NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA IBA VÀ NAA ĐẾN KHẢ NĂNG TẠO RỄ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczek) phục vụ cho chuyển gene (LV00409) (Trang 54 - 56)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA IBA VÀ NAA ĐẾN KHẢ NĂNG TẠO RỄ

NĂNG TẠO RỄ

Giai đoạn ra rễ cho chồi là công đoạn cuối cùng của quy trình tái sinh. Kết thúc giai đoạn này chúng ta sẽ thu được những cây hoàn chỉnh (đầy đủ rễ và thân, lá). Trong giai đoạn này, người ta thường sử dụng chất KTST thuộc nhóm auxin để kích thích sự ra rễ của chồi. Nghiên cứu này sử dụng IBA và NAA để xác định ảnh hưởng của chúng đến sự hình thành rễ của chồi cây đậu xanh.

Các chồi mập có chiều cao 4-5cm, lá xanh đậm được cấy chuyển sang môi trường ra rễ bổ sung IBA và NAA với các nồng độ khác nhau. Sau 12 ngày nuôi cấy, kết quả thu được ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của IBA và NAA tới khả năng hình thành rễ CTMT Chất KTST Sau 12 ngày ĐX11 V123 Số rễ/ cây Chiều dài rễ Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ/ cây Chiều dài rễ Tỷ lệ ra rễ (%) MS - 19±0,81 1,9±0,33 66,6% 18±0,81 2±0,12 60% R1 0,1mg/l IBA 24±0,81 3,9±0,28 100% 24±0,81 4±0,12 96,6% R2 0,2mg/l IBA 35±0,81 4,4±0,28 90% 34±0,81 4,6±0,07 90% R3 0,3mg/l IBA 40±0,81 0,9±0,07 86,6% 42±0,81 1,1±0,07 87% R4 0,1mg/l NAA 53±0,81 0,7±0,07 90% 58±0,81 0,9±0,07 90% R5 0,2mg/l NAA 49±0,81 0,6±0,07 86,6% 51±0,81 0,7±0,07 96% R6 0,3mg/l NAA 34±0,81 1.2±0,07 93,3% 32±0,81 1,5±0,07 93,3%

Kết quả thu được trong bảng 3.7 cho thấy, trong tất cả các công thức thí nghiệm đều ra rễ đạt tỷ lệ cao từ 60 - 96,6%. Chứng tỏ rằng: chồi đậu xanh có thể ra rễ ngay trong môi trường nền và môi trường có bổ sung IBA và NAA

55

nồng từ 0,1mg/l đến 0,3mg/l. Mặc dù vậy tỷ lệ ra rễ, số rễ/cây và chiều dài rễ/cây cũng có sự khác biệt. Cụ thể là: Ở môi trường đối chứng MS không chất KTST chồi đậu xanh vẫn ra rễ xong với tỷ lệ thấp là 66,6 % đối với giống ĐX11 và 60 % đối với giống V123 với số lượng rễ dao động khoảng 18-19, ở cả 2 giống có chiều dài rễ khoảng 2cm.

Với nồng độ 0,1mg/l IBA cây có bộ rễ khỏe, số lượng rễ phù hợp, chiều dài rễ khoảng 4cm, lá xanh, cây mập rất tốt cho ra cây.

Đối với nồng độ 0,2 và 0,3mg/l IBA sự kích quá mạnh tạo ra số lượng rễ nhiều nhưng lại rất ngắn khoảng 1cm không tốt cho sự phát triển của cây.

Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA tới sự phát triển của rễ chồi cây đậu xanh cho thấy ở các nồng độ từ 0,1 đến 0,3mg/l NAA thì số lượng rễ cây đậu xanh quá nhiều, nhiều rễ phụ và ngắn, rễ có màu nâu, để lâu rễ bị mùn mà chiều dài rễ không tăng nhiều không tốt cho sự phát triển của cây con.

Chính vì vậy, trong thí nghiệm này chúng tôi chọn 0,1mg/l IBA là nồng độ thích hợp để ra rễ tạo cây hoàn chỉnh cho cây đậu xanh.

Hình 3.16: Tạo rễ trên môi trường R1

56

Hình 3.18: Tạo rễ trên môi trường R4 (12 ngày)

Hình 3.19: Tạo rễ trên môi trường R4 (17 ngày)

Hình 3.20: Tạo rễ trên môi trường R4 (17 ngày)

Hình 3.21: Tạo rễ trên môi trường R1 (17 ngày)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczek) phục vụ cho chuyển gene (LV00409) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)