QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KCN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại hải dương luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 32 - 35)

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào

Để thu hút đầu tư vào KCN và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh các dự án ngoài việc hỗ trợ về tài chính, cơ chế quản lý thông thoáng thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN.

Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, ngoài những khó khăn về vốn, việc đền bù giải phóng mặt bằng là một công việc phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của nhà đầu tư. Nhiều KCN có khả năng thu

hút được nhiều nhà đầu tư nhưng lại gặp khó khăn trong việc đền bù giải toả nên không xây dựng được các công trình hạ tầng và bàn giao mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư. Nhìn chung, do các điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng KCN đem lại hiệu quả kinh doanh thấp và có nhiều rủi ro, khả năng thu hút vốn đầu tư chậm. Do vậy, cần có biện pháp thích hợp để hỗ trợ việc đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.

Để phát triển các KCN cần phải cải thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí đầu tư trong đó có việc giảm thuế đất để thu hút đầu tư, nhanh chóng lấp đầy KCN, bổ sung nguồn vốn, tạo việc làm... Doanh nghiệp phát triển hạ tầng sẽ thoả thuận giá cho thuê và phí phục vụ với Ban quản lý KCN cấp tỉnh. Nhưng nhìn chung mức này còn cao so với ngoài KCN. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong rào là để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, giúp họ có thể tiến hành xây dựng ngay nhà máy để sản xuất, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bao gồm các công trình như hệ thống cấp nước, cấp điện, giao thông, thông tin liên lạc....Đây cũng là yếu tố quan trọng để hấp dẫn các nhà đầu tư. Các công trình này phải được đấu nối với các công trình bên trong KCN. Trên thực tế, nhiều KCN triển khai xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư nhưng phải mất hàng năm để liên hệ với nhiều cơ quan Nhà nước và đôi khi phải tự bỏ tiền ra để xây dựng một số công trình ngoài hàng rào. Điều này có thể do sự thiếu phân công trách nhiệm rõ ràng, nhiều công trình đòi hỏi vốn đầu tư lớn....Do vậy tỷ lệ lấp đầy ở một số KCN còn hạn chế hoặc bị lỡ cơ hội được đầu tư. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào cần được quan tâm để có thể phát triển các KCN được tốt hơn.

Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các nhóm chức năng như: hành chính, chính trị, thương nghiệp, dịch vụ các loại, văn hoá xã hội, giáo dục - đào tạo, du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao. Cơ sở hạ tầng cụ thể là nhà ở, các công trình phục vụ y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí, khu thương nghiệp dịch vụ....Để phát triển cơ sở hạ tầng ngoài cải tạo hệ thống sẵn có thì phải phát triển mới để đáp ứng yêu cầu về lâu dài.

Khi các KCN được hình thành thì kéo theo nhu cầu về lao động làm việc trong các KCN tăng lên. Vì vậy, ngay từ khi hình thành các KCN phải có kế hoạch thu hút và đào tạo lao động để đáp ứng đủ số lao động và yêu cầu đặt ra.

Sự hình thành các KCN làm cho mật độ dân cư tại các KCN và nhu cầu về sinh hoạt, vui chơi, giải trí cũng gia tăng. Vì vậy, việc thu hút lao động và phát triển hạ tầng xã hội phục vụ KCN cần được tiến hành song song và điều này có vai trò quan trọng đối với việc phát triển KCN.

Nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển KCN

Vốn đầu tư phát triển KCN được huy động từ hai nguồn vốn đầu tư trong nước. Vốn đầu tư là yếu tố tiên quyết và có tính quyết định trong công cuộc đầu tư.

Đối với phát triển KCN, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là vốn FDI. Đây là nguồn vốn quan trọng đối với cả các nước nghèo và các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn FDI không gây nợ nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư, Vì vậy, thay cho việc nhận tỷ lệ lãi suất trên vốn đầu tư thì Nhà nước sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư đi vào hoạt động có hiệu quả. Chính điều này đã kích thích các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả. Mặt khác, qua thực tế phát triển các KCN cho thấy phần lớn các dự án đầu tư vào KCN được thực hiện bằng nguồn vốn FDI.

Vốn đầu tư trong nước bao gồm vốn Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguồn vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

có xu hướng ngày càng tăng do các KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước. Do các KCN được quy hoạch để phát triển lâu dài, việc thuê đất trong các KCN do không phải đền bù, giải toả, cơ sở hạ tầng có sẵn, thủ tục đơn giản thuận lợi nên các nhà đầu tư trong nước có xu hướng muốn phát triển sản xuất tại các KCN nhằm hạ chi phí và tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Vốn Nhà nước (Ngân sách nhà nước) được sử dụng vào việc đền bù giải toả, vốn tư nhân thường là đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng hoặc sản xuất kinh doanh.

Môi trường đầu tư

Khi hình thành KCN, song song với nó thì môi trường đầu tư là yếu tố then chốt để các KCN hấp dẫn các nhà đầu tư. Đó là: tạo lập môi trường chính trị trong nước và quốc tế ổn định; môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và vận hành có hiệu quả, có nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư như miễn giảm thuế, cải cách thủ tục hành chính.... ; xây dựng chiến lược kinh tế đối ngoại đúng đắn để thu hút FDI (như phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu, hướng về xuất khẩu, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới...). Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp và thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh xã hội phù hợp và thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những vùng kinh tế trọng điểm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại hải dương luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 32 - 35)