Quản lý chi ngân sách phường,xã

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã, thành phố vinh, nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 01 pdf (Trang 48)

Năm 2009 tổng chi ngân sách xã là 162.249 triệu đồng, đạt 110% kế hoạch; năm 2010 chi ngân sách xã là 217.845 triệu đồng, đạt 121% kế hoạch

Năm 2011 tổng chi ngân sách xã là 234.542 triệu đồng, đạt 108% kế hoạch và tăng 44,6% so với năm 2009, trong đó năm 2011 chi XDCB đạt 131.649 triệu đồng, tăng 35% so với năm 2009. Tổng chi ngân sách xã phần thường xuyên năm 2011 là 102.893 triệu đồng đạt 126,4% kế hoạch và tăng 61,5% so với năm 2009.

Năm 2012 tổng chi ngân sách xã là 263.435 triệu đồng, trong đó chi thường xuyên là 131.198 triệu đồng/kế hoạch 96.922 triệu đồng (tăng chủ yếu do điều chỉnh tăng lương của nhà nước).

43

Bảng 2.4. Chi ngân sách phường, xã địa bàn TP Vinh từ 2010 đến 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung chi

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 TỔNG CHI NGÂN SÁCH 181.014 217.845 213.049 234.542 206.001 263.435 I. Chi đầu tư

phát triển

121.913 135.459 131.649 131.649 109.079 132.238

II. Chi thường xuyên 56.441 82.386 81.400 102.893 96.922 131.198 1. Chi sự nghiệp xã hội 9.182 9.544 14.877 15.982 18.768 19.938 2. QLNN, Đảng, đoàn thể 34.187 56.381 55.350 68.872 61.610 91.027 3. Chi sự nghiệp kinh tế 2.754 4.492 3.040 4.018 3.680 7.858 4. Chi SN GD- ĐT, Y tế 1.524 1.681 1.326 2.100 1.498 1.315 5. Sự nghiệp VHTT+TDTT 2.286 3.536 1.987 5.026 3.286 3.286 6. Chi AN-QP, DQTV 3.852 3.745 3.280 4.595 5.840 5.686 7. Chi khác 2.656 3.007 1.540 2.300 2.240 2.088

44

Bảng 2.5. Tổng hợp thu, chi ngân sách phường, xã năm 2013 (mới bs)

ĐVT: Triệu đồng Tên phường, xã Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ tự cân đối so với chi Tổng chi thường xuyên Tổng thu cân đối thường xuyên Hưởng trợ cấp cân đối TX Tổng chi thường xuyên Tổng thu cân đối thường xuyên Hưởng trợ cấp cân đối TX Tổng cộng 129.290 60.366 68.924 125.785 58.845 68.924 46,8 1

Phường Cửa Nam 5.175 2.011 3.164 5.075 1.911 3.164 37,7

2 Đội Cung 4.182 1.757 2.425 4.380 1.955 2.425 44,6 3 Lê Mao 3.602 1.956 1.646 4.494 2.848 1.646 63,4 4 Lê Lợi 5.667 3.999 1.668 5.542 3.874 1.668 69,9 5 Hà Huy Tập 5.162 3.620 1.542 5.309 3.767 1.542 71,0 6 Quang Trung 4.612 4.612 4.606 5.053 109,7 7 Hồng Sơn 4.732 4.732 4.386 5.923 135,0 8 Trường Thi 5.585 3.522 2.063 5.263 3.200 2.063 60,8 9 Bến Thủy 3.797 1.666 2.131 4.316 2.185 2.131 50,6 10 Trung Đô 4.440 2.478 1.962 4.199 2.237 1.962 53,3 11 Hưng Bình 5.194 3.783 1.411 5.170 3.759 1.411 72,7 12 Hưng Dũng 7.000 6.059 941 6.695 5.754 941 85,9 13 Đông Vĩnh 4.719 1.126 3.593 4.845 1.252 3.593 25,8 14 Vinh Tân 6.730 3.279 3.451 5.178 1.727 3.451 33,4 15 Quán Bàu 3.760 1.725 2.035 4.378 2.343 2.035 53,5 16 Hưng Phúc 4.000 1.471 2.529 4.046 1.517 2.529 37,5 17 Xã Nghi Phú 6.095 2.273 3.822 6.682 2.860 3.822 42,8 18 Hưng Đông 4.796 1.388 3.408 4.783 1.375 3.408 28,7 19 Hưng Lộc 5.629 1.772 3.857 5.607 1.750 3.857 31,2 20 Hưng Hòa 6.423 1.617 4.806 5.365 559 4.806 10,4 21 Nghi Kim 6.800 2.116 4.684 5.719 1.035 4.684 18,1 22 Nghi Ân 6.848 2.338 4.510 5.004 494 4.510 9,9 23 Nghi Liên 5.393 730 4.663 5.159 496 4.663 9,6 24 Nghi Đức 4.384 336 4.048 4.407 359 4.048 8,1 25 Hưng Chính 4.565 0 4.565 5.177 612 4.565 11,8

45

Qua bảng tổng hợp thu chi ngân sách phường, xã năm 2013, thấy rằng thu ngân sách thường xuyên không đạt kế hoạch phấn đấu do đó phải tiết giảm chi để đảm bảo nguồn cân đối. Mặt khác, trong năm chỉ có 2/25 đơn vị tự cân đối được nguồn thường xuyên, số còn lại phải hưởng trợ cấp từ ngân sách cấp trên.

2.2.2.1 Chi thường xuyên - Chi về quản lý hành chính

Là khoản chi cho lĩnh vực Quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể, nhìn chung tăng khá, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 chi 56.381 triệu đồng. 2012 chi 91.027 triệu đồng, tăng 61 % so với năm 2010 (do hàng năm nhà nước có điều chỉnh chế độ tiền lương và chế độ thay đổi).

Chi lương, phụ cấp của cán bộ xã, hầu hết thực hiện theo đúng định mức, chế độ quy định. Tuy nhiên, do một số định mức còn bất cập với thực tế nên nhiều khi đơn vị cũng phải tìm cách vận dụng trong quá trình thực hiện để cán bộ xã yên tâm công tác. Đây là vấn đề khó khăn trong khả năng cân đối ngân sách của các cấp.

- Chi về đảm bảo xã hội

Khoản chi này thường tập trung vào các công việc sau:

Nhìn chung khoản chi này các xã đều thực hiện khá tốt, đã giải quyết được các vẫn đề xã hội đặt ra. Ngoài việc đảm bảo chế độ hưu xã theo Nghị định số 11/CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp của cán bộ xã; chi thăm hỏi nhân ngày lễ, ngày tết và trợ cấp thường xuyên, đột xuất cho các đối tượng chính sách, xã hội. Chi đảm bảo xã hội theo Nghị định 67/NĐ-CP và Nghị định 13/NĐ-CP của Chính phủ.

Do vậy, đã từng bước giúp các đối tượng chính sách khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, phát triển kinh tế.

46

Năm sau thường cao hơn năm trước, nhưng riêng năm 2012 thấp hơn năm 2010 vì do tiết kiệm chi theo Nghị quyết 11/2011/NĐ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát. Bình quân một xã chi cho khoản này từ 80 đến 100 triệu đồng/ năm.

Tuy số chi về khoản này không lớn, nhưng đáng quan tâm là khoản chi này rất dễ lãng phí. Thực tế hiện nay chế độ chi tiêu hội nghị, tiếp khách quá thấp đã buộc các đơn vị phải phân bổ số thực chi về hội nghị tiếp khách vào các hoạt động khác, để đảm bảo tính hợp lý trong báo cáo tài chính.

2.2.2.2. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản

Năm 2009 số chi về đầu tư xây dựng cơ bản của khối phường, xã thực hiện là 97.551 triệu đồng, năm 2010 là 135.459 triệu và năm 2011 là 131.649 triệu đồng. Năm 2012 là 132.238 triệu đồng

Hầu như các xã chỉ mới quan tâm tới việc thu như thế nào để đảm bảo nguồn chi, chứ chưa tự đặt câu hỏi ngược lại chi như thế nào để đảm bảo nguồn thu. Hiện nay, một số xã tình hình cân đối chi gặp rất nhiều khó khăn do: thực hiện Nghị quyết 11/2011/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát ; tiến độ làm các thủ tục xây dựng hạ tầng, bồi thường GPMB để khai thác quỹ đất chậm do thị trường đất đai trầm lắng; doanh nghiệp, hộ kinh doanh khó tiếp cận được với nguồn vốn vay do chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước. Mặt khác, công tác kế hoạch hóa vốn xây dựng cơ bản còn thụ

động do khi phê duyệt dự án (phê duyệt cơ cấu nguồn vốn đầu tư trong Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật chưa rõ ràng, cụ thể), nguồn vốn có đến đâu thì tổ chức

thông báo giải ngân đến đó. Thậm chí có công trình đã bố trí kế hoạch vốn đầu năm nhưng do khó khăn về nguồn lại phải điều chỉnh lại cơ cấu vốn đầu tư trong quyết định phê duyệt Dự án (Báo cáo Kinh tế kỹ thuật) chi phối rất lớn công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Mặt khác, kế hoạch của các đơn vị đã được giao từ đầu năm, song các phường, xã chưa thực sự chủ động bố trí trong nguồn kinh phí được giao.

47

Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn thành phố đã xây dựng được 14 chợ khu vực và nhiều ky ốt dịch vụ. Đặc biệt, có công trình xây dựng Đình chính chợ Vinh được đầu tư với giá trị gần 200 tỷ đồng đã được đưa vào sử dụng (nguồn vốn chủ yếu là huy động trước tiền thuê địa điểm kinh doanh cố định của các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ). Ngoài ý nghĩa tạo nguồn thu thường xuyên cho ngân sách nó còn tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn gia đình và là nơi tiêu thụ các sản phẩm cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp….là cầu nối giữa cung và cầu làm cho lưu thông hàng hóa được chuyển biến, thúc đẩy sản xuất phát triển.

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách phường, xã hiện nay

2.3.1. Những mặt tích cực của hoạt động quản lý ngân sách xã

Qua thực hiện thấy rằng, công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn thành phố Vinh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan. Hầu hết các phường, xã trong thành phố đều nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc quản lý Ngân sách xã theo Luật ngân sách nhà nước. Các xã đã từng bước được cải tổ sắp xếp lại bộ máy, xác định rõ chức danh kế toàn Ngân sách xã trong bộ máy cán bộ xã. Chính quyền ở xã dần dần đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, từ chỗ thụ động, trông chờ vào ngân sách cấp trên nay đã chủ động bàn biện pháp khai thác nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu, phát huy tối đa thế mạnh của từng xã để tăng thu, chú trọng quản lý giám sát chặt chẽ các khoản thu, sửa đổi cơ cấu chi ngày càng phù hợp hơn với nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; thu, chi đều dựa trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.3.1.1. Về thu ngân sách

Thu ngân sách xã, bao gồm 3 nguồn thu chính đó là: các khoản thu 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ kệ % và thu từ ngân sách cấp trên. Tình hình thu ngân sách xã của thành phố Vinh trong năm qua đã có những nỗ lực nhất định. Tổng thu ngân sách xã qua các năm có chiều hướng tăng, Thu Ngân sách xã của thành phố Vinh được phản ánh qua số liệu đã tổng hợp

48 ở các biểu trên.

Bên cạnh những mặt đạt được thì tình hình quản lý thu cũng còn một số hạn chế. Xét về tổng thu các xã đều hoàn thành kế hoạch được giao nhưng về cơ cấu các khoản thu thì chưa bảo đảm tính bền vững. Nguồn thu ở một số xã như: Hưng Lộc, Nghi Phú Hưng Đông… trong mấy năm gần đây tăng nhanh phần lớn là khoản thu từ đất đai. Nhưng đây lại là nguồn thu không có tính chất lâu dài, dần dần sẽ hạn chế. Các khoản thu điều tiết từ các khoản thuế là nguồn thu có tính chất lâu dài ở xã nhưng chưa được các xã thực sự quan tâm một cách đúng đắn. Về khoản thu từ trợ cấp cho xây dựng cơ bản. Do tình trạng chung của các xã hiện nay vẫn chưa tự cân đối thu - chi được, mà phần lớn khoản chi cho xây dựng cơ bản đều chờ sự trợ cấp của ngân sách cấp trên.

Qua tình hình biến động trong việc thu ngân sách năm 2012 thấy rằng: - Một số yếu tố trên đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều hành ngân sách, hầu hết các khoản thu đạt thấp, không hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch giao đầu năm, làm hụt nguồn thu cân đối chi ngân sách thường xuyên. Nhưng nhờ có khoản thu phí, lệ phí và Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt cao so với kế hoạch đã giúp giảm hụt thu cân đối.

- Tăng trưởng kinh tế giảm, lãi suất ngân hàng đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, nhiều doanh nghiệp chấp nhận phương án phạt chậm nộp thuế đã ảnh hưởng rất lớn đến thu ngân sách.

- Thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân làm thu ngân sách đạt thấp và giảm so với cùng kỳ.

- Khi Nhà nước thắt chặt đầu tư công làm ảnh hưởng rất lớn đến số thuế nộp ngân sách của các doanh nghiệp.

- Thị trường bất động sản đóng băng làm cho các dự án không huy động được vốn, dẫn đến nợ đọng tiền sử dụng đất.

- Sức mua thị trường trong nước hạn chế nên nguồn thu lệ phí trước bạ đạt và thuế thu nhập cá nhân đạt thấp.

49

- Do ngân sách của tỉnh khó khăn nên việc bổ sung có mục tiêu ngoài dự toán đầu năm cho các đơn vị hưởng trợ cấp không kịp thời. (Chênh lệch tiền lương mới và phụ cấp).

- Vốn đầu tư bố trí còn dàn trải; Tiến độ XDCB chậm - giải ngân vốn đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch; Công tác GPMB còn nhiều vướng mắc. Điều chỉnh giảm chi thường xuyên từ nguồn phấn đấu tăng thu nhưng thu không đạt chỉ tiêu phấn đấu còn chậm.

- Quy định mới tăng tỷ lệ điều tiết đối với hộ kinh doanh cá thể.

2.3.1.2. Về chi ngân sách

Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã (đường, nước, trường học, điện, nhà văn hóa, trạm y tế…) là một nhiệm vụ rất cơ bản và cần thiết, đó là điều kiện để từng bước xây dựng nông thôn mới đối với các xã ngoại thành, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng nhanh sản lượng sản phẩm cây trồng và vật nuôi đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, là điều kiện để đảm bảo hài hòa tốt nhất giữa chủ trương của Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế của các tổ chức và lợi ích của người dân.

Trong mấy năm gần dây các xã trên địa bàn thành phố đã thực hiện tốt cơ cấu chi, chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo được chi thường xuyên như chi lương, phụ cấp cho cán bộ công chức xã, chi văn hóa, giáo dục, bảo trợ xã hội … và các hoạt động khác ở xã. Trong cơ cấu chi của ngân sách, xã đã tập trung đầu tư cho chi văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Tập trung ưu tiên chi tiền lương và các khoản tối thiểu cần thiết khác, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiết kiệm chi gắn với đẩy mạnh xã hội hóa đối với mọi hoạt động, thanh toán dứt điểm các khoản nợ XDCB sau quyết toán. Đặc biệt, các đơn vị đã chủ động cân đối kinh phí hoạt động trên cơ sở kế hoạch được giao và chế độ tài chính hiện hành, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

50

Đây là những mặt tích cực của công tác quản lý chi ngân sách xã vì nó đã tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Ở các xã cần tiếp tục phát huy hơn nữa ưu điểm này.

Bên cạnh đó, một số xã cũng đã đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế. Nhìn chung về tổng thể thì công tác quản lý thu - chi ngân sách của các xã trên địa bàn thành phố Vinh trong mấy năm qua có chuyển biến tương đối tốt. Chính quyền cấp xã đã đề cao trách nhiệm của mình trong phát triển kinh tế, xã hội, động viên các nguồn tài chính từ nội bộ của xã. Đó là, khai thác và quản lý tốt các tiềm năng sẵn có và khả năng của xã để tạo ra ngày càng nhiều nguồn thu ổn định cho ngân sách xã. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số xã chưa tập trung phát triển nguồn thu mới tại xã, biện pháp quản lý khai thác chưa được chú ý, còn bỏ sót nhiều nguồn thu hoặc chưa tận thu hết; chưa có kế hoạch xây dựng nguồn thu vững chắc cho ngân sách xã.

Về công tác Báo cáo quyết toán theo định kỳ:

Theo quy định, hàng quý cấp xã đều phải tiến hành lập báo cáo quyết toán, lập bảng đối chiếu thu chi ngân sách với Kho bạc nhà nước thành phố Vinh để gửi phòng Tài chính - kế hoạch, tổng hợp quyết toán Ngân sách xã.

Tuy nhiên, việc Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán Ngân sách xã có một số đơn vị làm tốt, song cũng có một số xã làm chưa tốt, chưa thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã, thành phố vinh, nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 01 pdf (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)