Nhóm giải pháp phát triển, khai thác nguồn thu

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã, thành phố vinh, nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 01 pdf (Trang 68)

- Phát triển và khai thác nguồn thu nhằm tăng thu ngân sách:

Tận thu ngân sách là một biện pháp thiết thực để thống nhất thu và tăng thu cho ngân sách xã. Tận thu không phải là một việc làm giản đơn, nên đòi hỏi người cán bộ phải tận tụy với công việc, phải đầu tư chúng, chính sách thuế nói riêng và phải có đạo đức phẩm chất của người cán bộ tài chính cơ sở.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng xã để khai thác có hiệu, phát triển nguồn thu bền vững; nghiên cứu để thực hiện có hiệu quả công tác

63

chống thất thu. Khi có số liệu khảo sát điều tra phải tiến hành lập biên bản có xác nhận của đối tượng nộp thuế, phí để làm căn cứ lập bộ thuế. Đồng thời phải nghiên cứu và sử dụng linh hoạt các hình thức thu và biện pháp thu thích hợp, không nên áp dụng cứng nhắc và máy móc làm thế nào đó để vừa chống được thất thu, tăng thu cho ngân sách, vừa khuyến khích được người nộp thuế đặc biệt là phải có hình thức thưởng, phạt theo mức độ một cách nghiêm minh, thỏa đáng và nên có cơ chế gắn lợi ích vật chất của cán bộ thu với số tiền thực thu vào ngân sách.

Mặt khác, định kỳ phải có sơ kết, kiểm điểm, bổ cứu, khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ thực sự có thành tích và uốn nắn nhắc nhở những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc chấp hành thu nộp thuế.

- Tăng cường nuôi dưỡng nguồn thu, khai thác các nguồn thu và quản lý chặt chẽ nguồn thu:

Để phát triển nguồn thu cho ngân sách xã, ngoài việc phải tận dụng khai thác những tiềm năng hiện có, xã cần phải có biện pháp nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bằng cách xây dựng chợ, bến bãi…, dành một phần vốn đầu tư khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các xã ngoại thành…

- Nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự phối, kết hợp của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác thu ngân sách:

Phải coi công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí không chỉ riêng của ngành thuế mà là nhiệm vụ của chung toàn xã hội. Sự kết hợp giữa cơ quan thu và chính quyền là cơ sở hết sức quan trọng nhằm hoàn thiện nhiệm vụ thu, chi NSX; phải sử dụng đồng bộ và thống nhất các biện pháp nhằm động viên khai thác tối đa các nguồn thu trên địa bàn và phân phối nguồn thu đó làm sao cho có hiệu quả và hợp lý. Điều này đòi hỏi xã phải có những biện pháp tổ chức thật cụ thể, linh hoạt, tự lực tự cường, khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương để phát huy tối đa nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành trong việc phát triển nguồn thu cho Ngân sách xã.

69

Ở cấp xã không được tự đặt ra các khoản thu trái với qui định nhà nước, nhưng hàng năm căn cứ vào tình hình cụ thể và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, việc khai thác nguồn thu, đa dạng hóa hình thức thu trong điều kiện pháp luật cho phép thì cần phải có sự nghiên cứu vận dụng theo hướng tích cực chủ động. ví dụ như: Qui hoạch các khu dân cư, mở rộng đường giao thông nông thôn, xây dựng chợ, trung tâm thương mại … để tăng thêm giá trị kinh tế đất (đặc biệt là đất ở mặt đường) và sẽ tạo ra nhiều nguồn thu phí, lệ phí ví dụ như phí chợ, phí trông giữ xe, phí cho thuê quầy ốt dịch vụ và ki ốt bán hàng… đây là điều kiện để tăng nguồn thu của ngân sách xã.

Muốn tăng thu ngân sách xã thì cần phải triệt để khai thác nguồn thu tự có của xã, và phải đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư sản xuất kinh doanh để tạo ra nguồn thu mới về lệ phí và thuế. Trong xây dựng nguồn thu phải biết chủ động linh hoạt khai thác triệt để lợi thế của xã để không ngừng đa dạng hóa nguồn thu và tăng thu cho ngân sách xã.

Các khoản phí, lệ phí như: phí chợ, phí trông giữ xe … phát sinh rải rác nhiều lần trong ngày, trong tháng, ở nhiều địa điểm khác nhau, cán bộ thu của xã không thể trực tiếp thu được mà phải thông qua hình thức đấu thầu nộp khoán cho một tập thể hay cá nhân nào đó, và định kỳ người nhận thầu nộp tiền vào ngân sách xã.

Các khoản thu ổn định, có thể tính toán lập kế hoach thu gần sát đúng với phát sinh thực tế, có địa chỉ cụ thể của người nộp, thì Cơ quan thuế hoặc Cán bộ Kế toán Tài chính xã tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã ký thông báo nộp thuế (hoặc phí, lệ phí) gửi đến tận đối tượng nộp thuế. Người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong thông báo. Việc thu và nộp thực hiện tại trụ sở UBND xã hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của xã mở tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.

Các đối tượng nộp thuế và lệ phí nếu có biểu hiện trốn lậu thuế, dây dưa, chậm nộp, hoặc chiếm đoạt tiền thuế thì chính quyền xã phải có biện pháp giải quyết, từ thấp đến cao, từ giáo dục, thuyết phục nếu không có hiệu quả thì

70

phải có biện pháp cứng rắn, theo qui định của pháp luật, nhưng phải tiến hành chặt chẽ và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.

Tóm lại hình thức và biện pháp tổ chức thu ngân sách xã không thực hiện một cách máy móc, cứng nhắc mà phải căn cứ vào tình hình thức tế mà xác định hình thức thu, biện pháp thu thích hợp và đúng với quy định của pháp luật là một trong những điều kiện để tăng thu cho ngân sách, góp phần chống thất thu, đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các nguồn thu vào ngân sách xã.

Tận thu hết các nguồn thu:

Hướng khắc phục các nguyên nhân và tồn tại nêu trên là trước khi lập bộ thuế hoặc kế hoạch thu ngân sách thì cơ quan thuế (đội thuế xã) phải phối hợp với xã (Kế toán ngân sách) tiến hành điều tra khảo sát thực tế để nắm chắc các chỉ tiêu tính thuế của từng sắc thuế theo quy định.

Khi có số liệu khảo sát điều tra phải tiến hành lập biên bản có xác nhận của đối tượng nộp thuế hoặc lệ phí để làm căn cứ lập bộ thuế. Đồng thời phải nghiên cứu và sử dụng linh hoạt các hình thức thu và biện pháp thu thích hợp không áp dụng cứng nhắc máy móc.

Tận thu không phải là một việc làm giản đơn nên đòi hỏi người cán bộ phải tận tụy với công việc, phải đầu tư nghiên cứu và phải am hiểu chính sách chế độ tài chính và pháp luật nói chung.

- Thực hiện đổi mới tăng cường quản lý chi ngân sách phường, xã

Trước hết cần có cơ cấu chi ngân sách một cách thích hợp: Thời gian qua chi cho đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Vinh còn chiếm tỷ lệ thấp, các khoản chi tiếp khách, hội nghị, vật dụng văn phòng… còn cao, cần thiết phải có sự cân nhắc giữa các khoản chi này đảm bảo triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Đảm bảo chi đúng đối tượng, chi đúng kế hoạch, tiêu chuẩn định mức chi của xã. Hiện nay còn tồn tại khoản chi hỗ trợ cho công tác thu trên địa bàn còn cao, không đúng với phạm vi trách nhiệm của xã cần phải khắc phục ngay tình trạng này.

71

Công việc điều hành chi, trước hết cần dựa vào kế hoạch, dự toán được duyệt và nhiệm vụ chi được giao. Trong chi thường xuyên, hàng quý xã phải lập dự toán cụ thể và đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định giữa cơ quan tài chính, cơ quan cấp trên xét duyệt. Căn cứ vào khả năng thu ngân sách xã cơ quan tài chính ra thông báo dự toán cho xã. Đảm bảo chi thường xuyên phải tuân thủ đúng theo quy định của nhà nước, chỉ đựơc phép chi khi khoản đó đã có trong dự toán được duyệt, chi đúng chế độ, định mức được giao, đựơc chủ tài khoản chuẩn chi.

Trong chi đầu tư phát triển, quản lý khoản chi này phải đảm bảo đúng các nguyên tắc tài chính, không giàn đều mà có sự lựa chọn, tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, không chắp vá đảm bảo chất lượng tuổi thọ công trình và phục vụ ngày một tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của nhân dân trên địa bàn xã. Thực hiện bàn bạc dân chủ, thống nhất các khoản chi, thu một cách công khai theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm tránh tình trạng tiêu cực, giữ đoàn kết nội bộ, tạo niềm tin với nhân dân.

Tiết kiệm chi tiêu ngân sách xã:

Ngân sách xã lớn mạnh và phát huy tác dụng, không chỉ cốt ở nguồn thu mà quản lý tốt trong chi tiêu ngân sách xã là yếu tố tích cực, quan trọng trong xây dựng ngân sách xã. Chi ngân sách có mục đích, có nội dung thiết thực, khoa học, hợp lý, thỏa đáng, có tác dụng trở lại để thúc đẩy ngân sách xã phát triển, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại.

Khi xác định một khoản chi ngân sách trước hết phải căn cứ vào chính sách chế độ, yêu cầu thiết thực về quản lý nhà nước, về phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu xây dựng con người và bảo vệ con người…

Tiết kiệm chi đồng nghĩa với việc tăng thu ngân sách, là một nhân tố tích cực để xây dựng và phát triển ngân sách xã vững mạnh. Trong thời gian qua tại một số xã qua kiểm tra thực tế thấy việc quản lý chi tiêu không khoa học, không tiết kiệm, nhiều khoản chi khồn đúng mục đích, trái chế độ, đặc biệt là

72

các khoản chi hội họp, ăn uống, tiếp khách, xây dựng cơ bản… gây lãng phí và thất thoát của ngân sách xã.

Tiết kiệm chi không có nghĩa là cắt xén các khoản chi hoặc không chi cho những nhu cầu cần thiết.tiết kiệm chi không phải số tiền đã chi lớn hay nhỏ mà là có mục đích thiết thực hay không? Có đúng định mức, đúng chính sách chế độ hay không?Các khoản chi đột xuất ngoài kế hoạch thì bao nhiêu là vừa ?

Tiết kiệm chi là kiên quyết cắt bỏ hoặc không chi những khoản chi xét thấy không có mục đích, không có tác dụng thiết thực cho việc công, các khoản chi trái với chính sách chế độ, vượt định mức qui định về chi tiêu của nhà nước, các khoản chi không có hiệu quả về kinh tế - xã hội, các công trình xây dựng cơ bản xét thấy không phát huy tác dụng.

Tiết kiệm chi là thực hiện chi đúng, chi đủ, chi kịp thời các khoản chi xét thấy thực sự cần thiết cho việc công, các khoản chi đúng chính sách, đúng chế độ, đúng định mức, các khoản chi có mục đích và nội dung rõ ràng có tác dụng tích cực trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.

Trong điều kiện nguồn thu ngân sách xã còn hạn hẹp thì việc quản lý chi tiêu khoa học tiết kiệm có một ý nghĩa to lớn trong quá trình quản lý ngân sách xã. Tiết kiệm chi ngân sách vừa có ý nghĩa kinh tế xã hội vừa có ý nghĩa bảo vệ cán bộ. để thực hiện tiết kiệm chi thiết thực, ngay từ khi lập kế hoạch chi ngân sách, tức là phải tính toán tỷ mye, cụ thể, cân nhắc, xem xét kỹ các khoản chi. Đồng thời phải xây dựng qui chế thưởng, phạt rõ ràng trong quản lý chi tiêu, người ra lệnh chi phải chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cũng như trước pháp luật về những lãng phí thất thoát, tiền và tài sản của ngân sách xã do quyết định chi tiêu không tiết kiệm.

Thu chi ngân sách xã phải được phản ánh đầy đủ vào ngân sách nhà nước, các khoản thu lẻ thì lập bảng kê và chứng từ nộp vào nộp kho bạc theo định kỳ. thực hiện chế độ lập kế hoạch thu chi tiền mặt và xác định tồn quỹ tiền mặt tại xã theo định mức cho phép của kho bạc nhà nước.

73

3.2.3. Nhóm giải pháp khác

- Tăng cường quản lý ngân sách phường, xã theo quy định

Để tăng cường quản lý Ngân sách xã theo đúng quy định, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý thuế trong cán bộ và nhân dân. Đồng thời, quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt các nội dung quản lý Ngân sách xã theo Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính và các quy định của cấp có thẩm quyền. Đây là căn cứ để quản lý Ngân sách xã và là một bước quan trọng tạo tiền đề để cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã. Thành phố cần tăng cường rà soát, áp dụng thống nhất trên địa bàn, để các đơn vị thực hiện theo quy định.

- Tuân thủ nghiêm các khâu trong quy trình quản lý ngân sách

+ Công tác xây dựng dự toán ngân sách:

Công tác xây dựng dự toán ngân sách hàng năm phải phản ánh được tương đối đầy đủ các nguồn thu, lường hết các khoản chi và đảm bảo đúng Pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế. Không ngừng nâng cao ý thức của các cấp chính quyền về công tác lập dự toán, lập kế hoạch thực hiện dự toán và quyết toán NSX đúng chế độ. Để đảm bảo cho hoạt động quản lý thu chi NSX đạt kết quả tốt phải không ngừng trau dồi kiến thức.

+ Chấp hành dự toán Ngân sách :

Thực hiện đúng quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện của cấp thẩm quyền: quản lý tài chính ngân sách xã phải chặt chẽ phù hợp và không được trái với các điều luật, các văn bản quy định về quản lý ngân sách xã; các khoản thu, chi ngân sách xã phải được quản lý qua Kho bạc nhà nước để chấp hành dự toán đảm bảo theo chế độ tài chính quy định.

+ Chấp hành công tác Kế toán và quyết toán:

UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán NSX theo mục lục NSNN áp dụng đối với cấp xã và chế độ kế

toán Ngân sách xã hiện hành (Theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách và

74

tài chính xã; Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 của Bộ Tài chính về sửa đổi bổ sung chế độ Kế toán ngân sách xã ); thực hiện chế độ báo

cáo kế toán và quyết toán theo quy định.

Những khoản chi trong trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được do nguồn thu tập trung chậm thì được phép chi hết ngày 15/01 năm sau. UBND cấp xã phải tiến hành lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm trình HĐND xã phê duyệt, đồng thời gửi phòng Tài chính - Kế hoạch TP để tổng hợp, gửi báo cáo quyết toán năm cho phòng Tài chính- Kế hoạch chậm nhất ngày 15/02 năm sau. Quyết toán chi Ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu Ngân sách xã. Kết dư Ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi Ngân sách xã. Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Vinh có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán chi Ngân sách xã, nếu có sai sót phải báo cáo cho UBND thành phố Vinh yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh lại theo quy định.

- Quan tâm phát triển kinh tế để phát triển nguồn thu

Khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách một cách ổn định và phát triển, đảm bảo cân đối ngân sách trên địa bàn. Khơi dậy ngành nghề truyền thống, mở mang ngành nghề mới, tăng nguồn thu cho NSX đồng thời nâng cao đời sống của nhân dân.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và công khai tài chính Luôn coi trọng công tác kiểm tra nội bộ và kiểm tra hành chính, đẩy

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã, thành phố vinh, nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 01 pdf (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)