4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3. Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm lượng prolin của lá
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm lượng prolin của lá được trình bày trong bảng 3.7 và hình 3.7
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của sự thiếu nước đến hàm lượng prolin của lá
Đơn vị:mM/g Thời điểm đo (ngày) t0 t10 t20 t30 t40 t50 TN 3.41±0.09 3.45±0.18 4.57±0.31 4.38±0.56 4.51±0.43 4.31±0.35 ĐC 3.64±0.12 3.56±0.22 3.66±0.29 3.68±0.32 3.51±0.51 3.63±0.37 % so ĐC 93.68* 96.91* 124.86* 119.02* 128.49* 118.73*
Ghi chú : Dấu * chỉ sự sai khác giữa thí nghiệm và ĐC có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%
Các ký hiệu như bảng 3.1
Prolin là loại axit amin tham gia tích cực trong việc điều hoà áp suất thẩm thấu của tế bào. Prolin là một axit amin ưa nước có khả năng giữ và lấy nước cho tế bào, ngăn chặn sự xâm nhập của ion Na+, tương tác với protein màng và lipit màng, ngăn chặn sự phá huỷ của màng và các phức protein khác.
Trong kết quả ở bảng 3.7 và hình 3.7 cho thấy hàm lượng prolin tăng lên rõ rệt qua các giai đoạn gây hạn nhân tạo, cao nhất ở giai đoạn gây hạn được 20 ngày (trước hạn là 3.41mM/g khi gây hạn được 20 ngày là 4.57mM/g) tăng 34.02%. Khi gây hạn được 20 ngày hàm lượng prolin tăng cao nhất là do khi gặp điều kiện không thuận lợi (thiếu nước) cây có phản ứng mạnh để chống lại sự mất nước bằng cách tăng hàm lượng prolin. Ở những giai đoạn tiếp theo giai đoạn gây hạn 30; 40 ngày hàm lượng prolin vẫn duy trì ở mức cao lần lượt là 4.38mM/g; 4.51mM/g
Sau gây hạn 10 ngày tưới nước bình thường thì hàm lượng prolin lại giảm nhưng không nhiều từ 4.51mM/gxuống 4.31mM/g giảm 4.64% . Chứng tỏ khi đủ nước hàm lượng prolin giảm vì cây không cần giữ nước nhiều như khi gặp hạn.
Từ kết quả trên cho thấy sự tăng nhanh về hàm lượng prolin ở cây Hoàn ngọc sau khi gây hạn đã chứng tỏ cây Hoàn ngọc đã có phản ứng một cách tích cực trước sự thay đổi các điều kiện môi trường.