7. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Hành vi sức khỏe
Triết lý của truyền thông - giáo dục sức khỏe đã được đề cập đến trong các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới. Sự tập trung của TTGDSK là vào con người và vào các hành động nhằm loại bỏ hành vi có hại, thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. TTGDSK cũng là phương tiện nhằm phát triển 5 thức con người, phát huy tính tự lực cánh sinh và giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và nhóm. TTGDSK cơ bản không phải chỉ là cung cấp thông tin hay nói với mọi người những gì họ cần làm cho sức khỏe của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để tăng cường nhận thức, chuyển đổi thái độ về sức khỏe và thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh. Điều quan trọng là không nên coi truyền thông-giáo dục sức khỏe chỉ là việc cung cấp thông tin đơn thuần về sức khỏe mà là một quá trình tác động dẫn đến thay đổi hành vi.
Thực chất của TTGDSK là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thay đổi hành vi diễn ra và duy trì hành vi lành mạnh. Quá trình thay đổi hành vi của con người thường diễn ra phức tạp, và chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, thường diễn ra qua nhiều giai đoạn. Trên thực tế nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật không thể chỉ giải quyết bằng thuốc hay các can thiệp kỹ thuật y học. Đại dịch HIV/AIDS hiện nay là một ví dụ rõ ràng về vai trò của TTGDSK trong giải quyết vấn đề sức khỏe quan trọng trên phạm vi toàn cầu.
30
Nâng cao sức khỏe và phòng bệnh luôn bao gồm một số thay đổi lối sống và hành vi con người. Lối sống là biểu hiện cụ thể của hành vi liên quan đến sức khỏe. Lối sống muốn nói về tập hợp các hành vi tạo nên cách sống của con người bao gồm nhiều vấn đề như: thói quen ăn uống, kiểu quần áo, cuộc sống gia đình, nhà ở, sở thích, công việc v.v... Có những hành vi có từ lâu đời, được gọi là phong tục tập quán. Phong tục tập quán và truyền thông là các hành vi được nhiều người cùng chia sẻ trong cộng đồng, được thực hiện trong thời gian dài, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực tế các cộng đồng có nhiều phong tục tập quán có lợi cho sức khỏe, bên cạnh đó cũng có nhiều phong tục tập quỏn có hại cho sức khỏe cần phải thay đổi, phải cần đến các hoạt động truyền thông-giáo dục sức khỏe.
Do đó có thể chia làm 2 loại:
Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Có rất nhiều hành vi lành mạnh có lợi cho sức khỏe như: thực hiện tiêm chủng phòng bệnh, vệ sinh cỏ nhân và vệ sinh môi trường, xây dựng và sử dụng các công trình vệ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tập luyện thể dục thể thao, đi khám chữa bệnh sớm khi có các dấu hiệu của bệnh, rèn luyện phục hồi chức năng sau khi điều trị bệnh tật v.v
Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi không lành mạnh, tác động xấu đến sức khỏe, do một cá nhân, một nhóm người hay có thể có một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và trở thành thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Hoặc là những
31
hành vi xuất phát từ bản năng của cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Có thể kể đến nhiều hành vi có hại cho sức khỏe như sau: nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện hút, ăn kiêng không cần thiết v.v... Đặc biệt đối với các em vị thành niên hành vi quan hệ tình dục sớm hay quan hệ tình dục không an toàn là hành vi có hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
Hậu quả của những hành vi có hại sức khỏe sinh sản:
Về mặt sức khỏe:
Hành vi có hại cho sức khỏe sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục như: lậu, giang mai,… và đặc biệt nguy hiểm là AIDS. Biểu hiện của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ đơn giản là bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, một số thì làm bạn tăng nguy cơ bị ung thư và vô sinh, và một số bệnh lây truyền khác như Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), sẽ cướp đi sinh mạng của bạn.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không phân biệt tuổi tác, giới tính, hay tình trạng hôn nhân (có gia đình/chưa có gia đình). Việc có quan hệ tình dục làm bạn có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền. Tuy nhiên, rất nhiều các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi đã mắc phải không biểu hiện triệu chứng rằng bạn đã bị nhiễm bệnh.
Về mặt tinh thần:
Sự bắt đầu đời sống tình dục sớm và xa hơn là tính truỵ lạc trong quan hệ tình dục có thể dẫn đến không chỉ nhiễm các bệnh hoa liễu (lậu, giang mai,... ), cả HIV/AIDS (các bệnh trên gọi chung là các bệnh
32
lây truyền qua đường tình dục - bệnh LTQĐTD - STD). Điều đó còn gây ra sự phá huỷ về mặt tâm lý của các em.
Trong thời kỳ dậy thì, người VTN phát triển rất nhanh về mọi mặt: thể chất cũng như tâm lý. Nếu VTN quan tâm đến đời sống tình dục thì trước hết trí tuệ sẽ không được phát triển đầy đủ, vì toàn bộ năng lượng xúc cảm, tâm trạng để nuôi dưỡng trí tuệ sẽ bị tiêu hao bởi sự quan tâm thỏa mãn nhu cầu tình dục. Người VTN cũng không biết và không học được cách làm chủ mình, và ý chí sẽ không được phát triển đầy đủ. Cho nên, VTN cũng sẽ không biết dừng lại, ra lệnh cho mình, kiềm chế những khao khát tình dục chưa đến lúc được phép làm.
Bị hấp dẫn, lôi cuốn vào đời sống tình dục, VTN sẽ bị kìm hãm sự phát triển các khả năng cá nhân và thiêu hủy cả tính tích cực, sự ham hiểu biết, lòng nhiệt tình... cần thiết của chính mình. VTN sẽ học kém hơn, thậm chí không muốn học nữa. Trí nhớ cũng sẽ kém đi. Đặc biệt là sự quan tâm đến đời sống tình dục sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính cách. Bình thường con người này có thể là con người tốt bụng, chu đáo, nhã nhặn,... nhưng rồi có thể trở nên hung dữ, nóng nảy, nhẫn tâm đối với những người xung quanh. Nguyên nhân có thể là do không được thoả mãn những ham muốn tình dục, hoặc sau khi thỏa thuê ham muốn ấy, cảm xúc đồng thời xuất hiện sẽ là tuyệt vọng về cuộc sống hiện tại của mình.
Trạng thái tâm hồn nặng nề và không muốn hoạt động, sự chán chường, tính không bền của tâm trạng và tình cảm... là ẩn tích của cuộc sống hư hỏng do bị lôi cuốn vào đời sống tình dục quá sớm. Trẻ VTN sẽ không thể hiểu được hạnh phúc thực sự của con người và sự thiêng liêng của quan hệ tình dục trên tình yêu thực sự.
33
Quan hệ tình dục lần đầu thiếu đặc tính tinh thần, nặng về nhu cầu thể xác thì ấn tượng để lại là rất xấu, nó sẽ tạo nên quan điểm thực dụng với người khác giới, kèm theo đó là thái độ vô liêm sỷ, hoặc là thất vọng trong cuộc sống.
Về mặt xã hội:
Lao vào đời sống tình dục quá sớm đặc biệt nguy hiểm đối với VTN gái, vì dễ mang thai ngoài ý muốn (do không có kinh nghiệm), khi đó bạn sẽ làm thế nào?
Đã có những em VTN gái không tìm thấy giải pháp nào tốt hơn ngoài cái chết, trong khi lẽ ra cả một tương lai tươi sáng đang chờ đón em.
Nhiều cô gái phải liều mạng và chịu đựng xấu hổ ê chề trước sự xem thường của những người xung quanh khi chọn giải pháp phá thai. Kết cục của giải pháp này cũng không hứa hẹn điều gì tốt đẹp.
Trẻ VTN gái có thể lấy được chồng, nhưng chắc gì được hạnh phúc về lâu dài? Nếu có gia đình, nhưng chắc gì thuận lợi trong việc sinh con đẻ cái? Cũng có thể VTN gái và bạn tình sẽ lấy nhau vì trách nhiệm với đứa con trong bụng, nhưng bước vào cuộc sống gia đình trong khi chưa chín muồi về tình cảm cũng như vị trí trong xã hội để đảm bảo điều kiện vật chất cho một gia đình, thì liệu gia đình đó có thể bền vững được chăng?
Tóm lại, dù giải quyết hậu quả theo cách nào, thì một bi kịch cuộc đời cũng luôn có nguy cơ ập đến với các em VTN.
34
2.3.1.1.Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi sức khỏe của ngƣời VTN
Trên thực tế đứng trước cùng một vấn đề, một hoàn cảnh thì tùy theo mỗi con người khác nhau có thể có các hành vi ứng xử khác nhau. Sở dĩ có hiện tượng này là do có các yếu tố khác nhau tác động đến hành vi của mỗi người. Nếu chúng ta muốn phát huy vai trò của TT-GDSK để thay đổi hành vi thì trước tiên phải tìm hiểu rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của các đối tượng cần được TT-GDSK.
Có thể tiếp cận với đối tượng hiệu quả hơn khi cung cấp thông tin phù hợp với nhu cầu và thói quen của họ, dù họ là lãnh đạo địa phương, các bậc cha mẹ hay các bạn trẻ VTN-TN. Phân tích nhóm mục tiêu là phương pháp trợ giúp nhằm tìm hiểu nhóm mục tiêu, những người mà chúng ta muốn tiếp xúc.
TTGDSK một cách tích cực không chỉ dựa vào truyền thông một chiều hoặc thuyết giảng. Truyền thông hai chiều cũng rất quan trọng. Để hướng sự chú ý của các nhóm mục tiêu đến các thông điệp và để tiếp xúc với họ một cách tốt nhất, cần phải hiểu rõ về nhóm mục tiêu này.
Ví dụ:
Họ hiểu biết vấn đề này đến đâu? Không cần cung cấp cho mọi người những thông tin mà họ đã biết rõ. Để gây sự chú ý với các nhóm mục tiêu ta cần trao đổi với họ xung quanh những vần đề mà họ quan tâm và mong muốn học hỏi thêm.
Thái độ của họ đối với vấn đề này là gì? Ví dụ, nếu nhóm mục tiêu là các nhà lãnh đạo địa phương hoặc cha mẹ: Họ có cho rằng SKSS
35
VTN là đề tài đáng chú ý không? Nếu nhóm mục tiêu là VTN: Họ có cảm thấy mình đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với những khó khăn cụ thể về SKSS VTN không? Hay họ nghĩ rằng điều đó chẳng liên quan gì? (nếu họ có những suy nghĩ như vậy chúng ta phải giúp họ có thái độ đúng thông qua truyền thông hai chiều).
Họ đang có sẵn những nguồn lực nào? Với những khả năng về kinh tế và xã hội (uy tín chính trị, tiền mua vật phẩm và sử dụng dịch vụ), phương tiện cung cấp thông tin (sách báo, phương tiện nối mạng), về hậu cần (điện thoại, phương tiện đi lại và chữa bệnh) họ có thích ứng với những hành vi chúng ta khuyến khích không?
Họ biết những kĩ năng nào? Họ có khả năng dàn xếp các mối quan hệ chính trị (nếu nhóm mục tiêu là những nhà lãnh đạo địa phương)?; họ có dám thương lượng với bạn tình về việc quan hệ tình dục an toàn hoặc không quan hệ tình dục (đối với VTN) không?; họ có khả năng đọc và viết, họ có dám mua và giữ bao cao su, họ có biết dùng bao cao su không? v.v...
Họ quan tâm đến phương tiện truyền thông đại chúng nào? Phương tiện nào họ thích nhất và họ có sử dụng nó thường xuyên không?. Ví dụ: Đài phát thanh, TV, phương tiện truyền thông báo in,báo điện tử, thư tín, sách quảng cáo nhỏ…
Họ ngưỡng mộ những ai hoặc ai có ảnh hưởng đến họ? Liệu chúng ta có thể gây ảnh hưởng đối với nhóm mục tiêu thông qua những người khác không?
Có thể chia ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi của giới trẻ trong hành vi ảnh hưởng sức khỏe sinh sản vị thành niên:
36
Kiến thức
Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu được kiến thức từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp.
Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, từ đó dẫn đến hành vi phù hợp trước mỗi sự việc. Kiến thức của mỗi người được tích lũy trong suốt cuộc đời. Có các kiến thức hay hiểu biết về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng cao sức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi người có cơ sở thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh. Các kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mỗi người có thể thu được từ các nguồn khác nhau, được tích lũy thông qua các hoạt động thực tiễn.