Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG VÀ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI (Trang 71 - 76)

9. Cấu trúc của đề tài

3.5. Kết luận chương 3

Sau khi xử lí các kết quả thu được trong quá trình TNSP bằng phương pháp thống kê toán học, chúng tôi khẳng định:

- Thí nghiệm có thể được sử dụng theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong các khâu khác nhau của quá trình dạy học. Các biện pháp sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS do chúng tôi đề xuất đã mang lại kết quả khả quan.

- Giả thuyết khoa học do chúng tôi đề ra là đúng đắn. Việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế dạy học vật lí ở trường THPT là hoàn toàn có tính khả thi. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào cách vận dụng của từng GV vào từng bài học cụ thể sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường THPT.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Điện tích - Điện trường” và “Dòng điện không đổi”, Vật lí 11 nâng cao Trung học phổ thông” , chúng tôi thu được một số kết quả sau:

1. Nghiên cứu tương đối có hệ thống cơ sở lí luận việc sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong quá trình dạy học.

2. Tổ chức điều tra, lấy ý kiến của 25 GV và 438 HS của 3 trường THPT thuộc thành phố Đà Nẵng về thực trạng của vấn đề sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS. Trên cơ sở đó chúng tôi phân tích được nguyên nhân của thực trạng, làm rõ được những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong quá trình dạy học vật lí ở các trường THPT hiện nay.

3. Nghiên cứu chi tiết nội dung chương trình vật lí THPT, đặc biệt là chương trình vật lí 11 nâng cao. Từ những đặc điểm về kiến thức của chương “Điện tích - Điện trường” và “Dòng điện không đổi”, chúng tôi khẳng định rằng có thể sử dụng thí nghiệm để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong quá trình dạy học vật lí.

4. Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã đề xuất được một số biện pháp cụ thể nhằm tăng cường sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong quá trình dạy học.

5. Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi đã thiết kế tiến trình 4 bài giảng với sự tăng cường sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS. Trong tiến trình mỗi bài giảng, bao gồm các bước: xác định mục tiêu bài học; yêu cầu chuẩn bị của GV, HS; dự kiến tổ chức các hoạt động nhận thức.

6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số lớp của trường THPT Hoàng Hoa Thám để kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Các số liệu thu được là hoàn toàn trung thực, chính xác; việc xử lí các số liệu thu được theo đúng lí thuyết của phương pháp thống kê toán học. Kết quả TNSP cho phép khẳng định: Giả thuyết khoa học ban đầu đề ra là đúng, nghĩa là

việc sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong quá trình dạy học sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí lớp 11 ở trường THPT.

* Hướng phát triển của luận văn

Từ kết quả nghiên cứu trên và thực tiễn dạy học vật lí ở trường THPT chúng tôi nhận thấy luận văn có thể được phát triển theo hướng sau:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lí luận về việc sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS THPT.

- Mở rộng thiết kế, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS THPT ở các chương, phần khác nhau của chương trình chuẩn và nâng cao vật lý THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.

2. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo của BCHTW Đảng khoá IX ngày 10/04/2006 về phương hướng nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2006- 2010 tại Đại hội đại biểu BCHTW Đảng khoá X, Hà Nội.

3. Phạm Đình Cương (2003), Thí nghiệm Vật lý ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục.

4. Đồng Thị Diện (2005), Xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm đơn giản trong dạy học kiến thức thuộc phần cơ học lớp 6 theo định hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh, Luận án tiến sĩ giáo dục học, ĐH Vinh.

5. Huỳnh Trọng Dương (2007), Nghiên cứu xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ giáo dục học, ĐHSP Huế.

6. Nguyễn Phú Đồng (2008), Nghiên cứu sử dụng bài tập vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần Dòng điện không đổi, Vật lí 11 Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Huế. 7. Lê Đình, Trần Huy Hoàng (2005), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực

tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành Vật lí, ĐHSP Huế.

8. Lê Văn Giáo (2001), Nghiên cứu quan niệm của học sinh về một số khái niệm vật lý trong phần Quang học, Điện học và việc giảng dạy các khái niệm đó ở trường Trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ giáo dục học, ĐHSP Huế.

9. Lê Văn Giáo (2004), Thí nghiệm và phương tiện trực quan trong dạy học Vật lý ở trường THPT, NXB ĐHSP Huế.

10. Lê Thanh Hải (2003), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lí 11, NXB Giáo dục.

11. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh.

12. Hà Văn Hùng, Lê Cao Phan (2004), Tổ chức hoạt động thí nghiệm vật lí tự làm ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục.

13. Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Huế, Nguyễn Xuân Thành (2002), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2007), Vật lí 11 - Nâng cao, NXB Giáo dục. 15. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2007), Sách giáo viên Vật lí 11 - Nâng cao,

NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Trường cán bộ Quản lí Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Lân (2002), Từ điển Từ và Ngữ Hán Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Thiên Nga (2003), Nâng cao hiệu quả dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông thông qua các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế. 19. Vũ Quang, Nguyễn Phúc Thuần (đồng chủ biên) (2007), Tài liệu bồi dưỡng

giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Vật lí, NXB Giáo dục.

20. Trịnh Thị Tấn (2009), Nghiên cứu sử dụng bài tập thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tư duy vật lý cho HS trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” - vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông thông, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế.

21. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2007), Phục hồi và nghiên cứu xây dựng 6 bài thí nghiệm phương pháp dạy học Vật lý - Mã số T2007-03-21, Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, ĐHSP Đà Nẵng.

22. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2008), Nghiên cứu xây dựng 8 bài thí nghiệm phương pháp dạy học Vật lý - Mã số T2008-03-51, Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, ĐHSP Đà Nẵng.

23. Trần Văn Thạnh (2009), Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm vật lí với các phương tiện nghe nhìn trong dạy học vật lí lớp 9 Trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ giáo dục học, ĐHSP Huế.

24. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003),

Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

25. Nguyễn Kim Thân, Hồ Hải Thuỵ, Nguyễn Đức Dương (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 27. Lê Công Triêm (2001), “Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh

viên đại học”, Tạp chí Giáo dục, (8), tr.20-22.

28. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học sư phạm.

29. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

30. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996.

31. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục.

32. Trần Đức Vượng (2005), Một số vấn đề lý luận dạy học hiện đại, Giáo trình đào tạo cao học. Các địa chỉ web 33. http://groups.physics.umn.edu/demo/electricity.html 34. http://physics.usc.edu/demolab/ 35.http://thuvienvatly.com/Labiang/index.php? option=com_gallery2&Itemid=72&g2_itemId=1803

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG VÀ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w