next. Điền đầy đủ các mục tên đồ thị, tên trục x, và tên trục y, sau đó kích Next. Cuối cùng bạn chọn cách lưu dữ liệu theo kiểu để riêng bảng số liệu và đồ thị hoặc là lưu chung cả bảng dữ liệu và đồ thị và kích Finish.
7. Kết thúc thí nghiệm
Bạn có thể mô tả được mối quan hệ giữa hoạt độ hạt beta với bề dày hấp thụ.
8. Câu hỏi sau khi hoàn thành thí nghiệm
8.1. Dữ liệu thực nghiệm bạn thu được có dạng hình gì? 8.2. Độ dốc của đồ thị bạn vẽ được xác định bằng cách nào?
8.3. Khoảng đi được của hạt beta là gì? Có phải là khoảng cách mà tất cả các hạt beta đều bị dừng lại phải không?
Hướng dẫn: Là khoảng cách mà tại đó hầu hết các hạt beta bị mất hết năng lượng.
67
8.4. Khi hạt beta đi trong môi trường vật chất sẽ tạo ra bức xạ tia x, còn được gọi là phát bức xạ hãm. Trong thí nghiệm này bạn có thu được bức xạ hãm hay không? Có cách nào để giảm tối đa hiện tượng phát bức xạ hãm hay không?
Hướng dẫn: Trong thí nghiệm này có tồn tại các bức xạ hãm. Để giảm thiểu sự
phát bức xạ hãm chúng ta dùng các tấm hấp thụ có số hiệu nguyên tử nhỏ, và có bề dày lớn.
68 Họ và tên: Họ và tên: Phiên thí nghiệm: Ngày thực hành Các thành viên:
BẢNG DỮ LIỆU DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH SỰ HẤP THỤ CỦA CÁC HẠT BETA XÁC ĐỊNH SỰ HẤP THỤ CỦA CÁC HẠT BETA
Ống GM số:……….; Thời gian đo:……..….; Thời gian chết:……..……;
69