Để vận chuyển vật liệu từ công đoạn này đến công đoạn khác trong quá trình sản xuất, ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, việc sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của công nghệ.
* Các cơ cấu vận chuyển cốđịnh
Phần lớn trường hợp ta bố trí các cơ cấu vận chuyển cố định như băng tải, băng xích, hệ thống ròng rọc, hệ thống con lăn, các máng trượt, xe trượt trên đường ray…
Đặc điểm của loại vận chuyển này là nó là một nguyên công trong quá trình sản xuất nên phải được thiết kế sao cho đồng bộ với các máy móc khác hoặc các thao tác của con người.
Việc điều khiển các hệ thống này chủ yếu là đảm bảo thời gian vận chuyển còn tốc độ thường không đổi, ở một số trường hợp có thể yêu cầu đảo chiều.
Hình 2. 3: Cơ cấu xích tải
* Máng chuyển
Có thể phân làm 2 loại chính: máng thẳng và máng cong, mỗi loại đó lại được chia thành nhiều loại nhỏ như: thẳng, cong, xoắn ốc trong không gian, xoắn ốc mặt phẳng, hình Z, … sử dụng loại nào là tùy theo dung lượng vật liệu.
Mặt cắt máng có quan hệ với hình dáng vật liệu, cách định hướng vật liệu hoặc cách di chuyển chi tiết (trượt hoặc lăn).
Việc đẩy chi tiết đi có thể nghiêng máng, dùng lò xo, dùng lực đẩy bên ngoài, dùng cách chấn động (rung) … Vấn đề di chuyển vật liệu trong máng cần được chú ý vì trong thực tế có thể vật liệu bị kẹt, không di chuyển được.
Ảnh hưởng đến lưu thông vật liệu thường là các yếu tố sau:
- Kích thước của khe hở giữa máng và vật liệu, tỷ lệ 1/D của vật liệu. - Độ dốc của máng.
- Độ bóng, hệ số ma sát của máng và vật liệu. - Hình dáng bên ngoài và mặt đầu của vật liệu.