Kết quả mô phỏng

Một phần của tài liệu Thiết kế, mô hình hóa và mô phỏng hệ thống cấp phôi di chuyển thẳng theo phương pháp rung động (Trang 62 - 66)

Cho tần số kích thích thay đổi từ 50Hz -100Hz (giá trị thu đƣợc từ phƣơng pháp tính toán truyền thống) tại vị trí đặt nguồn rung trên lò xo lá số 5. Bằng mô phỏng số trên ADAMS cho biết tốc độ di chuyển của phôi trên phƣơng X ứng với các tần số kích thích thay đổi nhƣ Hình 3.33 và độ bay của chi tiết - chuyển vị trên phƣơng Z ứng với các tần số tƣơng ứng nhƣ Hình 3.34. Kết quả cho thấy với tần số kích thích từ 50Hz phôi bắt đầu di chuyển theo phƣơng ngang sang phải thực hiện quá trình đƣa phôi vào lắp ráp. Điều này phù hợp với kết quả từ tính toán truyền thống. Tuy nhiên, theo Hình 3.33 ban đầu khi tăng tần số thì vận tốc di chuyển của phôi tăng và theo Hình 3.34 thì độ bay của chi tiết cũng tăng. Độ bay của phôi bị khống chế bởi kết cấu của máng để tránh lật, do vậy khi tần số tăng độ bay đạt ngƣỡng khống chế thì chi tiết bị rơi theo phƣơng thẳng đứng làm tốc độ theo phƣơng ngang giảm nhƣ chỉ ra trong Hình 3.34 ứng với tần số 100Hz. Điều đó chỉ ra rằng, ở ngƣỡng tần số cao trên 80Hz không phải càng tăng tần số thì tốc độ phôi tăng.

Từ việc mô phỏng ta tìm đƣợc ngƣỡng tần số 80Hz thì tốc độ cấp phôi là tốt nhất, qua đó mô phỏng với các tần số lân cận 80Hz ta đƣợc tần số 81Hz thì phôi chƣa bị giảm tốc do va đập vào cơ cấu tránh phôi bị lật nhƣ hình 3.35.

63

Hình 3.33. Chuyển vị phôi theo phương X – X phương cấp phôi

Hình 3.34. Chuyển vị phôi theo phương Z – Phương vuông góc với máng

64

Kết luận Chương 3: Chương 3 đề cập tới các bước để mô hình hóa các thành phần của hệ thống cấp phôi bao gồm mô tả hình học, các thuộc tính của vật liệu, và mô hình phần tửu hữu hạn. Sử dụng phần mềm CATIA để thiết kế các mô hình hình học của các chi tiết trong hệ thống, sau đó đưa các dữ liệu thiết kế này làm đầu vào cho quá trình mô phỏng động lực học trong ADAMS. Phần mô phỏng chỉ ra được các bước thực hiện, các ràng buộc để mô hình mô phỏng chính xác. Ngoài ra, chương này cũng nêu ra quy trình chính để thực hiện tham số hóa các phần tử điều khiển hệ thống giúp nghiên cứu sâu hơn về quá trình mô phỏng có sử dụng điều khiển phần tử.

65

PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận

Bằng mô phỏng số có thể đánh giá đƣợc khả năng làm việc của hệ thống cấp nắp cao su cho quá trình đóng chai thuốc ở giai đoạn tiền chế tạo. Đồng thời chỉ ra đƣợc phạm vi điều chỉnh thích hợp của tần số tƣơng ứng với kết cấu để kiểm soát tốc độ cấp phôi. Có thể dự đoán trƣớc các tốc độ phôi tƣơng ứng với tần số điều chỉnh và giá trị tối ƣu của tần số điều khiển tƣơng ứng với kết cấu và tốc độ mục tiêu.

Luận văn đã trình bày tổng quan về các phƣơng pháp cấp phôi rung, ƣu nhƣợc điểm của phƣơng pháp cấp phôi bằng rung động, yêu cầu của việc cấp phôi rời rạc.Luận văn đã tổng hợp nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới phôi trong quá trình cấp phôi rung động.

Từ đó tác giả đã tính toán, thiết kế đƣợc hệ thống cấp phôi là nắp chai thuốc di chuyển thẳng theo phƣơng pháp rung động. Đƣa hệ thống vào mô phỏng động học với hệ số ma sát đƣợc đo ở thí nghiệm thực.

Đề tài cũng bƣớc đầu nghiên cứu đƣợc quy trình điều khiển mô hình ADAMS bằng MATLAB/SIMULINK nhằm thực hiện điều khiển chính xác hệ thống và cung cấp các sơ đồ điều khiển có tính ứng dụng cao.

Đề xuất

Tiếp tục nghiên cứu điều khiển các thông số đầu vào bằng phần mềm MATLAB/Simulink để cải thiện năng suất cấp phôi.

Nghiên cứu, thiết kế sơ đồ điều khiển sử dụng các cảm biến để mô hình mô phỏng đƣợc hoàn thiện hơn về việc cấp phôi đúng nhịp.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SURESH M., JAGADEESH K.A., RATHIS R. (2015), "Experimental Investigation And Dynamic For Singularizing Unit In Part Feeders", Dept. of Mechanical Engineering, Sri Krishna College of Engineering and Technology & PSG College of Technology.

2. Geoffrey Boothroyd (2005), Assembly Automation and Product Design (Second Edition) - Taylor & Francis Group, the acedamic division of T&F Informa plc. 3. Hồ Viết Bình (2004), Tự động hóa quá trình sản xuất, Trƣờng ĐHSPKT TP Hồ Chí Minh.

4. Trần Văn Địch (2006), Giáo trình tự động hóa sản xuất, NXB KH và KT.

5. Trần Văn Địch, Trần Xuân Việt, Nguyễn Trọng Doanh, Lƣu Văn Khang. (2001),

Tự động hóa quá trình sản xuất, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

6. Châu Mạnh Lực, Phạm Văn Song (2003), Trang bị công nghệ và cấp phôi tự động, NXB Đà Nẵng.

7. Lê Giang Nam, Nguyễn Văn Mùi, Hoàng Anh Tuấn. (2014), "Ứng dụng mô phỏng số trong đánh giá sự ảnh hƣởng của tần số rung đến các thông số động học của phôi trong hệ thống cấp phôi tự động theo nguyên lý kích rung", Hội nghị cơ khí toàn quốc 2014.

8. Nguyễn Phƣơng, Nguyễn Thị Phƣơng Giang. (2005), Cơ sở tự động hoá trong ngành cơ khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Thiết kế, mô hình hóa và mô phỏng hệ thống cấp phôi di chuyển thẳng theo phương pháp rung động (Trang 62 - 66)