Phấn đấu tập trung sản xuất nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành, làm cho giá thành ít biến động tạo lòng tin cho người tiêu dùng.
Thường xuyên huấn luyện đội ngũ cán bộ công nhân viên cấp quản lý cũng như bán hàng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong quá trình kinh doanh.
Công ty thực hiện chiến lược đa dạng hóa, sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng, thâm nhập vào các thị trường khó tính như: Mỹ, EU... các thị trường này đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất nghiêm ngặt.
Mặt bằng nhà xưởng đảm bảo an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn NAFIQUACEN, công ty tăng cường quảng cáo thương hiệu đến các nước như
TÀI SẢN 2008 2009 2010 CHÊNH LỆCH
2009/2008 2010/2009 Số tiền% Số tiền%
TÀI SẢN NGẮN HẠN 5.587 5.654 7.593 67 1,20 1.939 34,30
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
3.005 1.564 2.646 -1.441 -47,97 1.082 69,20
n. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.900 2.735 3.367 83543,94 632 23,11 m. Hàng tồn kho 681 633 935 -49 -7,14 303 47,85 rv. Tài sản ngắn hạn khác - 723 645 723 - -78 -10,76 TÀI SẢN DÀI HẠN 4.815 18.119 19.244 13.303 276,29 1.125 6,21 I. Tài sản cố định 4.815 18.119 19.244 13.303 276,29 1.125 6,21 TỔNG TÀI SẢN 10.402 23.773 26.837 13.371 128,55 3.064 12,89
Nhật, Trung Quốc, các nước ASEAN thông qua vãn phòng đại diện của các công ty nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản.
Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN PHÚ GIA
4.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN 4.1.1. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn 4.1.1.1. Tình hình biến động tài sản
Bảng 1: Tình hình biến động tài sản
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán)
Để biết được chính xác hiệu quả hoạt động của công ty qua 1 kỳ kinh doanh như thế nào chúng ta cần phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài sản một cách họp lý và khoa học. Việc phân tích biến động tài sản có thể giúp ta thấy được sự thay đổi của từng khoản mục trong tài sản, tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đó và xem xét những sự thay đổi đó là tốt hay xấu.
Nhìn vào bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy tổng tài sản của công ty qua ba năm 2008 - 2010 đều tăng lên sau mỗi năm. Trong đó đáng kể là năm 2009 với mức tăng 128,55% so với năm 2008. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang
CÓ XU hướng mở rộng quy mô sản xuất, hướng mạnh ra thị trường nhằm tăng lợi nhuận. Cụ thể năm 2009 tổng tài sản của công ty là 23.7723 triệu đồng, tăng 13.371 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 tổng tài sản của công ty là 26.837 triệu đồng, tăng 12,89% với mức tăng tuyệt đối hơn 3 tỷ đồng. Đe biết được các nguyên nhân dẫn đến những sự thay đổi này ta đi sâu vào nghiên cứu sự biến động của từng loại khoản mục trong tài sản:
- Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền: là một loại tài sản có tính lưu động nhất có thể sử dụng để chi cho các mục đích khác nhau, do đó ta cần quản lý chặt chẽ khoản mục này theo những nguyên tắc nhất định, ta có thể thấy khoản mục này có sự tăng giảm không đều, năm 2008 khoản mục này là 3.005 triệu đồng, sang năm 2009 con số này là 1.564 đồng, giảm hơn 1,44 tỷ đồng tương ứng 48%. Nguyên nhân vốn bằng tiền của đơn vị giảm mạnh là do năm này đơn vị dồn tiền mở rộng nhà máy mà cụ thể là việc mở rộng phân xưởng sản xuất lớn hơn gấp đôi năm trước và toàn bộ dây chuyền sản xuất trong nhà máy cũng được thay thế, cùng với đó là các khoản vay chủ yếu nhằm vào việc đầu tư vào tài sản cố định, mua máy móc thiết bị sản xuất, nâng cấp các phòng quản lý trong khi hoạt động của công ty trong năm này bị lỗ, do đó mặc dù tổng tài sản tăng hơn 100% nhưng khoản tiền mặt vẫn giảm mạnh. Năm 2010, doanh thu của công ty tăng cao, lượng tiền mặt đi vào nhiều, và để đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch và tăng niềm tin cho các nhà cung cấp, công ty chủ trương duy trì mức tồn quỹ ở khoảng từ 3 đến 4 tỷ đồng, nhưng do nhu cầu mua hàng hóa, cùng với việc trả lãi vay vào cuối năm, vốn bằng tiền của công ty chỉ tăng thêm 1,1 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 69,2%, cụ thể con số này là 2.646 triệu đồng. Nhìn chung, lượng tiền quá nhiều sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả, trong khi quá ít lại ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Do đó công ty càn phải xác định được mức tồn quỹ mục tiêu họp lý để có thể vừa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu hàng ngày vừa không làm mất đi chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn..
- Khoản phải thu của công ty qua ba năm đều tăng, so với khoản phải thu của năm 2008 là 1,9 tỷ đồng, khoản phải thu của năm 2009 tăng 43,94% với mức tăng tuyệt đối là 835 triệu đồng. Sang năm 2010 khoản phải thu là 3.367 triệu đồng, tăng thêm 632 triệu so với năm 2009, tương ứng 23,11%. Việc khoản phải
thu của công ty tăng đều qua các năm không phải do công ty nới lỏng chính sách bán chịu mà là do công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, thu hút ngày càng nhiều khách hàng với những họp đồng giá trị, từ đó làm doanh thu tăng lên, đây là tín hiệu tích cực, tuy nhiên xét về phương diện tài chính thì việc khoản phải thu tăng cao sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc xoay trở đồng vốn vì đồng vốn bị ứ đọng nhiều hơn vào các khoản phải thu. Quản lý công nợ phải thu đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm vững tính chất, nội dung và thời gian thu hồi các khoản công nợ. Tù đó để có những quyết định thu hồi công nợ hữu hiệu. Quản lý công nợ phải thu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, phát hiện ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng vốn và mất vốn trong kinh doanh.
- Hàng tồn kho năm 2009 giảm gần 49 triệu so với năm 2008, tương ứng giảm 7,14%. Cụ thể hàng tồn kho của hai năm 2008, 2009 lần lượt là 682 triệu đồng và 633 triệu đồng. Thực chất nếu xét về 6 tháng đầu năm 2009, lượng hàng tồn kho của công ty tăng rất cao so với năm 2008 do năm 2009 việc xuất nhập khẩu thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, trong khi hàng tồn kho của công ty hầu hết là nguyên vật liệu, do đó công ty chủ động sản xuất chậm nhằm chờ đợi sự ổn định từ nền kinh tế, tuy nhiên việc hàng tồn kho bị ứ đọng sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của hàng hóa sản xuất ra, lượng hàng tồn kho quá cao sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, do đó công ty đã đẩy nhanh tốc độ sản xuất vào nửa cuối năm nhằm giúp cho công ty thu ngắn thời gian xoay vòng vốn và giúp nhà máy có thể thu hồi vốn nhanh, bên cạnh đó tình hình xuất nhập khẩu thủy sản cũng dàn đi vào ổn định vào cuối năm 2009, lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty cũng tăng cao kéo theo hàng tồn kho giảm xuống. Theo đà này, năm 2010 công ty tiếp tục nhận được nhiều họp đồng có giá trị, nhu cầu hàng tồn kho cao nhằm đảm bảo giá cả cho khách hàng theo đúng họp đồng đã thỏa thuận và cung cấp đủ nguồn nguyên vật liệu đáp ứng cho các họp đồng lớn thì việc dự trữ gia tăng hàng tồn kho là điều cần thiết. Giá trị hàng tồn kho của công ty cuối năm 2010 là 935 triệu đồng, tăng hơn 300 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 47,85%. Giá trị nguyên vật liệu gần 1 tỷ đồng sẽ giúp cho công ty chủ động trong sản xuất và năng động trong việc mua nguyên liệu dự trữ cho năm 2011. Nhìn chung, để thực hiện tốt kế hoạch bán ra đòi hỏi công ty phải đảm bảo về số lượng, chất lượng.
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 CHÊNH LỆCH 2009/2008 2010/2009 Số tiền% Số tiền% NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 3.100 13.664 13.776 10.564 340,76 112 0,82 I. Nợ ngắn hạn 3.100 2.664 3.926 -436 -14,08 1.262 47,38 n. Nợ dài hạn 0 11.000 9.850 11.000 -1.150 -10,46 VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.302 10.109 13.062 2.80738,45 2.953 29,21 I. Yốn chủ sở hữu 7.302 10.109 13.062 2.80738,45 2.953 29,21 TỔNG NGUỒN YỐN 10.402 23.773 26.837 13.371 128,55 3.064 12,89
Quản trị hàng tồn kho là nội dung quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định thực hiện kế hoạch bán ra, đến tốc độ chu chuyển vốn lưu động và kết quả kinh doanh. Do đó cần phân tích tình tình và đánh giá thực trạng hàng tồn kho, để đưa ra quyết định phù hợp với hiện tại.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng hữu ích lâu dài phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là những tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng chứ không phải để bán, và được coi như những tài sản dài hạn dùng trong một số năm. Khoản mục tài sản cố định chính là khoản mục chủ yếu làm tăng tổng tài sản của năm 2009. Do công ty tập trung đầu tư nâng cấp máy móc, dây chuyền sản xuất nhằm mở rộng quy mô, con số này từ 4.815 triệu đồng vào năm 2008 tăng lên thành 18.119 triệu đồng vào năm 2009, tăng thêm 13,3 tỷ đồng, tương ứng 276,29%. Năm 2010 công ty tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định thêm 3.064 triệu đồng, làm tăng tài sản cố định thêm 12,89%. Nhìn chung qua các năm công ty luôn đều đặn đầu tư đổi mới cơ sở hạ tàng nhà cửa kiến trúc và máy móc công suất thấp không còn phù hợp nên giá trị tài sản cố định thực chất đang sử dụng trong công ty luôn tăng. Điều này cho thấy đơn vị luôn tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới trang thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng sản xuất và an toàn lao động.
4.1.1.2. Tình hình biến động nguồn vốn
Bảng 2: Tình hình biến động nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng
> r
(Nguôn: Phòng kê toán)
Để thực hiện tốt chức năng kinh doanh và phục vụ các doanh nghiệp càn có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Đe hình thành hai loại tài sản trên phải có các nguồn vốn tài trợ. Nguồn vốn của công ty được hình thành từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, trong ba năm 2008 - 2010 nợ phải trả của công ty tăng 10,7 tỷ đồng, tương ứng 344,37%. Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 5,8 tỷ đồng, tương ứng 78,89%. Cụ thể:
- Nợ phải trả của công ty năm 2009 tăng hơn 10,5 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 340,76% so với năm 2008. Trong đó mặc dù nợ ngắn hạn năm 2009 là 2.664 triệu đồng giảm 14,08% so với năm 2008 nhưng do công ty mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư lớn vào máy móc thiết bị nên đã vay dài hạn 11 tỷ đồng. Đến năm 2010, tổng số nợ phải trả của công ty là 13.776 triệu đồng, tăng 112 triệu đồng, khoản tăng này chủ yếu do công ty vay thêm nợ ngắn hạn để mua nguyên liệu về sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng kịp thời lượng hàng hóa cần thiết, ngoài ra khoản vay ngắn hạn này còn nhằm nhập quỹ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Cụ thể năm 2010, nợ ngắn hạn của công ty là 3.926 triệu đồng,
tăng 1,26 tỷ đồng so với năm 2009 tưomg ứng 47,38%, nợ dài hạn của công ty giảm 1.150 đồng còn 9.849 triệu đồng.
- Vốn chủ sở hữu năm 2008 của công ty là 7.302 triệu đồng, năm 2009 vốn chủ sở hữu tăng thêm 2.807 triệu đồng, tương ứng tăng 38,45%, đến năm 2010 tổng nguồn vốn chủ sở hữu là 13.062 triệu đồng, so với năm 2009 tăng 29,21%, mức tăng tuyệt đối là 2.953 triệu đồng. Như vậy, vốn chủ sở hữu của công ty qua ba năm đều tăng, điều này là hợp lý do công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó việc sử dụng nợ làm đòn bẩy tài chính không thể áp dụng đối với doanh nghiệp, việc phụ thuộc quá nhiều vào nợ sẽ gây bất lợi cho công ty, tăng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ làm tăng khả năng tự chủ về tài chính của công ty.
Việc phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn, so sánh số đầu kỳ và số cuối kỳ đã cho thấy sự thay đổi về quy mô cũng như khả năng huy động vốn của công ty. Tiếp theo, ta sẽ xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản và qua từng thời kì, để thấy được sự biến động về cơ cấu vốn. Qua đó, thấy được sự phân bổ nguồn vốn của công ty.
Năm 2008, do vẫn chưa mở rộng quy mô hoạt động, tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty thấp hơn tài sản ngắn hạn, cụ thể tài sản dài hạn chiếm 46,29%. Điều này cho thấy năm 2008, công ty có xu hướng ưu tiên đầu tư cho tài sản phục vụ trực tiếp cho việc kinh doanh. Năm 2009, công ty đầu tư rất lớn vào tài sản cố định nhằm chuẩn bị cho những kế hoạch trong tương lai, điều này thể hiện rõ ở tỷ trọng tài sản cố định năm 2009, chiếm đến 76,22% trong tổng tài sản, chính việc tập trung đầu tư vào tài sản cố định đã làm cho tỷ trọng của lượng vốn bằng tiền giảm chỉ còn 6,58%, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thanh toán của công ty. Nhận thấy được điều đó, năm 2010, công ty đã tăng tỷ trọng tài sản lưu động lên thành 28% nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 CHÊNH LỆCH 2009/2008 2010/2009 Số tiền Số tiền% % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.122 7.872 13.434 2.750 53,6 9 5.562 70,66 2. Các khoản giảm trừ 87 87-
3. Doanh thu thuần 5.122 7.872 13.347 2.750 53,6
9 5.475 69,55 4. Giá vốn hàng bán 4.413 7.878 12.326 3.465 78,5 2 4.448 56,46 5. Lợi nhuận gộp 709 -6 1.021 -100,85-715 1.027 17.116,67 6. Chi phí tài chính 215 115 245 -100 - 46,51 130 113,04
Trong đó: chi phí lãi vay
215 115 245 -100 -
46,51 130 113,04
7. Chi phí quản lý kinh doanh
284 467 513 183 64,4
4 46 9,85
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
210 -588 263 -380,00-798 851 144,73
9. Thu nhập khác 296 120 296 -176 -59,46
10. Lợi nhuận khác 296 120 296 -176 -59,46
11. Lợi nhuận 210 -292 383 -239,05-502 675 231,16
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu thần 5.122 100,00 7.872 100,00 13.434 100,00
Giá vốn hàng bán 4.413 86,1
6 7.878 100,08 12.326 91,75
Chi phí quản lý kinh doanh 284 5,54 467 5,93 513 3,82
Lợi nhuận 210 4,10 -292 -3,71 383 2,85
Xét về tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn, năm 2008, do quy mô công ty chưa lớn, lại là công ty mới đi vào hoạt động nên nhằm tránh xảy ra sự cố về tài chính, tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn chỉ chiếm 29,8%, như vậy trong 100 đồng nguồn vốn chỉ có 29,8 đồng nợ phải trả và có đến 71,2 đồng vốn chủ sở hữu. Đến năm 2009, công ty muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng do thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, công ty đã vay một khoản nợ dài hạn làm tăng tỷ trọng nợ phải trả lên 57,48%. Thực ra, tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn như vậy cũng không hẳn là quá cao khi mà công ty đã tăng tổng