Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm lượng hoạt chất lupeol và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến cây hoàn ngọc (pseuderanthemum palatiferum) (LV01015) (Trang 38 - 45)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.5.Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm lượng hoạt chất lupeol và

betulin

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm hàm lượng hoạt chất lupeol và betulin được trình bày trong bảng 3.9

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm lượng hoạt chất lupeol

và betulin

Đơn vị :µg/ml

Thời điểm đo

(ngày) t0 t10 t20 t30 t40 t50 lupeol TN 24.62 25.87 26.43 26.63 27.02 27.29 ĐC 24.49 25.97 26.63 27.09 27.63 27.78 betulin TN 15.75 15.77 15.81 15.94 16.11 16.19 ĐC 15.69 15.89 16.42 16.53 16.6 16.33 Các ký hiệu như bảng 3.1

Cây Hoàn ngọc có khả năng chữa được rất nhiều các bệnh, một trong các khả năng đó là sự kháng u, chất có khả năng kháng u là lupeol và betulin. Hai chất này thuộc lớp chất tritecpen có phổ hoạt tính sinh học rộng, đã có rất nhiều công trình khoa học trên thế giới công bố về hoạt tính sinh học của các chất này[28].

Phân tích bảng 3.9 cho thấy: hai lô TN và ĐC đều có hàm lượng hoạt chất lupeol và betulin tăng dần, tuy nhiên hàm lượng tăng không nhiều. Hàm lượng lupeol mức độ ảnh hưởng bởi thiếu nước tăng dần với thời gian gây hạn, cụ thể giai đoạn 10,20,30,40 lần lượt là 25.87 µg/ml; 26.43 µg/ml; 26.63 µg/ml; 27.02 µg/ml giảm so với ĐC lần lượt là 0.1 µg/ml, 0.2 µg/ml, 0.46 µg/ml, 0.61 µg/ml. Còn hàm lượng betulin chịu ảnh hưởng lớn nhất là giai đoạn gây hạn được 20 ngày, sau đó mức độ ảnh hưởng có xu hướng giảm dần, cụ thể cụ thể giai đoạn 10,20,30,40 có hàm lượng betulin giảm lần lượt so với ĐC là 0.12 µg/ml, 0.61 µg/ml, 0.59 µg/ml, 0.49 µg/ml. Như vậy hàm lượng lupeol giảm mạnh nhất ở giai đoạn gây hạn 40 ngày, còn betulin giảm mạnh

nhất ở giai đoạn gây hạn được 20 ngày. Có thể giải thích hiện tượng này là do thiếu nước làm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Hoàn ngọc diễn ra không bình thường, từ đó làm quá trình tổng hợp lupeol, và betulin giảm đi, tuy nhiên sự ảnh hưởng của hai hoạt chất này là khác nhau, với betulin bị ảnh hưởng ở ngay giai đoạn đầu quá trình gây hạn, còn lupeol thì lâu bị ảnh hưởng hơn. Khi ngừng gây hạn 10 ngày và tưới nước bình thường thì cả lupeol và betulin đều tăng.

Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng lupeol và betulin có chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thiếu nước.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sự thiếu nước đến cây Hoàn ngọc đã rút ra được các kết luận sau:

1. Nước ảnh hưởng lớn đến đời sống cây Hoàn ngọc, sự thiếu nước làm cho sự sinh trưởng của cây diễn ra không bình thường, thiếu nước làm giảm sự tăng trưởng chiều cao cây từ 0.3% đến4.66% , đường kính thân cây từ 8.22% đến 9.33%, số lượng lá giảm 10.58% khi gây hạn được 40 ngày. Thời gian thiếu nước càng dài thì mức độ ảnh hưởng càng lớn. Khi được cung cấp nước trở lại sự tăng trưởng tăng lên.

2. Thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây Hoàn ngọc, thiếu nước làm diện tích lá giảm từ 5.09% đến 7.87%, hàm lượng diệp lục giảm từ 0.32% đến 0.79%, cường độ quang hợp giảm từ 0.15% đến 0.44%.

3. Cây Hoàn ngọc có phản ứng trước sự thay đổi các điều kiện môi trường do hàm lượng prolin và đường tăng cao khi gặp điều kiện thiếu nước. Prolin tăng cao ngay khi gặp điều kiện thiếu nước, cao nhất là 34.02%, còn hàm lượng đường tăng mạnh khi cây đã bị thiếu nước một thời gian từ 9.31% đến 36.5%. Khi được cung cấp nước trở lại hàm lượng prolin và đường giảm.

4. Khi thiếu nước hàm lượng hoạt chất lupeol và betulin đều giảm, tuy nhiên mức độ giảm tại các thời điểm giảm là khác nhau. Với betulin bị ảnh hưởng mạnh nhất ở ngay giai đoạn đầu khi thiếu nước, còn lupeol thì bị ảnh hưởng mạnh nhất khi thiếu nước lâu hơn.

Đề nghị

- Tiếp tục trồng cây Hoàn ngọc ở các vùng sinh thái khác nhau và so sánh sự sinh trưởng cũng như hàm lượng một số chất trong cây.

- Khi thiếu nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cũng như một số chất trong cây, vì vậy khi gieo trồng tùy vào mục đích sử dụng là gì để có biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp, tránh trường hợp thiếu nước ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiêng Việt

1. Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998), Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Phạm Thị Trân Châu – Chủ biên (1999), Thực hành Hóa sinh học, 140 tr,

NXB Giáo dục, Hà Nội

3. Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Văn Mã (1995), "Ảnh hưởng của phân vi lượng đến khả năng chịu hạn và hoạt động quang hợp của các thời kì sinh trưởng phát triển khác nhau của cây đậu xanh", Tạp chí sinh học, 3, tr

28- 35.

4. Nguyễn Thu Hiền (2005), Nghiên cứu đặc điểm hình thái, hoá sinh và phân lập gen liên quan đến tính chịu hạn, chịu nóng của một số giống đậu tương địa phương. Luận văn thạc sĩ sinh học, Trường Đại học Sư

phạm Thái Nguyên.

5. Phạm Thanh Kỳ, (2007), Dược liệu học, NXB Y học.

6. Đỗ Tất Lợi (2009), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học.

7. Trần Văn Lài, Trần Nghĩa Quang Thắng, Lê Trần Tùng, Ngô Đức Dương (1993), “Kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu, vừng”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Nguyễn Văn Mã, (2004), “Ảnh hưởng của sự thiếu nước tới khả năng quang hợp của cây lạc”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học kỹ thuật trang 504-506.

9. Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong (2013), Phương pháp nghiên cứu sinh lý học thực vật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn văn Mã (1995), “Khả năng chịu hạn của đậu tương được xử lý phân vi lượng ở các thời điểm sinh trưởng khác nhau”, Tạp chí sinh học,

tập 17, số 3.

B. Tài liệu tiếng nước ngoài

11. Bates LS (1973) "Rapid determination of free proline for water- stress studies". Plant Soil 39: 205-207.

12. Bray E.A. (1997), “Plant responses to water deficit, Trend plant Sci,2, 47- 54.

13. Close T.J.(1997), “Dehydrin: Emergence biochemical role family plant dehydrin proteins’’, Physiol.Plant , 795-803.

14. Critch C. and Smille. R.M. (1981), “Leaf chlorophyll fluorescence as an indicator of hight stress (photonhibition) in Cucumis sativus L”, Aus, J, Plant physiol, 8, pp. 133-141.

15. Delauney A.J.and Verma D.P.S . (1993), “Prolin biosynthesis and osmoregulation in plant’’, Plant J., 4, N° 2, 215-223.

16. Kuzushko. N.N (1984), Xác định tính chịu hạn của cây lấy hạt theo sự biến đổi thông số chế độ nước, Nxb Leningrat

17. Lichtenthater H. K. (1988), Applications of chlorophyll fluorescence in photosynthesis research, stress physiology, hydrobiology and remote sensing, pp. 120-135, Kluwer academic publishers, London 1988.

18. Luquez VM, Guiamet JJ (2002), “ The stay green mutations d1 and d2 increase water stress susceptibility in soybeans, Journal of Expimental Botany, 53(373):1421-1428.

19. Maitra N.and Cushman J,C. (1994), “Ioslatio and characterization adrought- induced soybean cDNA encoding aD95 famyly late- embryogeneis-abudant protein’’, Plant Physiol., 106, 805-806.

20. Porcel R, azconR,Ruiz- Lozano JM (2005), “Evaluation of the role of genes encoding for dehydrin proteins (LEA D-11) during drought stress in arbuscular mycorrhizal Glycine max and Lactuca sativaplants”. J Exp Bot.,56(417):1933-42.

21. Peleg L.G., Aspinall D. (1981), Physiology and biochemistry of drought resistance. Acad Press, New York.

22. P.S. Reldy, Cây Lạc, (GS Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, Trần Thị Dung biên dịch), Nxb Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 1995, 371tr.

23. Roland Schafleitner, Raymudo Gutierrez, Ricardo Espino, Amelie Gaudin, Mariano Martinez and Merideth Bonierbake (2007), “Field Screening for Variation of Drought Tolerance in Solanum tuberrosum L, by Agronomical, Physiological and Genetic Analysis”, Potato Research Springer Neitherlands, 50(1), pp. 71-85.

24. Sharma P.K., Pantuwan G., Ingram KT., Da Datta (1994), “Rainfed lowland rice roots: Soil and hydrological effects”, In: Rice Root Nutrient and Water Use, Kirk G.J.D. (eds), IRRI, Manila, Philippines, pp. 55-66.

C. Tài liệu Interne

25. http://www.hoanngoctea.com/VN/index.asPX

26. http://www.rauhoaquavietnam.vn

27. http://www.vietnamnet

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến cây hoàn ngọc (pseuderanthemum palatiferum) (LV01015) (Trang 38 - 45)