Kiến nghị với các cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu Truyền thông tại TP hồ chí minh với vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên luận văn ths truyền thông đại chú (Trang 70)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Kiến nghị với các cơ quan báo chí

3.3.1. Phải có định hƣớng cụ thể và chƣơng trình công tác tuyên truyền

Phải có định hướng cụ thể và chương trình thực hiện công tác tuyên truyền và dựa theo tôn chỉ, mục đích, và nhiệm vụ của tờ báo; để từ đó đưa ra các kế hoạch tuyên truyền, giáo dục trẻ VTN trong vấn đề sức khỏe sinh sản sao cho phù hợp với từng thời kỳ, đảm bảo được nội dung, chất lượng các thông tin cần truyền tải, và sao cho kết quả phản hồi là số lượng bạn đọc quan tâm các chương trình của tờ báo đưa ra. Phải thực tế hóa các vấn đề liên quan đến việc truyền thông GDSKSS VTN với kết quả là những báo cáo hoàn thành chỉ tiêu của các đơn vị, ban ngành liên quan.

Phải thường xuyên xây dựng mới các chương trình phục vụ cho công tác “nhạy cảm”, nên có những hoạt động ngoài báo để tăng cường liên kết chặt chẽ với những cơ sở cung cấp nguồn tin đáng tin cậy phục vụ cho công tác truyền thông GDSKSS dành riêng cho trẻ VTN

+ Tạo điều kiện cho các phóng viên tham gia tìm hiểu các đề tài về giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe, GDSKSS. Đặc biệt khuyến khích các phóng viên tìm hiểu các vấn đề phát sinh trong chuyên trang, chuyên mục GDSKSS phải thật sâu sắc để đạt hiệu quả tốt trong công tác tuyên truyền.

+ Phải động viên, khen thưởng kịp thời đối với các phóng viên có nhiều sáng kiến, nhiều phát hiện, tìm tòi để phục vụ cho công tác nghiệp vụ. Đồng thời cũng kiểm tra chặt chẽ để nhắc nhở kịp thời

71

những vi phạm trong hoạt động báo chí đối với các chương trình GDSK, và GDSKSS.

3.3.2. Xây dựng chuyên trang, chuyên mục

Tòa soạn cần tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu của trẻ VTN cần gì , ở thời điểm nào là phù hợp nhất để cải tiến, nâng cao chất lượng cả nội dung lẫn hình thức cho tờ báo, ấn phẩm để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của VTN. Tòa soạn có thể có kế hoạch giao lưu với những độc giả VTN bằng những chương trình như tuần báo “…Mực tím” đã và đang làm thường xuyên, liên tục. Từ đó sẽ nắm bắt được những mong muốn của trẻ VTN, những nhu cầu của họ về tờ báo để tờ báo gần gũi hơn với trẻ VTN độc giả chính của tờ báo.Phải tạo được uy tín với độc giả trẻ VTN này, để từ đó họ xem tờ báo như kim chi nam trong cuộc sống mau thay đổi.

+ Trong giai đoạn đầu thì đối tượng mục tiêu của tờ báo là độc giả thành phố Hồ Chí Minh, nhưng phải hướng đến phục vụ cho cộng đồng mọi tầng lớp nhân dân không phải chỉ dành riêng cho người có học, mà phải làm sao để gần gũi với độc giả.

3.3.3. Năng động và linh hoạt hơn trong hình thức tuyên truyền

Tờ báo phục vụ cho đối tượng VTN là một lứa tuổi rất năng động, vì vậy cơ quan báo chí phục vụ cho lứa tuổi này cũng cần năng động trong công tác tổ chức nội dung lẫn hình thức, nên tạo những chuyên mục thường xuyên thay đổi và linh hoạt trong gaio tiếp với lứa tuổi này. Để đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền GDSKSS thì cơ quan báo chí phải linh hoạt trong nhiều tình huống để việc tuyên truyền đến được người cần truyền thông. Điều tiết thật linh hoạt các trang nội dung tin bài với

72

các phần PR, quảng cáo để tạo niềm tin của độc giả là một kỹ thuật khéo léo của người điều hành cơ quan báo chí, tòa soạn…

3.3.4. Nâng cao hiệu quả tƣơng tác giữa báo chí và trẻ VTN

Muốn hoạt động báo chí có hiệu qủa, thì người làm công tác báo chí truyền thông phải biết đến công chúng của mình, trong chương trình GDSKSS VTN thì công chúng chính là trẻ VTN, cũng là đối tượng đích của chương trình GDSKSS này, và đối tượng này chính là đối tượng đặc biệt cần phục vụ, đồng thời qua trẻ VTN để biết chính xác và trung thực nhu cầu thông tin của trẻ VTN cần, để từ đó sẽ có biện pháp thật sự đáp ứng mối quan tâm đó. Trong xã hội con người thì trẻ VTN cũng có sinh hoạt, sở thích, và sự hiểu biết khác với những lứa tuổi khác. Chính những cái riêng đó, cái khác đó sẽ có ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận cùng một thông tin. Vì vậy, để tạo được tính tương tác giữa báo chí và trẻ VTN thì trước tiên những thông tin mà báo chí tuyên truyền phải làm sao cho trẻ VTN thấy có thể làm cho cuộc sống của họ tốt hơn. Mối quan hệ báo chí với công chúng - trẻ VTN, là mối quan hệ cộng cảm, như là một động lực thúc đẩy cả hai cùng phát triển tới mục tiêu chân, thiện, mỹ của cuộc sống, Việc này sẽ thăng hoa, nếu tính tương tác của mối quan hệ này tăng cao. Báo chí truyền thông có mục đích của mình thì người đọc cũng có những nhu cầu phong phú của họ, Tính tương tác cao sẽ nói lên báo chí đã gặp được người đọc, và đã đáp ứng được nhu cầu của họ. Hồ Chủ tịch đã khuyên “ muốn viết báo thì cần gần gũi quần chúng cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực”

73

3.4.Kiến nghị với những ngƣời làm công tác truyền thông báo chí 3.4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc truyền thông

GDSK

Vì người thực hiện TTGDSK trên phương tiện báo chí là một mắt xích quan trọng nhất quyết định đến kết quả và hiệu quả của quá trình truyền thông, nên bân cạnh việc không ngừng trau dồi, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thì người làm công tác truyền thông báo chí cần phải tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu, tâm lý của bạn đọc lứa tuổi VTN để từ đó những nội dung thông điệp, những bài báo sẽ phù hợp, thu hút và lôi cuốn. Về thực hiện phải chú ý thật hấp dẫn cả về nội dung lẫn hình thức.Đặc trưng của tờ báo là tạo phong cách riêng trong dài hạn, vì vậy những người làm công tác truyền thông báo chí này cần có ý thức tăng cường sự mới mẻ, hấp dẫn của ấn phẩm bằng việc viết hay, trình bày bắt mắt thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên của độc giả đối với tờ báo, ấn phẩm cần truyền thông. Ngoài ra công việc TT GDSK cũng yêu cầu người thực hiện công tác truyền thông báo chí cần co trách nhiệm rất cao về ý thức hành động của riêng mình, để từ đó thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng động trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.

3.4.2. Tham gia các lớp đào tạo kiến thức về lĩnh vực tuyên truyền GDSKSS truyền GDSKSS

Người thực hiện công tác truyền thông trên báo chí về vấn GDSKSS phải có đủ kiến thức cần thiết về các vấn đề sức khỏe, bệnh tật, nhu cầu cảu VTN về vấn đề GDSKSS, hơn nữa cũng cần có những kiến thức về tâm lý học và khoa học hành vi của trẻ VTN, nên chính mình phải tự

74

nâng cao nhận thức thông qua việc tham gia các khóa học, khóa đào tạo ngắn ngày là điều mà phóng viên viết chuyên mục này cần tham gia.

3.5.Đối với trẻ VTN

Trong Chiến lược Quốc gia về GDSKSS năm 2001-2010, và chiến lược về “Bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục sức khỏe cho trẻ em” trên toàn xã hội, thì trẻ VTN cũng là đối tượng rất được quan tâm, và những chương trình trên các phương tiện truyền thông đại chúng hầu như có những kênh chuyên phục vụ trẻ VTN, báo chí cũng là một kênh tham gia việc giáo dục sức khỏe một cách toàn diện, bồi dưỡng cả về tri thức lẫn tinh thần.

Trong TTGDSK thì đối tượng trẻ VTN chính là đối tượng đích của công tác TTGDSKSS để từ đó tạo cho trẻ VTN hiểu được các thông điệp mà các báo chí truyền thông muốn tải đến, để từ đó trẻ VTN có được sự tin tưởng các thông điệp, bài viết mà cơ quan báo chí muốn truyền tải, và dần chấp nhận những thông tin. Đã tin tưởng, đã chấp nhận thì trẻ VTN dần sẽ được thôi thúc để tạo và thay đổi hành vi mới phù hớp với chủ trương, đường lối và mục tiêu của công tác TTGDSK VTN muốn hướng đến.

Việc thay đổi theo chiều hướng tốt của trẻ VTN với công tác báo chí truyền thông trong việc “vẽ đường cho hươu chạy …đúng” thì hành vi lúc này của trẻ VTN sẽ có ảnh hưởng tốt trong việc nâng cao sức khỏe cho chính mình.

75

3.5.1. Tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong chƣơng trình TTGDSKSS trẻ VTN

Thông qua các sản phẩm báo chí để truyền đạt hướng dẫn mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, đúng đắn và thự hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ban hành. Trách nhiệm với trẻ VTN không phải của riêng một cá nhân, một đoàn thể nào mà là của cộng đồng, của gia đình, của xã hội. Nhiệm vụ của báo chí là nâng cao tính tự giác của quần chúng, bằng cách góp phần nâng cao nhận thức của họ, trình độ nhận thức chính là tiền đề quy định mức độ tự giác của nhân dân. Tính tự giác cao của con người chỉ có thể hình thành trên cơ sở nhận thức một cách đúng đắn, toàn diện và sâu sắc những quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, các quá trình và khuynh hướng vận động của đời sống xã hội và lịch sử. Như vậy trong quá trình TTGDSKSS VN nhiệm vụ của báo chí truyền thông là nâng cao tính tự giác của quần chúng trong quan niệm về GDSK đặc biệt công tác TTGDSKSS, các hiện tượng, quá trình của GDSK phải thật phong phú và hấp dẫn, phân tích các mối liên hệ bên trong, bên ngoài giữa những vấn đề về GDSKSS, đồng thời chỉ ra các mối quan hệ giữa truyền thông với vấn đề giáo dục sức khỏe, vấn đề sức khỏe sinh sản với trẻ VTN.... nhằm giúp cho mọi tầng lớp nhân dân nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc TTGDSKSS VTN.

Từ đó, báo chí truyền thông còn có những công cụ nhằm giúp cho mọi tầng lớp nhân dân nhìn nhận và đánh giá được tính chất hoạt động và định hướng hành vi ý thức của họ trong tập thể cộng đồng vì thế hệ tương lai của đất nước này .

76

3.5.2. Chủ động thực hiện quyền đƣợc thông tin trên báo chí về việc truyền thông GDSK

Hầu hết trẻ VTN đều muốn thực hiện quyền được nhận thông tin truyền thông về GDSKSS, và về tất cả các thông tin có liên quan về giới tính và SKSS. Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là thông tin về sinh lý tuổi dậy thì (51,0%), các bệnh lây truyền qua đường tình dục (42,2%), HIV/AIDS (42,2%), tình dục an toàn (38,5%),… Điều này phản ánh một thực tế mặc dù các nội dung về cấu trúc cơ thể, sinh lý tuổi dậy thì, HIV/AIDS đã được giảng dạy trong chương trình Sinh học nhưng các kiến thức của trẻ VTN thu được là chưa đủ đáp ứng nhu cầu của VTN. Hoặc có thể do việc cung cấp thường thông qua các chương trình lồng ghép nên chưa phát huy hết hiệu quả đối với việc GDGT cho trẻ VTN

Việc tìm hiểu và trao đổi thông tin về SKSS – tình yêu – tình dục qua bạn bè được trẻ VTN thực hiện nhiều nhất (49,5%), có thể do việc trao đổi thông tin qua bạn bè sẽ dễ dàng nhận được sự đồng cảm hơn do những người cùng độ tuổi vì có cùng suy nghĩ. Tuy nhiên, đây lại là đối tượng thiếu cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm trong vấn đề SKSS. Nhưng đây cũng là một thuận lợi rất lớn cho việc tiến hành công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về SKSS thông qua hình thức giáo dục đồng đẳng. Ngoài ra cha mẹ cũng là những người bạn mà VTN có thể tâm sự để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc của họ (chiếm 36,2%). Nhưng tỉ lệ VTN trao đổi thông tin về SKSS, tình dục với thầy cô chiếm tỉ lệ rất nhỏ (4,5%), như vậy, vấn đề cần giải quyết không phải chỉ là VTN, mà các chương trình TTGDSKSS cần tăng cường đối tượng là những người có ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của VTN, đó là vai trò của thầy cô trong công tác tuyên truyền và tư vấn kiến thức về GDSKSS cho

77

VTN, thầy cô ngoài công việc giảng dạy ở lớp cần phải là một người bạn để có thể giải đáp những thắc mắc của VTN.

Đa số VTN đồng ý cách tổ chức giáo dục giới tính (GDGT) cho VTN tốt nhất là dạy trong lớp học (29,9%) với từng nhóm nam nữ riêng (30,1%).. Và hình thức GDGT-GDSKSS phù hợp nhất là đưa thông tin lên sách báo (37,0%), trao đổi cá nhân (28,4%) và thảo luận nhóm (19,3% – 24,8%). Điều này cho thấy tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong vấn đề tuyên truyền kiến thức về GDSKSS cho VTN.

Ngày nay, ở nước ta khối lượng thông tin không phải là ít, nên việc lựa chọn thông tin để tuyên truyền và lựa chọn thông tin để tiếp nhận là vấn đề tất yếu trong hành động của con người, đây là quá trình có quy luật. Trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình. Thông tin trở thành cầu nối giữa báo chí và công chúng. Như vậy, lựa chọn thông tin, trước tiên cần phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng phương tiện truyền thông thông tin, kế đến là phải xuất phát từ đối tượng tác động của thông tin. Việc lựa chọn thông tin còn đòi hỏi phải coi trọng hiệu quả của thông tin, phải hết sức chú trọng tới ảnh hưởng tác động của thông tin đối với đối tượng đích.

Tiểu kết:

Với những phân tích trên, thì vai trò của báo chí trong công tác TTGDSKSS VTN rất quan trọng, bởi nó đã tạo nên một bộ mặt mới cho trẻ VTN trong thái độ, hành vi, niềm tin và cách hành xử trong vấn đề GDSK. Nhưng một số mặt tồn tại như nêu trên vẫn còn khá phổ biến trong đời sống báo chí, đòi hỏi nhà quản lý, các tòa soạn, các nhà hoạt

78

động trong lĩnh vực truyền thông đại chúng phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và cùng nhau khắc phục để xây dựng các ấn phẩm ngày càng hấp dẫn hơn, đáp ứng được nhu cầu của người đọc để đạt được kết quả mong muốn là định hướng trẻ VTN theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước đã vạch ra.

79

KẾT LUẬN

Trong chiến lược “Bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục sức khỏe cho trẻ em” trên toàn xã hội, thì trẻ VTN cũng là đối tượng rất được quan tâm, và những chương trình trên các phương tiện truyền thông đại chúng hầu như có những kênh chuyên phục vụ trẻ VTN, báo chí cũng là một kênh tham gia việc giáo dục sức khỏe một cách toàn diện, bồi dưỡng cả về tri thức lẫn tinh thần. Sức khỏe sinh sản vị thành niên liên quan đến một loạt vấn đề: kinh tế, văn hóa, xã hội , đạo đức sống, nếp suy nghĩ của cả một thế hệ.

Vì vậy, công tác tuyên truyền GDSKSS VTN đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và giáo dục lối sống, nhân cách cho lứa tuổi VTN. Việc tuyên truyền, giáo dục đòi hỏi phải có phương pháp nghiệp vụ cụ thể và phù hợp, thông qua nhiều hình thức phong phú, tạo sức hút đối với giới trẻ VTN. Trên các phương tiện truyền thông tại thành phố Hồ Chí Minh, việc GDSKSS VTN còn rất hạn chế vì quan niệm xã hội và phong tục như quan hệ tình dục an toàn, phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, có thai ngoài ý muốn. Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều tờ báo dành chuyên mục cho VTN, nhiều tạp chí nổ lực nhằm cố gắng đáp ứng nhu cầu của VTN về những tri thức cần biết của tâm lý tuổi dậy thì, khá nhiều chương trình trên các tờ báo, phát thanh, truyền hình cả nước đã được thiết lập nhằm tìm hiểu lứa tuổi VTN và tăng cường giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi VTN

Các chương trình truyền thông giáo dục giới tính cần sự phối hợp

Một phần của tài liệu Truyền thông tại TP hồ chí minh với vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên luận văn ths truyền thông đại chú (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)