Phân tích rủi ro kinh tế dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tính khả thi của nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 (Trang 47 - 50)

Tương tự như phân tích độ nhạy ở phần tài chính, đề tài đánh giá tính bền vững kinh tế của dự án bằng cách phân tích sự biến thiên của dự án đối với các rủi ro có thể xảy ra do sự thay đổi của các thông số đầu vào. Những biến giá mua than, giá điện kinh tế, chi phí vốn

35

đầu tư vẫn là những biến có ảnh hưởng lớn đến NPV kinh tế dự án dựa trên tỷ trọng của các biến này trong ngân lưu vào và ngân lưu ra kinh tế của dự án.

4.4.1.1 Phương án thay đổi giá điện kinh tế

Theo dự báo thì nguồn cung điện tại miền Nam vẫn tiếp tục căng thẳng trong tương lai, đề tài giả định giá điện kinh tế thấp nhất bằng với mức giá tài chính bình quân các dự án nhiệt điện hiện nay là 6cent/kwh và cao nhất là 8 cent/kwh bằng với mức giá các dự án phong điện đang bán. Như vậy giá điện kinh tế được thay đổi từ 6 đến 8 cent/kwh, kết quả độ nhạy tại Bảng 4.2.

Bảng 4.2 Kết quả phân tích độ nhạy theo giá điện kinh tế

Giá điện kinh tế cent/kwh 6 6.64 6.7 7.4 8

NPV kinh tế Triệu USD -297.91 0.00 28.75 355.42 635.41

IRR kinh tế % 7.46% 10.00% 10.23% 12.67% 14.59%

Ta thấy NPV kinh tế chịu tác động lớn bởi sự thay đổi của giá điện kinh tế, dự án sẽ không khả thi kinh tế nếu giá điện kinh tế nhỏ hơn 6,64 cent/kwh.

4.4.1.2 Phương án thay đổi giá mua than,

Giá than được thay đổi tăng/giảm tương tự với mô hình tài chính, kết quả tại Bảng 4.3. Bảng 4.3 Kết quả phân tích độ nhạy theo giá mua than kinh tế

Giá than thay đổi % -40% -20% 15% 28.33% 30%

NPV kinh tế Triệu USD 969.83 685.95 189.18 0.00 -23.73

IRR kinh tế % 16.71% 14.92% 11.46% 10.00% 9.81%

Kết quả cho thấy khi giá than tăng 28,10% thì tính khả thi kinh tế của dự án không đạt. 4.4.1.3 Phương án thay đổi chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư được thay đổi tăng/giảm 10% so với mô hình cơ sở, kết quả tại Bảng 4.4. Bảng 4.4 Kết quả phân tích độ nhạy theo chi phí đầu tư kinh tế

Vốn đầu tư thay đổi % -10% -5% 5% 10% 32.23%

NPV kinh tế Triệu USD 523.08 462.58 341.58 281.09 0.00

36

Bảng 4.4 cho thấy khi tăng/giảm chi phí đầu tư 10% thì NPV kinh tế đều dương, dự án không khả thi về mặt kinh tế khi tổng mức đầu tư tăng quá 32,23%.

4.4.2 Phân tích kịch bản

Đề tài giả định 3 kịch bản xảy ra đối với dự án khi phân tích kinh tế đó là kịch bản xấu, kịch bản cơ sở và kịch bản tốt.

Kịch bản xấu: chi phí đầu tư tăng 10%, giá than tăng 30% so với mô hình cơ sở và giá điện kinh tế là 6 cent/kwh

Kịch bản cơ sở: sử dụng các giả định của kịch bản cơ sở đã trình bày ở trên.

Kịch bản tốt: chi phí đầu tư giảm 10%, giá than giảm 40% so với mô hình cơ sở và giá điện là 8 cent/kwh.. Kết quả các kịch bản được trình bày tại Bảng 4.5.

Bảng 4.5 Kết quả phân tích kịch bản

Đơn vị Xấu Cơ sở Tốt

Giá điện kinh tế Cent/kwh 6 7.5 7.5

Giá than thay đổi % 30% 0% -40%

Vốn đầu tư thay đổi % 10% 0% -10% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả

NPV kinh tế Triệu USD -844.72 402.08 1324.15

IRR kinh tế % 2.35% 13.00% 19.62%

Từ Bảng 4.5 ta thấy ở kịch bản tốt thì NPV kinh tế là 1324.15 triệu USD, còn kịch bản xấu thì NPV kinh tế là -844,72 triệu USD. Dự án khả thi về mặt kinh tế khi xảy ra 2 kịch bản tốt và cơ sở.

4.4.3 Phân tích mô phỏng Monte Carlo

Tương tự như phần phân tích tài chính, đề tài sử dụng phần mềm Crystal Ball để phân tích dự báo về biến thiên của NPV theo quan điểm nền kinh tế khi các thông số đầu vào thay đổi, ba biến rủi ro được chọn là chi phí vốn đầu tư, giá điện kinh tế và giá mua than. Đề tài sử dụng các giả định cho các biến như sau:

Giá bán điện tuân theo phân phối chuẩn với giá trị kỳ vọng là 7.5 cent/kwh và độ lệch chuẩn là 0,33. Vốn đầu tư tuân theo phân phối tam giác, với min là -10%, max là 10% và

37

yếu vị là 5%; Giá mua than tuân theo phân phối đều với min là -40% và max là 30%, giữa giá bán điện và giá mua than có mối quan hệ tương quan là 0.6. Kết quả mô phỏng thể hiện tại Hình 4.2, chi tiết thể hiện tại Phụ lục 13.

Kết quả mô phỏng cho thấy xác suất dự án khả thi kinh tế là 98,23%, đây là xác suất rất cao chứng tỏ tính khả thi kinh tế dự án vững mạnh khi các biến đầu vào cùng thay đổi theo xác suất, điều này củng cố thêm nhận định dự án sẽ mang lại lợi ích lớn hơn chi phí khi xét trên quan điểm toàn nền kinh tế.

Hình 4.2 Kết quả mô phỏng NPV kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tính khả thi của nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 (Trang 47 - 50)