Ngày 17 ngày 20 ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczek) phục vụ cho chuyển gene (LV00409) (Trang 57 - 61)

ĐX11 83,3% 50% 20,3% V123 80% 46,6% 20% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tỷ lệ cây sống (%)

12 ngày 17 ngày 20 ngày

Thời gian TN ĐX11

V123

Hình 3.22: Ảnh hưởng của thời gian ra rễ tới sức sống của cây

Hình 3.23: Cây đậu xanh tái sinh trồng trên trấu hun

Qua bảng trên ta thấy, sức sống của cây bị ảnh hưởng rất lớn bởi thời

gian ra rễ trong nuôi cấy in vitro. Nếu cây ra rễ đúng thời gian, khi bộ rễ khỏe

nhất thì tỷ lệ cây sống cao ở giống ĐX11 là 83,3% và giống V123 là 80% trong thời gian nuôi cấy là 12 ngày. Tỷ lệ cây sống giảm dần khi thời gian sinh trưởng trong ống nghiệm tăng, sau 17 ngày thì tỷ lệ cây sống là 46,6% ở giống V123 và 50% ở giống ĐX11, sau 20 ngày thì tỷ lệ cây sống chỉ là 20,3% đối với giống ĐX11 và 20% đối với giống V123. Nguyên nhân có thể

58

do khi rễ sinh trưởng trong môi trường có chất KTST là IBA bộ rễ phát triển rất nhanh dẫn đến từ 17 ngày trở đi rễ càng bị già hóa có hiện bị mục không thể thực hiện tốt việc hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây nên khi đem trồng ở thời gian 17 ngày trở đi tỷ lệ cây sống không cao.

Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng thời gian ra rễ của cây đậu xanh là 12 ngày tuổi.

3.6. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ TỚI SỨC SỐNG CỦA CÂY CỦA CÂY

Cây in vitro được nuôi cấy trong điều kiện ổn định về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ và điều kiện vô khuẩn. Khi chuyển cây in vitro ra trồng ở vườn

ươm có điều kiện khác hẳn với môi trường ở trong ống nghiệm cây phải tự thích nghi với điều kiện ngoài tự nhiên. Chính vì vậy, trước khi đưa cây ra vườn ươm, cây cần phải được huấn luyện cho thích nghi dần với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ ngoài môi trường tự nhiên.

Cây con được trồng vào khay, sau đó dùng dung dịch MS cơ bản pha loãng 10 lần tưới nhẹ. Cây được để nơi có đủ ánh sáng nhưng tránh nắng và tránh mưa trực tiếp. Những ngày đầu ngày tưới nước 2 lần sau đó giảm dần. Khi cây ra rễ mới, lá mới có thể đưa ra ngoài vườn ươm.

Nghiên cứu này đã sử dụng 3 loại giá thể khác nhau để xác định giá

thể phù hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển cây đậu xanh sau nuôi cấy in vitro, kết quả thu được ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của giá thể tới sức sống của cây đậu xanh

Công thức TN Tỷ lệ sống

Cát đen 83,3%

Trấu hun 80%

59

Hình 3.24: Cây tái sinh trồng trên cát

Hình 3.25: Cây tái sinh trồng trên cát + trấu hun

Hình 3.26: Cây tái sinh trồng trên trấu hun

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy cây đậu xanh tỏ ra thích hợp với nhiều loại giá thể khác nhau, tỷ lệ sống thấp nhất là 80% ở giá thể trấu hun.

Đặc biệt, ở loại giá thể cát trộn trấu hun với tỷ lệ 1:1, tỷ lệ sống cao nhất và đạt 100%.

Do đó, có thể sử dụng cát + trấu hun tỷ lệ 1:1 là giá thể để trồng cây đậu xanh sau nuôi cấy in vitro.

60

TÓM TẮT QUI TRÌNH TẠO ĐA CHỒI ĐẬU XANH

3 ngày 6 ngày 15 ngày 30 ngày 15 ngày 12 ngày 15 ngày Phôi hạt chín Cây mầm (MS+20g/l sucrose+9g/l agar)

Tạo đa chồi từ đoạn chồi, đốtthân

Môi trường kéo dài chồi MS+20g/l sucrose+9g/l agar+1g/l GA3

Môi trường tạo cây hoàn chỉnh MS+20g/lsucrose+9g/l agar+0,1mg/l IBA

Huấn luyện, chăm sóc cây

Vườn ươm Giá thể cát + trấu hun (1:1) Tạo đa chồi từ nốt lá mầm

61

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczek) phục vụ cho chuyển gene (LV00409) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)