Suất chiết khấu kinh tế thực (EOCC)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tính khả thi của nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 (Trang 43)

Suất chiết khấu kinh tế thực được giả định là 10% theo hướng dẫn của Bộ Công nghiệp tại Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007, đây cũng là mức chiết khấu thường được sử dụng trong phân tích kinh tế các dự án tại Việt Nam.

31 4.2.3 Hệ số chuyển đổi giá kinh tế CF

Nhằm chuyển đổi các thông số đầu vào dòng ngân lưu tài chính sang thông số kinh tế, cần phải xác định các hệ số chuyển đổi CF. Bảng 4.1 trình bày các hệ số chuyển đổi CF được sử dụng, tính toán chi tiết được trình bày tại Phụ lục 9.

Bảng 4.1 Tổng hợp hệ số chuyển đổi CF

Hạng mục Đơn vị Giá tài chính Giá kinh tế CF

Chi phí hoạt động

Than đá USD/tấn 82.05 82.16 1.001

Dầu DO USD/tấn 1,151.6 928.66 0.806

Đá vôi USD/tấn 11.00 11 1

Chi phí vận hành 1

Chi phí bảo dưỡng 1.02

Giá điện kinh tế cent/kwh 6 7.5

Chi phí đầu tư

Thiết bị 1.02 Chi phí chạy thử 0.995 Chi phí lắp đặt thiết bị 1 Chi phí vật liệu chính 1 Chi phí lắp đặt vật liệu 1 Chi phí xây dựng 1

Lương lao động giản đơn 0.55

Chi phí quản lý dự án 1

Chi phí tư vấn xây dựng 1

Chi phí bảo hiểm 1

Chi phí chuẩn bị sản xuất 1

Các khoản chi phí khác 1

Chi phân bổ dùng chung 1

Chi đền bù giải tỏa 1.58

Các hạng mục vốn lưu động 1

4.2.4 Giá kinh tế của điện

Sản lượng điện của dự án giả định dùng để đáp ứng nhu cầu tăng thêm của khu vực, dù thực tế một số doanh nghiệp người dân sẽ chuyển sang dùng nguồn điện của dự án thay thế cho những nguồn điện chi phí cao đang sử dụng như điện máy phát chạy dầu. Để tính toán chính xác giá điện kinh tế cần phải tính được mức giá sẵn lòng chi trả của doanh nghiệp và

32

người dân trong khu vực, tuy nhiên do khả năng hạn chế trong việc thu thập thông tin về mức giá điện kinh tế nên đề tài sử dụng kết quả tính toán của Word Bank năm 2002 trong dự án điện Phú Mỹ 2.2 là 7.5 cent/kwh làm giá điện kinh tế.

4.2.5 Phân tích ngoại tác của dự án

Dự án có thời gian xây dựng kéo dài 5 năm và vòng đời hoạt động là 30 năm với mức đầu tư lớn, do vậy trong quá trình xây dựng và hoạt động dự án sẽ tạo ra nhiều ngoại tác, có ngoại tác có thể lượng hóa được nhưng cũng có những ngoại tác chưa thể lượng hóa hoặc rất khó lượng hóa.

4.2.5.1 Ngoại tác có thể lượng hóa

Dự án đáp ứng nhu cầu điện tăng thêm trong khu vực, với sự chênh lệch giá điện kinh tế và giá điện tài chính thì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ khoản chênh lệch này. Ngoài ra, miền Nam cung cấp điện nội miền không đủ, sản lượng điện thiếu phải huy động thường xuyên từ miền Trung và miền Bắc qua 2 đường dây 500kV Bắc Nam. Do truyền tải điện đi xa nên lượng điện năng tổn thất rất lớn. Tỷ lệ điện năng dùng để truyền tải điện (hay còn gọi là điện năng tổn thất) trung bình của Việt Nam là 2,3%19. Nhờ truyền tải điện trực tiếp từ dự án vào lưới điện phía Nam tỷ lệ điện năng tổn thất là 1,26% (đây là tỷ lệ tổn thất của đơn vị phụ trách truyền tải tại miền Nam - Công ty truyền tải điện khu vực 420). Như vậy tỷ lệ tiết kiệm điện năng bình quân nhờ có dự án là 1% sản lượng điện của dự án.

Nhiều lao động đơn giản địa phương được sử dụng khi xây dựng nhà máy, họ thực hiện những công việc không đòi hỏi chuyên môn, thường lương của những lao động này cao hơn mức thu nhập những người cùng trình độ tại địa phương làm những công việc tương tự.

Tuy nhiên, có nhiều ngoại tác tiêu cực xuất phát từ dự án như người dân địa phương phải di dời nơi ở, chuyển nhượng đất của mình cho dự án với giá do nhà nước quy định. Giá đền bù thường thấp hơn với giá thị trường, điều này khiến những người dân bị giải tỏa phải

19Kim Thái (2014)

33

chịu thiệt hại. Những chất ô nhiễm từ dự án như CO2, SO2, NOx và bụi gây ảnh hưởng sức khỏe của cư dân trong vùng làm phát sinh chi phí điều trị. Trong nghiên cứu dự án nhiệt điện Vân Phong, Lê Bảo Bình (2013) đã ước lượng được chi phí điều trị của người dân do thiệt hại từ dự án nhiệt điện bình quân là 0,15cent/kwh. Đề tài sẽ sử dụng con số này để tính chi phí sức khỏe của người dân trong chi phí kinh tế dự án.

Một số ngoại tác của dự án có thể lượng hóa được nhưng nhiều ngoại tác từ dự án khó có thể ước lượng được.

4.2.5.2 Ngoại tác chưa lượng hóa được

Dự án ra đời sẽ thúc đẩy các ngành nghề liên quan đến cơ khí, xây dựng phục vụ cho việc xây dựng nhà máy. Bên cạnh đó, việc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của hàng nghìn công nhân thi công nhà máy sẽ giúp cải thiện thu nhập cho những cư dân địa phương. Tuy nhiên, đối với cư dân địa phương buộc phải di dời tạo ra những khó khăn về đời sống do việc phải sắp xếp lại công việc, các mối quan hệ, ổn định sản xuất. Những vấn đề nêu trên đều là những ngoại tác khó lượng hóa.

Dự án Long Phú 1 là dự án công nghiệp nặng do vậy ngoại tác tiêu cực lớn nhất của dự án chính là ô nhiễm môi trường. Trong quá trình thi công xây dựng, dự án phát sinh ô nhiễm tiếng ồn, bụi từ vật liệu xây dựng, nguồn nước bị ô nhiễm bởi xi măng, dầu nhớt từ dự án. Tình trạng ô nhiễm càng nặng nề hơn khi dự án đi vào hoạt động, lúc này các chất thải từ dự án bao gồm khói với các chất nguy hiểm, xỉ than tác động xấu môi trường không khí, môi trường nước làm giảm năng suất trồng trọt, vật nuôi, thủy hải sản diện tích quanh dự án, đồng thời tác động xấu góp phần gây biến đổi khí hậu. Tuy vậy những ngoại tác này rất khó đo lường được dù tác hại của chúng rất to lớn.

4.2.6 Xác định dòng tiền kinh tế của dự án.

Dòng tiền kinh tế được tính toán từ dòng tiền tài chính theo các bước sau:

Trước hết loại bỏ các yếu tố lạm phát, thuế sau đó sử dụng hệ số chuyển đổi CF để chuyển các biến số tài chính sang kinh tế hoặc sử dụng trực tiếp giá kinh tế đã xác định. Cuối cùng nội hóa các ngoại tác đã xác định ở phần trên vào ngân lưu kinh tế, tuy nhiên đề tài bỏ qua phần ngoại tác khó lượng hóa bởi khả năng thu thập thông tin. Hình 4.1 thể hiện dòng tiền kinh tế thực của dự án.

34 Hình 4.1 Ngân lưu kinh tế thực dự án

Chi tiết các giả định và cách xác lập dòng tiền kinh tế, ngân lưu kinh tế được trình bày tại Phụ lục 10.

4.3 Kết quả phân tích kinh tế

Với các thông số đầu vào đã trình bày ở phần trên, kết quả phân tích kinh tế như sau: NPV kinh thực của dự án: 402,08 triệu USD.

IRR kinh tế thực của dự án: 13,00% cao hơn chi phí vốn kinh tế thực 10%.

Như vậy đây là dự án khả thi về mặt kinh tế, lợi ích ròng dự án mang lại lớn hơn chi phí kinh tế của dự án, do vậy Nhà nước có cơ sở xem xét có những biện pháp hỗ trợ để dự án hoàn thành.

4.4 Phân tích rủi ro kinh tế dự án 4.4.1 Phân tích độ nhạy 4.4.1 Phân tích độ nhạy

Tương tự như phân tích độ nhạy ở phần tài chính, đề tài đánh giá tính bền vững kinh tế của dự án bằng cách phân tích sự biến thiên của dự án đối với các rủi ro có thể xảy ra do sự thay đổi của các thông số đầu vào. Những biến giá mua than, giá điện kinh tế, chi phí vốn

35

đầu tư vẫn là những biến có ảnh hưởng lớn đến NPV kinh tế dự án dựa trên tỷ trọng của các biến này trong ngân lưu vào và ngân lưu ra kinh tế của dự án.

4.4.1.1 Phương án thay đổi giá điện kinh tế

Theo dự báo thì nguồn cung điện tại miền Nam vẫn tiếp tục căng thẳng trong tương lai, đề tài giả định giá điện kinh tế thấp nhất bằng với mức giá tài chính bình quân các dự án nhiệt điện hiện nay là 6cent/kwh và cao nhất là 8 cent/kwh bằng với mức giá các dự án phong điện đang bán. Như vậy giá điện kinh tế được thay đổi từ 6 đến 8 cent/kwh, kết quả độ nhạy tại Bảng 4.2.

Bảng 4.2 Kết quả phân tích độ nhạy theo giá điện kinh tế

Giá điện kinh tế cent/kwh 6 6.64 6.7 7.4 8

NPV kinh tế Triệu USD -297.91 0.00 28.75 355.42 635.41

IRR kinh tế % 7.46% 10.00% 10.23% 12.67% 14.59%

Ta thấy NPV kinh tế chịu tác động lớn bởi sự thay đổi của giá điện kinh tế, dự án sẽ không khả thi kinh tế nếu giá điện kinh tế nhỏ hơn 6,64 cent/kwh.

4.4.1.2 Phương án thay đổi giá mua than,

Giá than được thay đổi tăng/giảm tương tự với mô hình tài chính, kết quả tại Bảng 4.3. Bảng 4.3 Kết quả phân tích độ nhạy theo giá mua than kinh tế

Giá than thay đổi % -40% -20% 15% 28.33% 30%

NPV kinh tế Triệu USD 969.83 685.95 189.18 0.00 -23.73

IRR kinh tế % 16.71% 14.92% 11.46% 10.00% 9.81%

Kết quả cho thấy khi giá than tăng 28,10% thì tính khả thi kinh tế của dự án không đạt. 4.4.1.3 Phương án thay đổi chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư được thay đổi tăng/giảm 10% so với mô hình cơ sở, kết quả tại Bảng 4.4. Bảng 4.4 Kết quả phân tích độ nhạy theo chi phí đầu tư kinh tế

Vốn đầu tư thay đổi % -10% -5% 5% 10% 32.23%

NPV kinh tế Triệu USD 523.08 462.58 341.58 281.09 0.00

36

Bảng 4.4 cho thấy khi tăng/giảm chi phí đầu tư 10% thì NPV kinh tế đều dương, dự án không khả thi về mặt kinh tế khi tổng mức đầu tư tăng quá 32,23%.

4.4.2 Phân tích kịch bản

Đề tài giả định 3 kịch bản xảy ra đối với dự án khi phân tích kinh tế đó là kịch bản xấu, kịch bản cơ sở và kịch bản tốt.

Kịch bản xấu: chi phí đầu tư tăng 10%, giá than tăng 30% so với mô hình cơ sở và giá điện kinh tế là 6 cent/kwh

Kịch bản cơ sở: sử dụng các giả định của kịch bản cơ sở đã trình bày ở trên.

Kịch bản tốt: chi phí đầu tư giảm 10%, giá than giảm 40% so với mô hình cơ sở và giá điện là 8 cent/kwh.. Kết quả các kịch bản được trình bày tại Bảng 4.5.

Bảng 4.5 Kết quả phân tích kịch bản

Đơn vị Xấu Cơ sở Tốt

Giá điện kinh tế Cent/kwh 6 7.5 7.5

Giá than thay đổi % 30% 0% -40%

Vốn đầu tư thay đổi % 10% 0% -10%

Kết quả

NPV kinh tế Triệu USD -844.72 402.08 1324.15

IRR kinh tế % 2.35% 13.00% 19.62%

Từ Bảng 4.5 ta thấy ở kịch bản tốt thì NPV kinh tế là 1324.15 triệu USD, còn kịch bản xấu thì NPV kinh tế là -844,72 triệu USD. Dự án khả thi về mặt kinh tế khi xảy ra 2 kịch bản tốt và cơ sở.

4.4.3 Phân tích mô phỏng Monte Carlo

Tương tự như phần phân tích tài chính, đề tài sử dụng phần mềm Crystal Ball để phân tích dự báo về biến thiên của NPV theo quan điểm nền kinh tế khi các thông số đầu vào thay đổi, ba biến rủi ro được chọn là chi phí vốn đầu tư, giá điện kinh tế và giá mua than. Đề tài sử dụng các giả định cho các biến như sau:

Giá bán điện tuân theo phân phối chuẩn với giá trị kỳ vọng là 7.5 cent/kwh và độ lệch chuẩn là 0,33. Vốn đầu tư tuân theo phân phối tam giác, với min là -10%, max là 10% và

37

yếu vị là 5%; Giá mua than tuân theo phân phối đều với min là -40% và max là 30%, giữa giá bán điện và giá mua than có mối quan hệ tương quan là 0.6. Kết quả mô phỏng thể hiện tại Hình 4.2, chi tiết thể hiện tại Phụ lục 13.

Kết quả mô phỏng cho thấy xác suất dự án khả thi kinh tế là 98,23%, đây là xác suất rất cao chứng tỏ tính khả thi kinh tế dự án vững mạnh khi các biến đầu vào cùng thay đổi theo xác suất, điều này củng cố thêm nhận định dự án sẽ mang lại lợi ích lớn hơn chi phí khi xét trên quan điểm toàn nền kinh tế.

Hình 4.2 Kết quả mô phỏng NPV kinh tế

4.5 Phân tích xã hội

Ở các phần trên, đề tài đã phân tích tính khả thi tài chính và kinh tế của dự án. Việc phân tích khả thi tài chính giúp chủ đầu tư và ngân hàng quyết định liệu có nên đầu tư vào dự án hay không, trong khi phân tích kinh tế xem xét liệu có khả thi khi dự án được triển khai nhìn ở lợi ích ròng của toàn bộ nền kinh tế hay không?

Tuy nhiên, một dự án có bền vững hay không còn phụ thuộc vào sự ủng hộ và phản đối dự án từ các bên có liên quan đến dự án. Những người được hưởng lợi từ dự án sẽ tích cực ủng hộ dự án triển khai, trong khi những người chịu thiệt hại sẽ phản đối dự án. Phân tích phân phối sẽ xác định được những đối tượng hưởng lợi hoặc chịu thiệt hại từ dự án, từ đó đề ra được những chính sách phù hợp để giúp dự án được triển khai thuận lợi.

38

Kết quả phân phối thu nhập của dự án được trình bày tại Bảng 4.6, chi tiết tính toán trình bày tại Phụ lục 11.

Dự án tạo ra tổng ngoại tác là 695,59 triệu USD. Khoản ngoại tác này là chênh lệch giữa NPV kinh tế và NPV tài chính khi sử dụng chung chi phí vốn kinh tế. Những đối tượng hưởng ngoại tác tích cực từ dự án là lao động giản đơn trong quá trình xây dựng nhà máy đã nhận được mức lương tài chính cao hơn mức lương kinh tế, với tổng lợi ích được nhận là 9,33 triệu USD. Ngân sách tỉnh Sóc Trăng cũng nhận được một khoản 43,09 triệu USD từ thuế thu nhập doanh nghiệp dự án tạo ra. EVN nhận được 34,65 triệu USD từ khoản giảm tổn thất điện năng. Ngân sách Nhà nước nhận 57,60 triệu USD từ thuế nhập khẩu, thuế nhà thầu. Người vận chuyển nguyên nhiên liệu cho dự án được hưởng 17,19 triệu USD. Được hưởng lợi nhiều nhất là người sử dụng điện do được hưởng giá điện thấp từ nguồn điện bổ sung của dự án với lợi ích là 693,06 triệu USD. Tuy vậy chi phí chăm sóc điều trị do sức khỏe bị suy giảm bởi ô nhiễm mà số tiền thực hưởng còn lại của người tiêu dùng là 617,73 triệu USD.

Bảng 4.6 Kết quả phân phối ngoại tác

Đvt: Triệu USD

Hạng mục Giá trị Nguyên nhân gây ra tác động

Ngoại tác 695.59

Lao động đơn giản 9.33

Chi phí lương tài chính cao hơn lương kinh tế

Người dân bị giải tỏa -8.36 Giá đền bù thấp hơn giá thị trường

Ngân sách Sóc Trăng 43.09 Thuế thu nhập từ doanh nghiệp

Ngân sách Nhà nước 57.60 Thuế nhập khẩu, thuế nhà thầu

EVN 34.65 Giảm tổn thất điện năng

Người tiêu dùng điện 617.73 Giá điện tài chính thấp hơn giá kinh tế Nhà nhập khẩu khác -75.64 Phải sử dụng ngoại tệ với chi phí cao hơn Người vận chuyển, bốc xếp cho

dự án 17.19 Giá vận chuyển kinh tế thấp hơn giá tài chính

Tác động khác

Phần còn lại nền kinh tế -100.42

Dự án sử dụng nguồn vốn với chi phí tài chính thấp hơn chi phí kinh tế, dẫn đến chèn ép các nhu cầu vốn khác

39

Nhóm đối tượng chịu thiệt hại từ dự án là những người dân ở khu vực bị giải tỏa để phục vụ cho dự án phải chịu giá bồi thường thấp hơn giá đất thị trường. Khoản thiệt hại này

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tính khả thi của nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)