0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THS KINH TẾ 60 31 01 PDF (Trang 134 -149 )

- Về quản lý Nhà nước: Trong thời gian qua, Ban quản lý các KCN Hải Dương đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền thực hiện cơ chế quản lý “một cửa”. Tuy nhiên việc thực hiện thi cơ chế này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn vì KCN được xem là mô hình đặc thù nhưng lại chịu sự điều tiết của các luật khác nhau như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Do dó, đối tượng đầu tư vào KCN cũng chịu sự điều chỉnh bởi các luật khác nhau trên. Vì vậy, mặc dù được sự uỷ quyền thực hiên cơ chế quản lý “một cửa” nhưng thực tế Ban quản lý chưa có quyền quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp đang đầu tư vào các KCN. Kiến nghị với Quốc hội, trong thời gian chưa đồng bộ hoá được các điều luật nêu trên, cần sớm ban hành Luật

Khu công nghiệp và Chính phủ nên có chính sách chuyển Ban quản lý KCN thành một loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước chỉ nên thực hiện ở lĩnh vực lập kế hoạch, quy hoạch chung còn việc cải cách thủ tục hành chính ban hành các chế độ chính sách và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện ở từng KCN cụ thể không nhất thiết phải can thiệp sâu.

- Chính phủ cần có những quy định thoáng hơn nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng trong việc cho các doanh nghiệp thuộc diện di dời được vay vốn. Chẳng hạn như có thể cho các doanh nghiệp di dời vào KCN sử dụng nhà xưởng mới xây dựng (chưa có giấy chứng nhận hoàn công) trong KCN đem thế chấp để vay vốn ngân hàng, vì hiện nay muốn sử dụng tài sản này để thế chấp vay vốn thì doanh nghiệp phải làm song thủ tục hoàn công mới được giải ngân mà thời gian qua để tiến hành thủ tục hoàn công diễn ra khá lâu.

- Mặc dù hiện nay chính phủ đã ban hành khung giá thuê đất cho KCN để tránh việc “giảm giá thuê đất” để cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh và thành phố nhưng kiến nghị Chính phủ ban hành quy định cụ thể hơn về giá các loại đất cho từng vùng, từng địa phương chi tiết hơn, nguyên tắc và phương pháp xác định giá cho từng loại đất. Kiến nghị Trung ương ban hành các cơ chế chính sách thông thoáng và hợp lý hơn. Đặc biệt là cần thiết phải ban hành khung giá các loại đất giải toả nhằm nhanh chóng giải toả mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các KCN.

Ban quản lý cần xây dựng tiêu chuẩn mô hình KCN tại Hải Dương và chỉ đạo các KCN hiện nay cần xây dựng các KCN theo tiêu chuẩn đã được tỉnh phê duyệt (như yêu cầu về cấp điện, nước, xử lý chất thải...)

Tranh thủ các quan hệ của doanh nghiệp hiện có để thu hút thêm các dự án khác. Để đạt được điều đó, trước hết các KCN phải cung cấp một điều

trợ các doanh nghiệp tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc mời gọi các nguồn đầu tư.

Chủ động và tích cực thu hút đầu tư, đưa ra các biện pháp nhằm hấp dẫn đầu tư, ngoài ra cần thành lập các đoàn kêu gọi, vận động thu hút đầu tư ở nước ngoài hoặc xúc tiến việc thiết lập mạng lưới thông tin riêng về các KCN tại Hải Dương.

Để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra thì việc phát triển các KCN tập trung có một vai trò quan trọng. Tuy nhiên cần sớm quán triệt quan điểm là ưu tiên phát triển về chất hơn về lượng của các KCN, tránh hiện tượng đầu tư xây dựng tràn lan kém hiệu quả để các KCN tại Hải Dương thực sự đóng một vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đối với chính quyền tỉnh, cần thống nhất điều chỉnh lại quy hoạch các KCN, đối với KCN phát triển tốt cần mở rộng diện tích, đối với KCN hoạt động không hiệu quả cần chuyển mục đích sử dụng đất. Cần giao quyền cho Ban quản lý KCN làm đầu mối chủ trì hoạt động của các KCN.

Đối với Ban quản lý KCN : cần phải nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, quy định rõ ngành nghề cho từng KCN, đồng thời giải quyết tốt hơn lợi ích của người lao động của KCN. Cần có chính sách hỗ trợ về vốn và đầu tư khoa học - công nghệ để phát triển các KCN vì về lâu dài, KCN, KCX, khu công nghệ cao là “xương sống” cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, là nền tảng không thể thiếu được để chuyển dịch cơ cấu và phân công lao động xã hội.

KẾT LUẬN

Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế mới, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thể nhập khẩu bằng những mặt hàng sản xuất trong nước. Tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường nước ngoài để tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Là một tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hải Dương đã đánh giá được những tác động tích cực của vùng đến phát triển công nghiệp của tỉnh. Sau bốn năm phát triển (kể từ năm 2003) các KCN non trẻ của Hải Dương đã thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm, học tập được công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá. Cùng với quá trình phát triển các KCN là quá trình tạo ra sản phẩm mới, tạo ra con người mới với một tác phong công nghiệp, từ đó tạo ra một bộ mặt triển vọng trong sản xuất kinh doanh, góp phần đưa Hải Dương trở thành một tỉnh có công nghiệp, kinh tế- xã hội phát triển. Việc phát triển các KCN còn nhiều bài toán cần phải giải quyết triệt để và hiệu quả. Chỉ có như vậy, chúng ta mới thực sự tạo ra được những KCN có môi trường đầu tư hấp dẫn, phát huy tối đa được hết các nguồn lực và đảm bảo được quá trình phát triển nhanh và bền vững. Phát triển các KCN tại Hải Dương là một con đường và hướng đi thích hợp, đúng đắn để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sau một thời gian nghiên cứu và khảo sát thực tiễn một cách nghiêm túc, bước đầu luận văn đã đạt được một số kết quả sau đây:

+ Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá được một số vấn đề lý luận cơ bản về KCN, đưa ra bức tranh tổng quát về hoạt động phát triển KCN, đồng

thời nêu bật được các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề phát triển các KCN

+ Thứ hai, trên quan điểm coi trọng thực tiễn và quan điểm phát triển, tác giả đã đi sâu nghiên cứu khảo sát thực trạng hoạt động phát triển các KCN tại Hải Dương, đánh gía những tác động tích cực của KCN đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của Hải Dương. Trên cơ sở đó, luận văn cũng chỉ ra những hạn chế và những nhân tố gây cản trở hoạt động phát triển KCN tại Hải Dương.

+ Thứ ba, không dừng lại ở việc hệ thống hoá cơ sở lý luận, khảo sát thực tiễn hoạt động phát triển các KCN tại Hải Dương, trên cơ sở tìm hiểu những nguyên nhân của những hạn chế, luận văn đã đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm phát triển các KCN tại Hải Dương trong thời gian tới, đồng thời có những khuyến nghị thiết thực đối với Nhà nước nhằm phát triển các KCN và thu hút vốn đầu tư một cách hiệu quả

Việc tìm hiểu thực tế, tìm ra những tồn tại và kiến nghị những giải pháp phù hợp để phát triển các KCN trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước là điều cần thiết. Trên đây là toàn bộ nội dung của bản luận văn. Do tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu cũng như khả năng còn hạn chế về nhiều mặt nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Là một người tâm huyết còn tiếp tục nghiên cứu sâu về hoạt động phát triển các KCN tại Hải Dương, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, cũng như tất cả những ai quan tâm tới vấn đề này để luận văn có thể hoàn thiện hơn, đóng góp thiết thực hơn cho hoạt động phát triển các KCN tại Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban quản lý các KCN Hải Dương (2005), Các văn bản liên quan đến quản lý KCN.

2. Ban quản lý các KCN Hải Dương (Từ năm 2003 - 2006), Tình hình thực hiện qua các năm và phương hướng nhiệm vụ những năm tiếp theo.

3. Ban quản lý các KCN Hải Dương (1/2007), Báo cáo tình hình đầu tư vào các KCN tỉnh Hải Dương.

4. Ban quản lý các KCN Hải Dương (1/2007), Báo cáo tình hình cấp giấy phép đầu tư và chấp thuận đầu tư cho các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương.

5. Ban quản lý các KCN Hải Dương (1/2007), Báo cáo tình hình sử dụng đất trong các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương.

6. Ban quản lý các KCN Hải Dương (1/2007), Mức thuế suất, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khu công nghiệp thành lập theo Nghị định số 108/2006/NĐ - CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ.

7. Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương ( 1/2007), Báo cáo của các phòng thuộc Ban quản lý (Phòng quản lý lao động, phòng xuất nhập khẩu, phòng quản lý doanh nghiệp, phòng quản lý đầu tư).

8. Ngô Thế Bắc (2001), “Khu công nghiệp - Khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay” ,Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 3.

9. Nguyễn Thanh Bình (2007), "Giải quyết nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp ở Hà Nội.", Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 122.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lê Nin, Nxb Chính trị quốc gia.

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (7/2006), "Thành tựu 15 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

13. Các quy định mới về khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam (2005), Nxb Chính trị Quốc gia.

14. Phùng Quốc Chí (2004), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ, Khoa kinh tế - Đại học Quốc gia

Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Chọn (1996), Kinh tế đầu tư, Nxb Giáo dục.

16. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lê Nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia.

17. Trần Ngọc Hưng (2001), “Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế, số tháng 4.

18. Nguyễn Ngọc Mai (1998), Phân tích và quản lý các dự án đầu tư,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

19. Phan Tiến Ngọc (2006),"Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất với phát triển kinh tế Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 341.

20. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hoá ở Malaysia, Nxb Thế giới.

21. Quốc hội (2005), Luật đầu tư, số 59/2005/QH10.

22. Quy chế, Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP năm 1997.

23. Đinh Hữu Quý (2006), " Mô hình khu kinh tế đặc biệt trong điều kiện hội nhập", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 403.

24. Phương Ngọc Thạch (2006), " Các chính sách tác động không thuận lợi đến phát triển các khu công nghiệp", Tạp chí Phát triển kinh tế, số 188.

25. Đặng Văn Thắng (2006), " Nâng cao chất lượng quy hoạch khu công nghiệp- Bài học thực tiễn và những quan điểm định hưóng", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 397.

26. Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề kinh tế- xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia.

27. Vũ Anh Tuấn (2004), " Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, những vấn đề đặt ra", Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 2.

28. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (8/2003), Báo cáo quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Hải Dương đến năm 2005 và 2010.

29. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986),

Nxb Chính trị Quốc gia.

30. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991),

Nxb Chính trị Quốc gia.

31. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng

(1997), Nxb Chính trị Quốc gia.

32. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001),

Nxb Chính trị Quốc gia.

33. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006),

Nxb Chính trị Quốc gia.

Tiếng Anh

34. Aradhna Aggarwal (2004), Export Processing Zones in India: Analysis of the Export Performance, ICRIER.

36. Enrique Blanco de Armas & Mustapha Sadni Jallab (2002), A Review of the Role and Impact of Export processing Zones in World Trade: the Case of Mexico, University Lumière Lyon.

37. Michael. E. Porter (1996), The competitive Strategy. M.

Business.

38. Michael. E. Porter (1998), The competitive advantage of Nations. M. Business.

39. UNIDO, Vienna (1986), Guide to practical project appraisal social benefit - cost analysis in developing countries.

40. Wei Ge (1999), The Dynamics of Export Processing Zones,

UNTAD.

41. Các Website : www.mpi.gov.vn (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

www.haiduong.gov.vn (tỉnh Hải Dương)

www.binhduong.gov.vn (tỉnh Bình Dương)

www.dongnai.gov.vn (tỉnh Đồng Nai)

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KCN ... 9

1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ... 9

1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ... 9

1.1.2 KHÁI NIỆM VỀ KHU CHẾ XUẤT ... 10

1.1.3 KHÁI NIỆM VỀ KHU CÔNG NGHỆ CAO. ... 11

1.1.4. PHÂN BIỆT KHU CÔNG NGHIỆP VỚI KHU CHẾ XUẤT. ... 12

1.1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KCN ... 15

1.1.2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA KCN ... 15

1.1.2.2 VAI TRÒ CỦA KCN ... 17

1.1.3. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KCN ... 23

1.1.3.1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH KCN. ... 23

1.1.3.2. MÔ HÌNH CHO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KCN. ... 30

1.1.3.3. QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KCN. ... 32

1.1.3.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN ... 35

1.2. KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN KCN. ... 39

1.2.1. CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG ... 39

1.2.2. CÁC KCN TỈNH ĐỒNG NAI ... 41

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI HẢI DƯƠNG ... 48

2.1. MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẠI HẢI DƯƠNG ... 48 2.1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HẢI DƯƠNG. ... 48 2.1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HẢI

DƯƠNG (2001 - 2006). ... 49 2.1.2.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC. ... 49 2.1.2.2. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ YẾU KÉM. ... 60 2.1.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẠI HẢI

DƯƠNG ... 64 2.1.3.1. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CỦA KCN TẠI HẢI DƯƠNG ... 64 2.1.3.2 GIỚI THIỆU CÁC KCN TẬP TRUNG TẠI HẢI DƯƠNG. ... 67 2.1.3.3. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC KCN TẠI HẢI DƯƠNG ... 78 2.2 ĐÁNH GIÁ VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC KCN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ KHU TAM GIÁC KINH TẾ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HÀ NỘI- HẢI PHÒNG -

QUẢNG NINH. ... 89 2.2.1 NHỮNG ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC ... 89 2.2.2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẠI HẢI DƯƠNG ... 92 2.2.3 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THS KINH TẾ 60 31 01 PDF (Trang 134 -149 )

×