Phay bao hình

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm CADCAM để nghiên cứu ảnh hưởng của hình học tạo hình đến độ chính xác gia công bề mặt không gian trên máy phay CNC (Trang 33 - 37)

3. Cơ sở, mục đích, phạm vi nghiên cứu của luận văn

2.2.2. Phay bao hình

Là phương pháp tạo hình bề mặt mà bề mặt tạo thành là mặt bao của họ bề mặt tạo bởi lưỡi cắt của dụng cụ. Tùy theo đặc tính về hình dạng của bề mặt cần gia công người ta thiết lập các sơ đồ động học giữa dụng cụ và chi tiết để tạo thành các phương pháp phay bao hình khác nhau.

a. Phay bao hình nhóm các bề mặt chi tiết máy cơ bản.

Các bề mặt của nhóm này bao gồm bề mặt của bánh răng trụ răng thẳng, răng

nghiêng, côn xoắn, bề mặt then hoa, bánh vít, các bề mặt xoắn của dụng cụ như mũi khoan, dao phay,…

Để gia công các bề mặt này người ta sử dụng phương pháp bao hình có tâm tích cà phương pháp bao hình không tâm tích. Phương pháp bao hình có tâm tích dựa trên nguyên lý ăn khớp của các bề mặt đối tiếp của các cặp động học. Trong cặp động học ăn khớp đó người ta cho một là dụng cụ, một là phôi và thiết lập một xích bao hình từ dụng cụ đến phôi, xích bao hình có thể là cơ khí hay CNC. Dựa vào sự ăn khớp của bánh răng và bánh răng người ta tạo ra phương pháp gia công bao hình là xọc răng, sự ăn khớp giữa bánh răng và trục vít tạo ra phương pháp gia công phay lăn răng (Hình 2-4). Dựa vào sự ăn khớp của bánh răng và bánh dẹt sinh tưởng tượng ta có phương pháp gia công bao hình bánh răng côn cong,…

Dựa vào nguyên lý tạo thành bề mặt rãnh xoắn có phương pháp phay bao hình không tâm tích như phay các rãnh xoắn của mũi khoan, dao phay,…. (xem Hình 2-5).

Hình 2-5. Phay rãnh xoắn

Gia công bao hình bề mặt chi tiết máy cơ bản đòi hỏi dụng cụ phải có biên dạng thích hợp theo biên dạng chi tiết, muốn xác định biên dạng dụng cụ phải xác định bề mặt khởi thủy của dụng cụ.

b. Phay bao hình nhóm các bề mặt khuôn mẫu

Các bề mặt thuộc nhóm này bao gồm các bề mặt khuôn mẫu có hình dạng phức tạp như bề mặt khuôn dập vỏ ô tô, khuôn đúc cánh quạt, vỏ điện thoại, vỏ tivi,…(xem Hình 2-6.a).

Phương pháp này dựa trên nguyên lý bề mặt được tạo thành coi là đúng khi chiều cao nhấp nhô để lại giữa các vết cắt nhỏ hơn một giá trị cho phép (h<[ε]). Chiều cao nhấp nhô h phụ thuộc vào hình dáng dụng cụ, hình dáng bề mặt chi tiết, bước tiến ngang So và góc nghiêng của trục dao với pháp tuyến bề mặt (xem Hình 2-7).

Dụng cụ để gia công các loại bề mặt trên là các dụng cụ tiêu chuẩn, có hình dáng hình học xác định điển hình, là các loại dao phay ngón.

Máy để gia công là các máy phay CNC hay các trung tâm gia công CNC nhiều trục.

a. b.

Hình 2-6. Nhóm bề mặt khuôn mẫu

Trong phương pháp gia công bao hình để tạo thành các bề mặt khuôn mẫu, vấn đề khó khăn nhất không phải là xác định biên dạng dụng cụ hay xác định xích bao hình (mối quan hệ động học) mà là giải quyết tính toán đường chạy dao cho việc điều khiển dụng cụ để gia công đạt kết quả mong muốn.

Việc tính toán đường chạy dao để gia công bề mặt không gia chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của các phần mềm CAD/CAM và thực hiện gia công trên máy công cụ CNC.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm CADCAM để nghiên cứu ảnh hưởng của hình học tạo hình đến độ chính xác gia công bề mặt không gian trên máy phay CNC (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)