Các nghiên cứu về lựa chọn dụng cụ đột tự động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thuật toán tạo đường dụng cụ khi gia công 2d trên máy đột (Trang 50 - 52)

F. Robert Jacobs [1], Can Cogun [2] và Buddhadev Roychoudhury [3] chia đối tƣợng gia công thành hai loại: đối tƣợng gia công tạo thành từ một lần đột (punching) và đối tƣợng gia công tạo thành từ quá trình đột đột liên tiếp (nibbling). Đột một lần, để tạo lỗ định hình, sử dụng dụng cụ hình tròn, hình chữ nhật, hình lỗ dài và các hình đặc biệt. Đột liên tục, dùng để cắt đứt, Jacobs quy định sử dụng dụng cụ hình tròn để cắt biên dạng hình tròn; dụng cụ hình chữ nhật để cắt biên dạng hình chữ nhật. Nguyên tắc để lựa chọn dụng cụ cho đột liên tục là chọn dụng cụ có kích thƣớc nhỏ hơn lỗ cần đột. Nhƣ vậy, đối tƣợng gia công trong đột liên tục của hƣớng nghiên cứu này khá đơn giản chỉ gồm hai hình cơ bản là hình tròn và hình vuông mà không xử lý biên dạng đa tuyến không tiêu chuẩn.

Hình 4-1: Đối tƣợng gia công trong nghiên cứu của F. Robert Jacobs, Can Cogun và Buddhadev Roychoudhury

Đối tƣợng gia công của Emad Summad [4], [5] nghiên cứu là các biên dạng đa tuyến kín gồm các cạnh thẳng. Đối với mỗi đa tuyến và các dụng cụ hiện có, Emad Summad đƣa ra một loạt các giải pháp phối hợp dụng cụ để gia công biên dạng. Dụng cụ đƣợc lựa chọn dựa trên nguyên tắc là cạnh dụng cụ phù hợp với cạnh biên

dạng gia công. Khi lựa chọn một dụng cụ xong, biên dạng sẽ bị cắt bỏ phần đã đột để tiến hành lựa chọn dụng cụ tiếp theo. Với tất cả các nhóm giải pháp có đƣợc, Emad Summad chọn ra giải pháp phối hợp dụng cụ tối ƣu dựa trên phƣơng pháp Monte Carlo. Hƣớng nghiên cứu này tập trung vào vấn đề tối ƣu hóa lựa chọn dụng cụ mà chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu gia công các đối tƣợng rất đa dạng trên thực tế nên rất ít các phần mềm lựa ứng dụng hƣớng nghiên cứu này.

Hình 4-2: Đối tƣợng gia công trong nghiên cứu của Emad Summad

N.F. Choong [6] và H.T Loh [7] tìm cách xử lý tất cả các đối tƣợng của bản vẽ CAD 2D. Tác giả chia biên dạng gia công thành hai nhóm: nhóm bên trong và nhóm bên ngoài. Nói chung, biên dạng sẽ thuộc một trong các loại sau: biên dạng bên ngoài, biên dạng bên trong, lỗ vuông, lỗ chữ nhật, lỗ dài, lỗ dạng cung tròn, lỗ tròn. Với biên dạng là đa tuyến, tác giả xử lý từng phân đoạn gồm đƣờng thẳng và cung tròn từ đó đƣa ra lựa chọn dụng cụ đột phù hợp cho từng phân đoạn đó. Nghiên cứu của N.F Choong tƣơng đối toàn diện và khá tƣơng đồng với thực tế sản xuất, khả năng tin học hóa cao nên đƣợc nhiều phần mềm phát triển theo.

Điểm chƣa hoàn thiện trong nghiên cứu của N.F. Choong là bên cạnh yếu tố kỹ thuật, tác giả còn sử dụng yếu tố cảm tính và kinh nghiệm để lựa chọn dụng cụ. Ngoài ra, cách lựa chọn dụng cụ của tác giả mang yếu tố cục bộ, chỉ xét đến việc tránh va chạm với các phần tử liền kề mà không xét đến sự va chạm trong tổng thể

sản phẩm nên có thể gây ra sự cắt lẹm cho sản phẩm.

Hình 4-3: Đối tƣợng gia công trong nghiên cứu của N.F. Choong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thuật toán tạo đường dụng cụ khi gia công 2d trên máy đột (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)