Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG VÀ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI (Trang 66 - 71)

9. Cấu trúc của đề tài

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Đánh giá về hoạt động của giáo viên và học sinh trong các giờ học

* Đối với các lớp ĐC, phương pháp dạy tuy có đổi mới nhưng chưa thấy có chuyển biến rõ rệt. GV chủ yếu là truyền giảng, HS tập trung lắng nghe và ghi chép. Tuy HS có trả lời các câu hỏi GV đặt ra nhưng chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác học tập.

* Đối với các lớp TN, chúng tôi có những nhận xét sau:

- Việc tăng cường sử dụng các thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong giờ học giảm bớt hoạt động của GV và tăng cường các hoạt động của HS.

- Không khí lớp học sôi nổi hơn, HS luôn được đặt vào trạng thái phải làm việc để cùng thảo luận các vấn đề do GV đưa ra qua các thí nghiệm.

- Khi thảo luận, HS không chỉ hiểu được kiến thức mà còn rèn luyện được các kĩ năng tự học cơ bản cho mình. Biểu hiện ở đây là kết quả vận dụng kiến thức để giải các câu hỏi ở khâu củng cố, vận dụng của nhiều HS khá nhanh, chặt chẽ và chính xác.

3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi đã tiến hành cho HS các lớp thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra cùng lúc với thời gian 45 phút. Thời điểm kiểm tra là sau khi kết thúc các tiết dạy thực nghiệm. Nội dung bài kiểm tra giống nhau được xáo trộn lại thành bốn mã đề nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan trong việc đánh giá mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức của HS.

3.4.2.1. Các số liệu cần tính

Để so sánh, đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS ở các lớp TN và ĐC, cần tính các giá trị sau [28]: - Giá trị trung bình cộng: n X f X k 1 i i i ∑ = =

với Xi là điểm số; fi là số HS đạt điểm Xi; n là số HS dự kiểm tra.

- Phương sai: k ( )2 i 2 i=1 f X -X S = n-1 i- Độ lệch chuẩn: k 2 i i i=1 f (X -X) S = n-1 ∑

Độ lệch chuẩn S cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X, S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

- Hệ số biến thiên: 100%

X S

V = cho phép so sánh mức độ phân tán của các số

liệu.

- Sai số tiêu chuẩn:

n S m=

Độ lệch chuẩn S cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X, S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

Sau khi tiến hành kiểm tra, chấm bài và xử lí các số liệu, kết quả thu được được biểu diễn trên các bảng 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5:

Bảng 3.2: Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra Nhóm Số HS Điểm số (Xi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 144 0 0 0 4 10 21 35 47 14 8 5 ĐC 145 0 0 2 12 21 36 26 36 6 3 3

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm TN và ĐC

Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất Nhóm Số HS Số % HS đạt mức điểm (Xi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 144 0 0 0 2,8 6,9 14,6 24,3 32,6 9,7 5,6 3,5 ĐC 145 0 0 1,4 8,3 14,5 24,8 17,9 24,8 4,1 2,1 2,1

Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất

Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất lũy tích Nhóm Số

HS

Số % HS đạt mức điểm Xi trở xuống (Wi %)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 144 0 0 0 2,8 9,7 24,3 48,6 81,2 90,9 96,5 100

ĐC 145 0 0 1,4 9,7 24,2 49,0 66,9 91,7 95,8 97.9 100

Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số thống kê

Nhóm Số HS X S2 S V% X =X ±m

TN 144 6,46 2,25 1,5 23,2% 6,46 ± 0,01

ĐC 145 5,63 2,61 1,61 28,6% 5,63 ± 0,01

Dựa vào bảng tổng hợp các tham số thống kê (bảng 3.5), đồ thị phân phối tần suất (đồ thị 3.1), đồ thị phân phối tần suất luỹ tích (đồ thị 3.2), chúng tôi có một số nhận xét:

cao. STN < SĐC và VTN < VĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm TN giảm so với nhóm ĐC (Bảng 3.5).

- Đường tích lũy ứng với nhóm TN nằm bên phải, phía dưới đường tích lũy ứng với nhóm ĐC.

3.4.2.2. Kiểm định giả thuyết thống kê

Để kết luận kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để độ tin cậy cao hơn, chúng tôi tiếp tục phân tích số liệu bằng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê.

-Các giả thuyết thống kê:

+ Giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa giá trị trung bình của điểm số của nhóm ĐC và nhóm TN là không có ý nghĩa”.

+ Giả thuyết H1: “Điểm trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC một cách có ý nghĩa”.

- Để kiểm định các giả thuyết trên ta cần tính đại lượng kiểm định t theo công

thức: TNĐC TNĐC P TNĐC n .n X -X t = S n +n (1); với : TN 2TNĐC ĐC 2 P TNĐC (n -1).S +(n -1).S S = n +n -2 (2)

Sau khi tính được t, chúng ta tiến hành so sánh nó với giá trị tới hạn tα được tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f = nTN + nĐC - 2 để rút ra kết luận:

- Nếu t ≥ tα thì sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là có ý nghĩa.

- Nếu t < tα thì sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là không có ý nghĩa. Sử dụng công thức (1), (2) với các số liệu:

XTN = 6,46; X ĐC = 5,63; nTN = 144; nĐC = 145; STN = 1,50; SĐC = 1,61

⇒ thu được kết quả: SP = 2,43; t = 2,91.

Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f với f = nTN + nĐC – 2 = 287, ta có tα= 1,96

Qua tính toán kết quả TN, nhận thấy điều kiện t ≥ tα được thỏa mãn nghĩa là giả thuyết Ho bị bác bỏ, tức là sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là có ý nghĩa, với mức ý nghĩa α = 0,05.

Từ những kết quả trên cho thấy: điểm trung bình của các bài kiểm tra ở nhóm TN cao hơn so với điểm trung bình của các bài kiểm tra ở nhóm ĐC. Điều đó có nghĩa là tiến trình dạy học theo phương pháp TN mang lại hiệu quả cao hơn tiến trình dạy học thông thường.

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG VÀ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w