Xây dựng giao diện điều khiển giám sát của công đoạn cân định lượng 92

Một phần của tài liệu Tích hợp hệ thống cân định lượng sử dụng thuật toán điều khiển chính xác (Trang 96)

3.4.2.1. Giao diện điều khiển giám sát.

3.4.2.2 Công dụng của giao diện.

Trong màn hình này cho phép người vận hành quan sát công đoạn Cân định lượng, quá trình cấp liệu trong nhà hoặc ngoài trời, tình trạng hoạt động của các thiết bị và trạng thái các silo chứa, quan sát được khối lượng các nguyên liệu đang cân.

Giao diện cân định lượng gồm các thiết bị cơ bản sau: oXích tải 21, 61. oBăng tải 216, 218. o14 Silo chứa nguyên liệu: 201 => 214. oCân 1 : hệ cân 500kg. oCân 2 : hệ cân 2000kg. oCác van chấp hành. 3.5 Vận hành và kết quả thực nghiệm chọn offset 3.5.1 Vận hành

• Bước 1: Bật nguồn cấp điện cho PLC và các thiết bị chấp hành

• Bước 2: Khởi động máy tính và bật chương trình điều khiển giám sát của công đoạn cân định lượng.

• Bước 3: Ta chọn sỗ mẻ cân bằng cách nhập thông số vào 2 ô C1_batch number và C2_batch number.

• Chọn các giá trị Off set cho các silo và 2 hệ cân. Đầu tiên ta chọn các giá trị Set Point cho các silo về giá trị 0. Sau đó chọn một silo cần đặt giá trị off set. Ví dụ ta chọn silo 201, đặt Set point =50kg. Do sự trễđóng van nguyên liệu nên sẽ có sai số giữa lượng nguyên liệu thực tế và giá trị set point đặt trước. Ví dụ ta đặt 50 kg, nhưng thực tếđo được là 55 kg. Vậy giá trị off set = 50-55= 5. Tiếp tục qui trình này với các silo khác.

• Bước 4: Chọn chếđộ chạy Auto hay Manual bằng cách nhấn vào nút Auto của mỗi hệ cân.

• Bước 5: Dừng và tắt hệ thống bằng cách thoát khỏi chương trình và cắt nguồn điện cho PLC và các cơ cấu chấp hành.

3.5.2 Các thao tác để chỉnh giá trị Offset

Khi ta đặt khối lượng cân cho các Si-lô (Setpoint) do độ trễ của việc đóng ngắt van; nguyên liệu vẫn tiếp tục được xả xuống nên khối lượng cân thực bị tăng lên. Khắc phục điều này, ta phải đặt thêm một giá trị Offset cho từng si-lô để các vít tải được cắt trước một khoảng thời gian.

Để lấy giá trị Offset từng si-lô ta làm theo các bước sau → Bước 1 : Đảm bảo Setpoint của các si-lô đều về 0

→ Bước 2 : Đặt setpoint cho một si-lô mà ta muốn tìm offset Ví dụ : si lô 201 : setpoint = 50kg

→ Bước 3 : Nhập số mẻ vào ô Batch number bằng 1 → Bước 4 : Chuyển sang chếđộ Auto, rồi cho Start → Bước 5 : Cân xong, đọc giá trị của đồng hồ cân

Ví dụ : cân = 55kg

Ta tính ra được Offset = setpoint – cân = 50-55 = -5

→ Bước 6 : Xả hết cân, nhập giá trị offset vừa tìm được và Start lại

→ Bước 7 : đọc giá trị offset, nếu sai lệch giữa setpoint và cân chấp nhận được thì lấy -5 làm offset cho si lô 201

Nếu không, giá trị cân < setpoint thì tăng Offset lên rồi làm lại từ bước 4

Giá trị cân > setpoint thì giảm offset và cũng làm lại từ bước 4 cho đến khi nào

3.5.3 Phụ lục bảng các giá trị thực nghiệm Offset

Si lô Loại nguyên liệu Offset

201 Cám mỳ -1 202 Bột thịt -3 203 Cám gạo sát -2 204 Bột xương -5 205 Sắn lát -8 206 Khô đậu tương -14 207 DDGS -18 208 Cám gạo -9 211 Ngô mới -18 212 Khô cải -6 213 Bột cá 60% -5 214 Cám mỳ viên -15

KT LUN

Sau một thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, với sự cố gắng và quyết tâm của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong bộ môn đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Đinh Văn Nhã, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo đúng thời gian và yêu cầu đặt ra.

Tựđộng hoá nói chung và tự động hoá trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong công nghiệp sản xuất, chính vì vậy việc nghiên cứu và phát triển các hệ thống dây truyền tựđộng sẽ không bao giờ dừng lại mà luôn luôn phát triển để ngày càng hoàn thiện hơn. Cũng như bài toán mà đề tài đặt ra, có thể không mới nhưng phương pháp tiếp cận và lời giải bài toán hoàn toàn mới.

Trong thời gian thực hiện luận văn, em gặp phải không ít khó khăn, vương mắc. Nhưng sau những lần như vậy em càng hiểu rằng không những phải nắm chắc lý thuyết mà còn phải sát sao thực tế. Qua đó em đã bổ xung thêm vào vốn kiến thức của mình về một số lĩnh vực liên quan :

- Loadcell trong công nghiêp. - Cân điện tử trong công nghiệp.

- Lý thuyết và ứng dụng thực tế trong công nghiệp của các phần mềm như :PLC S7-300, WinCC-siemens, SCADA …

Đó thực sự là hành trang quan trọng để sau khi tốt nghiệp, em tự tin bước vào môi trường làm việc mới. Tuy vậy vì ít có cơ hội làm việc thực tế, còn thiếu kinh nghiệm và thời gian thực hiện bị giới hạn nên khó tránh được sai sót, nhầm lẫn. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.

Tài liệu tham khảo :

1. Đinh Văn Nhã, Nghiên cứu thiết kế tích hợp các hệ thống cân định lượng

ứng dụng trong các nhà máy công nghiệp.

2. Nguyễn Doãn Phước - Phan Xuân Minh – Vũ Vân Hà, Nxb KH-KT năm 2006. Tựđộng hóa với Simantic S7-300.

3. Tài liệu kỹ thuật vận hành hệ thống cân định lượng của nhà máy sản xuất

thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi

4. Bản vẽ dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tại nhà máy sản xuất thức ăn

Một phần của tài liệu Tích hợp hệ thống cân định lượng sử dụng thuật toán điều khiển chính xác (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)