Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 40 - 44)

Dựa vào mô hình “Nghiên cứu của Tomola Marshal Obamuyi “Yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển: Bằng chứng từ Nigeria (2013)”. Tác giả quyết định giữ lại biến ROA làm biến phụ thuộc vì ROA thể hiện khả năng của đơn vị trong việc sử dụng các tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận.

Và các biến độc lập như:

a. Biến EA (Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản):

Nguồn vốn luôn thể hiện được tầm vóc và quy mô của một ngân hàng, vì vậy khi tăng hay giảm nguồn vốn cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EA) của một ngân hàng được tính bằng tỷ lệ nguồn vốn chủ

31

sở hữu trên tổng tài sản.Còn ROA chính là tỷ lệ được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản.Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa EA và ROA là đồng biến. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính tốt.

Theo Obamuyi (2013) cho rằng “những ngân hàng có vốn lớn hơn có thể đa dạng

hóa hoạt động kinh doanh bằng cách tăng cường khả năng chấp nhận rủi ro và thu hút vốn với chi phí thấp, cái mà sẽ nâng cao khả năng thanh khoản”. Hoặc Theo Molyneux

(1993) các ngân hàng với mức độ cao vốn chủ sở hữu có thể làm giảm chi phí vốn và có thể tác động tích cực đến lợi nhuận. Theo những lập luận và các kết quả nghiên cứu trước, tác giả thấy rằng biến EA là biến quan trọng ,có tác động đến lợi nhuận ngân hàng nên cần thiết đưa vào mô hình.

H1: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động dương (+) đến Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).

b. Biến COST (Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập)

Trong Nghiên cứu của Tomola Marshal Obamuyi biến COST được tính bằng tỷ lệ Chi phí hoạt động / Tổng tài sản: phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản. Nếu tỷ số này lớn phản ánh ngân hàng đã phân bổ tài sản (danh mục đầu tư) một cách hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận ngân hàng

Còn tác giả tính biến này theo Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập: phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra hay nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của ngân hàng. Tác giả sử dụng biến này nhằm đánh giá khả năng quản lý của ngân hàng Techcom

H2: Tỷ lệ chi phí hoạt động / tổng thu nhập (COST) có tác động âm (-) đến Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

c. Biến LIQ (Khả năng thanh toán)

Tác giả bổ sung thêm biến khả năng thanh khoản vì thực tế chỉ ra rằng, những ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh khoản là biểu hiện của tình trạng không lành mạnh, ngân hàng đang gặp khó khăn, rất dễ rơi vào nguy cơ bị ồ ạt rút tiền của công chúng, nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ ngân hàng và tác động xấu đến cả hệ thống. Chính vì vậy,

32

khả năng thanh khoản trở thành thước đo quan trọng về tính hiệu quả, uy tín và mức độ an toàn của mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống ngân hàng.

Lượng tiền của ngân hàng càng nhiều thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao, mức độ rủi ro sẽ thấp.

H3: Khả năng thanh khoản của ngân hàng (LIQ) có tác động dương (+) đến Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

d. Biến INF (Tỷ lệ lạm phát )

Xét về mặt vĩ mô, lạm phát là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến đồng tiền mất giá. Việc này dẫn đến lạm phát càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng khó khăn, vì việc huy động phải đảm bảo đồng tiền người dân phải được sinh lời nhiều hơn lạm phát.Vì vậy nhóm tác giả cho rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát với tỷ suất ROA.Số liệu về lạm phát được dùng trong mô hình là chỉ số giá tiêu dùng CPI.

H4: Tỷ lệ lạm phát (INF) có tác động âm (-) đến Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

e. Biến RGDP (Tăng trƣởg kinh tế)

Theo Sehrish Gul (2011) “GDP cho thấy tác động trực tiếp và đáng kể đến ROA. Nó

cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế làm tăng lợi nhuận của ngân hàng ở Pakistan. Về cơ bản, GDP tăng và giảm thuộc biểu hiện trong các chu kỳ kinh tế. Do đó, các hoạt động trong mức độ hoạt động nói chung được dự kiến sẽ tạo ra tác động trực tiếp lợi nhuận của các ngân hàng”

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng là một yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao, nền kinh tế tạo ra nhiều công việc, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, khiến nguồn vốn trong nền kinh tế luân chuyển nhanh và nhiều hơn.

H5: Tăng trưởng kinh tế có tác động dương (+) đến Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

33

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

Y = 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 + 4X4 + 5X5 +  Trong đó:

- Y: biến phụ thuộc.

- X1, X2, X3, X4, X5 : Biến độc lập . - 0: Hệ số tự do.

- 1, 2, 3, 4, 5 : Các tham số chưa biết của mô hình. -  : Sai số của mô hình.

Mô hình đề xuất:

34

Hình 3.1: Mô Hình Nghiên Cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)