Những vấn đề được đề cập được tổng hợp thành ma trận SWOT. Ma trận SWOT sẽ liên kết các yếu tố để đề xuất chiến lược xây dựng thương hiệu thích hợp.
SWOT Điểm mạnh (S) S1: chủ doanh nghiệp có uy tín - trung thực trong kinh doanh. S2: doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học phục vụ sản xuất kinh doanh. S3: nghiên cứu thị trường. S4: sản phẩm có chất lượng cao, sạch, an toàn, đúng quy cách theo yêu cầu.
S5: doanh nghiệp có diện tích canh tác lớn, có đê bao ngăn lũ. Điểm yếu (W) W1: Sản phẩm chưa có thương hiệu. W2: Sản phẩm còn ở dạng thô.
W3: Thiếu nhân lực tiếp thị, bán hàng
W4: Doanh nghiệp chưa khai tác hết các phân khúc khách hàng tiềm năng.
Cơ hội (O)
O1: Ưu đãi của nhà nước và chính quyền địa phương trong
S – O
S1, S2 + O1, O2, O3: Xây dựng thương hiệu
W – O
W1, W2, W3 + O1, O3, O4: Liên kết với các hộ
SVTH: Trương Hoài Phong Trang 43 việc khuyến khích phát triển
cách hình thức liên kết sản xuất.
O2: Thị trường có quy mô lớn, trong đó có nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, nhu cầu khoai lang của thị trường tăng mạnh O3: Sự quan tâm của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu ở Việt Nam.
O4: Các đối thủ chưa quan tâm đến vấn đề thương hiệu. O5: Sự quan tâm của các cơ quan truyền thông đối với nhà nông.
hướng đến thị trường nội địa.
Thương hiệu trong nước.
S1, S2, S3 + O4, O5: Xây dựng thương hiệu hướng đến thị trường xuất khẩu
Thương hiệu xuất khẩu thị trường Nhật Bản, Châu Âu.
trồng khoai lang trong khu vực.
Thương hiệu vùng. W1,W4,W5 + O2, O4, O5: DN xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp.
Thương hiệu đơn lẻ.
Nguy cơ (T)
T1: Thiên tai và dịch bệnh T2: Cạnh tranh với nông sản nước ngoài.
T3: Sâu bệnh tấn công
T4: Tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm. T5: Chính sách giới hạn đất canh tác. S – T S1, S2, S4 + T1, T2, T4: Liên kết với các hộ trồng khoai lang trong khu vực.
Thương hiệu vùng.
S2, S3, S4, S5 + T3, T4: Sử dụng kinh nghiệm và uy tín chủ doanh nghiệp để hạn chế sâu bênh, nâng cao chất lượng khoai lang của doanh nghiệp, không liên kết sản xuất với các hộ khác. Thương hiệu độc lập W – T W1, W2, W3, W4, W5 + T2, T3, T5: Các hộ sản xuất liên kết xây dựng thương hiệu chung cho khoai lang, nhằm hỗ trợ nhau về kỹ thuật, vốn để sản xuất khoai lang đồng đều chất lượng, quy cách sản phẩm, hạn chế tự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.
Thương hiệu vùng.
Giải thích các chiến lược xây dựng thương hiệu:
Chiến lược xây dựng thương hiệu trong nước: thị trường chính mà thương hiệu hướng đến chính là thị trường nội địa. Do đó, khi xây dựng thương hiệu thì những giá trị của thương hiệu mang đến cho khách hàng mục tiêu phải phù hợp với thị hiếu, tâm lý của nhóm khách hàng này.
Chiến lược xây dựng thương hiệu xuất khẩu: thị trường chính mà thương hiệu hướng đến là thị trường nước ngoài. Do đó, để xây dựng thương hiệu thành công, những nhà xây dựng thương hiệu phải nghiên cứu nhiều vấn đề hơn so với xây dựng thương hiệu trong nước: môi trường văn hóa, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, ngôn ngữ,...
Chiến lược xây dựng thương hiệu vùng: tập hợp, liên kết các hộ trồng khoai lang trong cùng khu vực ( cùng xã Mỹ Hiệp Sơn hay huyện Hòn Đất, ..) thành một khu vực chuyên trồng khoai lang, cùng nhau hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm đề cùng nhau xây dựng thương hiệu. Tất cả khoai lang của khu vực được bán ra với cùng một tên gọi. Ví dụ nếp Phú Tân, rượu Gò Đen ...
Chiến lược xây dựng thương hiệu độc lập: chủ doanh nghiệp sẽ xây dựng thương hiệu cho bản thân DN, không liên kết với cá nhân hay tổ chức nào, DN sẽ được hưởng những lợi ích mà thương hiệu đó mang lại.
Chiến lược xây dựng thương hiệu đơn lẻ: chủ doanh nghiệp sẽ xây dựng thương hiệu cho từng lọai nông sản của doanh nghiệp, cho từng thị trường.