Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm lượng đường trong cây

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến cây hoàn ngọc (pseuderanthemum palatiferum) (LV01015) (Trang 36 - 38)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4. Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm lượng đường trong cây

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm lượng đường trong cây được trình bày trong bảng 3.8 và hình 3.8

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm lượng đường trong cây

Đơn vị:mg/g

Thời điểm đo

(ngày)

TN 3.41±0.12 3.65±0.11 4.11±0.09 4.98±0.11 5.31±0.08 4.72±0.09

ĐC 3.84±0.19 3.76±0.15 3.76±0.07 3.88±0.07 3.89±0.13 3.99±0.06 % so

ĐC 88.80 97.07 109.31* 128.35* 136.50* 118.30*

Ghi chú : Dấu * chỉ sự sai khác giữa thí nghiệm và ĐC có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%

Các ký hiệu như bảng 3.1

Hình 3. 8. Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm lượng đường

Đường đóng vai trò trong việc điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong dịch bào khi cây gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi như nóng, lạnh, hạn… thì hàm lượng đường có xu hướng gia tăng. Kết quả phân tích hàm lượng đường ở cây Hoàn ngọc qua các giai đoạn trước và sau gây hạn được thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.8. Kết quả cho thấy hàm lượng đường ở cây Hoàn ngọc trong lô TN cao hơn lô ĐC ở giai đoạn gây hạn được 20; 30, 40 ngày lần lượt là 9.31%; 28.35%; 36.5% . Trong quá trình gây hạn ở lô TN hàm lượng đường tăng liên tục qua các giai đoạn 10,20,30,40 lần lượt là 3.65 mg/g; 4.11 mg/g; 4.98

mg/g; 5.31 mg/g. Hàm lượng đường tăng liên tục và cao nhất ở giai đoạn gây hạn 40 ngày, như vậy thời gian gây hạn càng dài thì hàm lượng đường càng tăng cao vì hàm lượng đường tăng để điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong dịch bào giúp cây tránh sự mất nước. Sau gây hạn 10 ngày và tưới nước bình thường thì hàm lượng đường giảm tương đối mạnh từ 5.31 mg/g(giai đoạn gây hạn được 40 ngày) xuống 4.72 mg/g. Tuy nhiên vẫn cao so với thời điểm trước gây hạn (3.41 mg/g) là 38.41%.

Từ kết quả trên cho thấy sự tăng hàm lượng đường trong cây Hoàn ngọc sẽ giúp tế bào tăng khả năng giữ nước trong điều kiện cây thiếu nước, khi gây hạn kéo dài thì hàm lượng đường càng tăng cao.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến cây hoàn ngọc (pseuderanthemum palatiferum) (LV01015) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)