Phân tích nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty tnhh chế biến xuất nhập khẩu thủy sản phú gia (Trang 46)

Bảng 6: Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

> r

(Nguôn: Phòng kê toán)

4.3.2.I. Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ so với tổng tài sản nói chung thường nằm trong khoảng từ 0,5 đến 0,7. Năm 2008, tỷ số này của công ty là 0,3 có thể nói là quá thấp. Do được miễn thuế thu nhập, công ty không có cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ, vì vậy, để không quá phụ thuộc vào nợ vay và tăng khả năng tự chủ, công ty chủ trương vay nợ với tỷ trọng khá thấp, tuy nhiên, với tỷ số nợ so với tổng nguồn vốn là 0,3 cho thấy công ty quá thận ừọng ừong sản xuất kinh doanh. Điều này cũng có thể giải thích do công ty vừa mới đi vào hoạt động hơn một năm, vì không muốn mạo hiểm do tình hình xuất khẩu thủy sản những năm gàn đây có nhiều biến động, công ty chủ trương sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động của mình.

Năm 2009, công ty quyết định tăng quy mô sản xuất mà hầu hết số tiền dùng để đầu tư nâng cấp nhà máy đều được tài trợ từ số tiền vay dài hạn, cụ thể tổng số nợ phải trả tăng 340,76% tương ứng 10.564 triệu đồng, trong khi đó vốn

chủ SỞ hữu chỉ tăng 38,45%, do đó tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty tăng lên là 0,57 lần, tỷ số này tuy tăng lên nhiều so với năm 2008 nhưng vẫn chưa gọi là cao lắm, nhìn chung tỷ số này là hợp lý.

Do năm 2009 công ty hoạt động lỗ, năm 2010 công ty đã giảm tỷ lệ nợ xuống còn 0,51, việc giảm tỷ lệ nợ xuống nhằm ổn định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời giảm bớt rủi ro từ số nợ mà doanh nghiệp đã vay.

Có thể thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty qua ba năm biến động theo chiều hướng hợp lý, khi quy mô công ty còn nhỏ, tỷ số nợ thấp, khi mở rộng quy mô, nợ chiếm xấp xỉ 50%.

4.3.2.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu, tỷ số này cho thấy cứ mỗi một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng nợ vay.

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Từ kết quả trên cho thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty năm các năm 2008, 2009, 2010 làn lượt là 0,42 làn, tức là năm 2008, 1 đồng vốn chủ sở hữu công ty sử dụng 0,42 đồng nợ vay, năm 2009, 1 đồng vốn chủ sở hữu công ty sử dụng 1,35 đồng nợ vay, năm 2010, 1 đồng vốn chủ sở hữu công ty sử dụng 1,05 đồng nợ vay. Như vậy, từ sau khi nhà máy được mở rộng, công ty có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng gấp 3 lần so với năm 2008, tuy nhiên năm 2010 công ty đã kiểm soát lại được phàn nợ vay, tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Việc giảm tỷ lệ nợ vay là điều càn thiết, trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Giá vốn hàng bán (1) Triệu đông 4.413 7.878 12.326

Giá trị hàng tồn kho bình quân (2) Triệu đông 573 657 784 Khoản phải thu bình quân (3) Triệu đồng 1.834 2.318 3.051

Doanh thu (4) Triệu đông 5.122 7.872 13.347

Doanh thu bình quân 1 ngày (5) Triệu đông 14 22 37

Tài sản ngắn hạn bình quân (6) Triệu đồng 5.366 5.621 6.624 Tài sản cố định bình quân (7) Triệu đông 4.984 11.467 18.681 Tổng tài sản bình quân (8) Triệu đồng 10.350 17.088 25.305 Số vòng quay hàng tồn kho

(9)=(l)/(2)

Vòng 7,70 11,99 15,72

Số ngày tồn kho 360/(9) Ngày 46,74 30,02 22,9

Kỳ thu tiền bình quân (3)/(5) Ngày 128,9 106,01 82,29 Vòng quay tài sản lưu động (4)/(6) Vòng 0,95 1,40 2,01

Vòng quay tài sản cố định (4)/(7) Vòng 1,03 0,69 0,71

Vòng quay tổng tài sản (4)/(8) Vòng 0,49 0,46 0,53

SỞ hữu CÓ nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hom số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không.

4.3.2.3. Tỷ số khả năng trả lãi vay

Tỷ số khả năng trả lãi vay phản ánh khả năng trang trải lãi vay bằng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó giúp đánh giá xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không.

Năm 2008, tỷ số khả năng trả lãi của công ty là 1,98 lần, cho thấy thu nhập của công ty cao gấp 1,98 lần lãi vay. Tuy nhiên , tỷ số khả năng trả lãi của công ty năm 2009 là -1,54 lần do công ty hoạt động lỗ, điều này cũng có nghĩa là năm 2009, công ty không có khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả lãi vay. Tuy nhiên năm 2010, tỷ số này đã ổn định trở lại, cứ mỗi đồng chi phí lãi vay công ty có 2,57 đồng lợi nhuận có thể sử dụng để thanh toán.

4.3.2.4. Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số khả năng trả lãi vay chưa thực sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của doanh nghiệp, vì ngoài lãi vay doanh nghiệp còn phải trả nợ gốc và các khoản khác như tiền thuê tài sản. Do đó chúng ta không chỉ quan tâm đến khả năng trả lãi mà còn quan tâm đến khả năng thanh toán nợ nói chung.

Tỷ số khả năng trả nợ của công ty qua ba năm tương đối thấp, thấp nhất là năm 2009 khi mà công ty chỉ có thể sử dụng 0,64 đồng để chuẩn bị cho 1 đồng nợ. Nguyên nhân là do khấu hao của công ty năm 2009 cao, lợi nhuận trước thuế và lãi vay âm, dẫn đến tỷ lệ này thấp, khả năng trả nợ của công ty năm 2009 là không tốt. Tuy nhiên, công ty đã cố gắng cải thiện vào năm 2010, cân bằng nguồn tiền sử dụng để trả nợ và số nợ.

4.3.3. Phân tích nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động Bảng 7: Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

(Nguồn: Phòng kế toán)

4.3.3.I. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho dùng để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một doanh nghiệp, phản ảnh tốc độ lưu chuyển hàng hóa. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.

Từ số vòng quay hàng tồn kho, ta có thể tính được số ngày tồn kho, số ngày tồn kho sẽ cho ta biết được bình quân hàng tồn kho quay một vòng sẽ mất bao nhiêu ngày.

Số vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng dàn qua 3 năm, năm 2008 là 7,7 vòng có nghĩa là một năm hàng tồn kho của công ty quay được 7,7 vòng,

đồng nghĩa với việc số ngày tồn kho là 46,75 ngày. Năm 2009, số vòng quay hàng tồn kho là 11,99 vòng, tăng 4,29 vòng so với năm 2008, kéo theo số ngày tồn kho giảm xuống 16,73 ngày còn 30,02 ngày. Năm 2010, số ngày tồn kho tiếp tục giảm xuống chỉ còn 23 ngày, hàng tồn kho của công ty trong năm quay được 15,72 vòng. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán của công ty liên tục tăng, trong khi tỷ lệ tăng của hàng tồn kho lại thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán.

Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho tăng thể hiện nhà máy hoạt động hiệu quả trong việc mua nguyên vật liệu, sản xuất, dự trữ hàng tồn kho và bán hàng, giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ, rút ngắn được chu kỳ liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt, giảm bớt nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ đọng. Tuy nhiên, số vòng quay hàng tồn kho như vậy là quá cao, số ngày tồn kho tương đối ngắn sẽ làm ảnh hưởng tới việc tối đa hóa lợi nhuận của công ty, mặt khác khi việc dự trữ quá ít hàng hóa sẽ làm tăng rủi ro không đủ hàng để đáp ứng cho khách hàng, cho thị trường khi mà công ty có nhiều đơn đặt hàng lớn.

4.3.3.2. Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân được dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày doanh nghiệp có thể thu hồi khoản phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân của công ty qua 3 năm là tương đối cao, tuy nhiên đang có xu hướng giảm chứng tỏ công ty đang dàn cải thiện tình hình khoản phải thu. Cụ thể năm 2008, kỳ thu tiền bình quân của công ty là 128,86 ngày có nghĩa là công ty mất bình quân 128,86 ngày cho một khoản phải thu, điều này cho thấy công ty bán chịu hàng hóa khá nhiều, có thể do đặc điểm ngành khiến số ngày tồn kho của công ty thấp nên công ty buộc phải bán chịu hàng hóa nhằm xoay nhanh đồng vốn, cũng có thể do công ty mới thành lập nên để mở rộng thị trường, tìm kiếm nhiều khách hàng, công ty phải bán chịu hàng hóa, cho kỳ hạn thu tiền dài nhằm kéo thêm khách hàng.

Năm 2009, kỳ thu tiền bình quân giảm xuống còn 105,99 ngày, giảm hơn 20 ngày so với năm 2008, đến năm 2010 kỳ thu tiền bình quân còn 82,29 ngày, nguyên nhân là do khoản phải thu của công ty năm 2009, 2010 tăng với tỷ lệ thấp

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Lợi nhuận sau thuế (1) Triệu đồng 210 -293 384

Doanh thu thuần (2) Triệu đồng 5.122 7.872 13.347

EBIT (3) Triệu đồng 425 -177 629

Tổng tài sản bình quân (4) Triệu đông 10.350 17.088 25.305 Vốn chủ sở hữu bình quân (5) Triệu đông 7.126 8.706 11.586

ROS (l)/(2) % 4,10 -3,72 2,88

Tỷ số sức sinh lời căn bản (3)/(4) % 4,11 -1,04 2,49

ROA (l)/(4) % 2,03 -1,71 1,52

ROE (l)/(5) % 2,95 -3,37 3,31

hom tỷ lệ tăng của doanh thu, đồng thời việc giảm thời hạn thu tiền xuống sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí phát sinh do khoản phải thu tăng và làm giảm nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi.

4.3.3.3. Vòng quay tài sản lưu động

Vòng quay tài sản lưu động dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản lưu động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay tài sản lưu động của công ty qua ba năm đều tăng, chứng tỏ công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả nên cần duy tri và phát huy hơn nữa. Cụ thể vòng quay tài sản cố định của các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 0,95, 1,4, 2,01. Như vậy năm 2008 mỗi đồng tài sản lưu động công ty tạo ra được 0,95 đồng doanh thu, năm 2009 mỗi đồng tài sản lưu động công ty tạo ra được 1,4 đồng doanh thu, năm 2010 mỗi đồng tài sản lưu động công ty tạo ra được 2,01 đồng doanh thu, con số này tuy chưa cao nhưng nó chứng tỏ việc quản lý tài sản lưu động của công ty để tạo ra doanh thu đang đi theo chiều hưómg tốt.

4.3.3.4. Vòng quay tai sản cố định

Tương tự như vòng quay tài sản lưu động, vòng quay tài sản cố định dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Tuy vòng quay tài sản lưu động đang đi theo chiều hướng tốt nhưng vòng quay tài sản cố định lại không ổn định. Năm 2008, mỗi đồng tài sản cố định của công ty mang lại 1,03 đồng doanh thu, tuy nhiên năm 2009 mỗi đồng tài sản cố định của công ty chỉ tạo ra được 0,69 đồng doanh thu, năm 2010 mỗi đồng tài sản cố định mang lại 0,72 đồng doanh thu. Có thể thấy tài sản cố định của năm 2009, 2010 được đầu tư nhiều hơn năm nhưng lại tạo ra doanh ít hơn năm 2008, điều này cho thấy việc đầu tư vào tài sản cố định những năm đầu chưa thực sự mang lại hiệu quả.

4.3.3.5. Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt đó là tài sản cố định hay tài sản lưu động.

Đánh giá tổng quát hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của công ty qua 3 năm ta có thể thấy, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là chưa cao, cụ thể năm 2008 mỗi đồng tài sản của công ty tạo ra được 0,49 đồng doanh thu, năm 2009 mỗi đồng tài sản của công ty tạo ra được 0,46 đồng doanh thu và năm 2010 mỗi đồng tài sản của công ty mang lại 0,53 đồng doanh thu.

4.3.4. Phân tích nhóm chỉ tiêu loi nhuân

• •

Bảng 8: Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

> r

(Nguôn: Phòng kê toán)

4.3.4.1. Tỷ số lọi nhuận trên doanh thu

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng tiền doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu qua ba năm của công ty không ổn định, năm 2008 là 4,1%, tức là cứ 100 đồng doanh thu mang lại 4,1 đồng lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên năm 2009 công ty hoạt động bị lỗ, ROS = -3,72%, tương ứng cứ thu được 100 đồng doanh thu, công ty lại bị lỗ 3,72 đồng. Năm 2010, công ty đã cải thiện được tình hình này, đem lại lợi nhuận sau thuế là 383.818.866 đồng, kéo theo ROS là 2,88%, tương ứng cứ mỗi 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 2,88 đồng lợi nhuận.

4.3.4.2. Tỷ số suất sinh lòi căn bản

Tỷ số sinh lời căn bản được thiết kế nhằm đánh giá khả năng sinh lời căn bản của doanh nghiệp. Tỷ số này phản ánh mức sinh lời trước thuế và lãi vay của

doanh nghiệp, nó cho biết bình quân cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Tỷ số suất sinh lời căn bản của công ty cũng có sự tăng giảm không đồng đều, năm 2008 cứ 100 đồng tài sản mang lại 4,11 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, năm 2009, 100 đồng tài sản của công ty đem lại khoản lỗ 1,04 đồng và năm 2010, 100 đồng tài sản của công ty mang lại 2,49 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nhìn chung, lợi nhuận do tài sản mang lại nếu không lỗ thì cũng còn thấp, dù sao công ty cũng còn đang trong thời kỳ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là điều có thể chấp nhận được.

4.3.4.3. Tỷ số lọi nhuận ròng trên tổng tài sản

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản hay còn gọi là suất sinh lời của tài sản dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng họp lý và hiệu quả.

Tưomg tự như ROS, tỷ số ROA cũng cho thấy sự không ổn định của lợi nhuận, năm 2008 tỷ số này là 2,03%, có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty tnhh chế biến xuất nhập khẩu thủy sản phú gia (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w