Khoảng cách di truyền và ưu thế lai ở ngô

Một phần của tài liệu đánh giá đa dạng di truyền nguồn vật liệu ngô phục vụ công tác chọn tạo giống ngô lai chín sớm, chịu hạn (Trang 28 - 30)

d) Chỉ thị SSR

1.6. Khoảng cách di truyền và ưu thế lai ở ngô

Sự bùng nổ của các giống thực vật lai được đánh dấu với cột mốc năm 1908 khi George Harrison Shull công bố công bố bài báo “The composition of a fieldof maize.” Bài báo chỉ ra rằng những giống được tạo ra bằng phương pháp tự thụở ngô cho thấy có ảnh hưởng chung nhất là giảm năng suất và sức sống, nhưng lai giữa hai dòng ngô khác nhau sẽ ngay lập tức cho kết quả là phục hồi sức sống và năng suất, trong nhiều trường hợp năng suất còn vượt xa hơn (Crow, 1998).

Ngày nay lý thuyết trung tâm của những nhóm ưu thế lai ở ngô thì kiểu hình là nguyên tắc cơ bản cả về lý thuyết lai giống và thực hành; ưu thế lai

được giải thích bằng giả thuyết siêu trội (Reif, Hallauer và Melchinger, 2005); gần đây sự mở rộng của thuyết ưu thế lại được đề xuất dựa trên cở sở dữ liệu trình tự DNA (Fu và Dooner, 2002). Theo đó những gene chức năng thường thiếu đi ở các dòng ngô và sự thiết hụt của các gene chức năng có thểđược bổ

sung bởi một dòng khác trong hạt lai F1 là kết quả trong các giống ưu thế lai.

Điều đó có nghĩa để tạo ưu thế lai trong những giống ngô lai cần phải sử dụng phép lai giữa hai dòng có sự khác biệt về di truyền nhằm tập chung các gen chức năng cần thiết trong hạt lai. Sự khác nhau về di truyền hay khoảng cách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 di truyền đóng vai trò là chìa khóa trong sự phát triển một chương trình lai giống (Reif và cs, 2003). Ngày nay kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền

được sử dụng nhằm dự đoán ưu thế lai giữa các dòng. Ưu thế lai biểu hiện ở

con lai F1 thông qua đánh giá sự gia tăng về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất như: chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt, số hạt/hàng, % khối lượng hạt/bắp…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Chương 2: NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu đánh giá đa dạng di truyền nguồn vật liệu ngô phục vụ công tác chọn tạo giống ngô lai chín sớm, chịu hạn (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)