Cá tra đang trong giai đoạn nhiễm bệnh có hiệu giá kháng thể tương đối thấp, hiệu giá trung bình là 1,69 ± 1,52 và thường dao động trong khoảng từ 0 đến 4, ít khi có trường hợp hiệu giá lớn hơn 5. Điều này cũng tương tự với ghi nhận của Bricknell (1999) rằng cá hồi khi bị nhiễm tự nhiên Aeromonas salmonocidae thì lượng kháng thể tăng không vượt quá 5. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một số cá thể có lượng kháng thể lớn hơn 5 và vượt trội so với các cá thể khác cùng đàn. Trường hợp này có thể giải thích là do đã nhiễm bệnh trước đó và đang ở giai đoạn kháng thể lên cao nhất. Bên cạnh đó cũng có thể cho rằng đó là kết quả của sự hình thành kháng thể thứ phát, đặc điểm của kháng thể thứ phát là luôn cao hơn nguyên phát và duy trì lâu dài hơn. Theo những thí nghiệm của Phạm Công Thành (2010) trên cá tra khi tiêm nhắc với vi khuẩn E. ictaluri bất hoạt thì nhận thấy lượng kháng thể tăng lên đáng kể so với khi tiêm lần đầu. Kết quả này cũng tương đồng với các thí nghiệm trên cá nheo Mỹ và 1 số loài cá xương khác: kháng thể gia tăng khi được kích thích lần 2 (Hanson et al., 1999). Ngoài ra, nghiên cứu thử nghiệm vaccine bất hoạt vi khuẩn E. ictaluri có chất bổ trợ keo phèn của Nguyễn Đình Thu và ctv (2007) cũng chỉ ra rằng việc tiêm nhắc vào ngày thứ 14 kích thích đáp ứng miễn dịch thứ phát nên kháng thể hình thành sớm, cao hơn và duy trì lâu hơn so kháng thể nguyên phát. Trên thực tế, ao có hiện diện những cá thể trên đều trải qua từ 2 đến 3 đợt dịch bệnh liên tiếp trong vòng 1 tháng do đó kháng thể nguyên phát đã có thời gian hình thành.
Khi so sánh kết quả giữa cá bệnh và cá khỏe thu được từ cùng những ao xảy ra dịch bệnh, nhận thấy cá khỏe lượng kháng thể trung bình thấp hơn một cách đáng kể (0,86 ± 1,33) và khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05) so với cá bệnh mủ gan. Giải thích cho vấn đề này do vi khuẩn chưa nhiễm hoặc đã nhiễm với nồng độ rất thấp nên không đủ mạnh để kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể vì đáp ứng miễn dịch phụ thuộc rất lớn vào nồng độ của chất kích thích. Điều này được chứng minh qua những nghiên cứu của Bùi Quang Tề và ctv (2005) và
nhóm Nguyễn Thị Mộng Hoàng và ctv (2009) đã chỉ ra rằng nồng độ vi khuẩn
khi tiêm có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh miễn dịch của cá. Do đó, trong các thử nghiệm vaccine phải xác định được chính xác nồng độ vi khuẩn mà ở đó có độ an toàn cao (>70%) và tỉ lệ bảo hộ cao nhất. Theo kết quả của Bùi Quang Tề và ctv (2005) thì điều chế vaccine vô hoạt không có bổ trợ keo phèn với mật độ vi khuẩn 3,0.109tbvk/ml đạt được những tiêu chuẩn trên.
Bảng 4.3 Hiệu giá kháng thể trung bình của cá bệnh và cá khỏe trong ao đang nhiễm bệnh Tình trạng cá Số lượng mẫu HGKTTB Cá bệnh 94 1,69 ± 1,52a Cá khỏe 35 0,86 ± 1,33b Ghi chú:
HGKTTB: hiệu giá kháng thể trung bình.
Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 cá bệnh cá khỏe* h iệ u gi á k h á ng th ể t run g b ìn h cá bệnh cá khỏe*
Ghi chú: cá khỏe*: cá khỏe thu từ ao cá bệnh.
Hình 4.4 Hiệu giá kháng thể trung bình của cá bệnh và cá khỏe trong giai đoạn đang nhiễm bệnh
Bên cạnh đó khi so sánh về khả năng đáp ứng miễn dịch của cá tra theo trọng lượng thì nhận thấy cá nhỏ (trọng lượng từ 30 - 60g) đáp ứng miễn dịch yếu hơn cá lớn (350 – 550 g). Hiệu giá kháng thể trung bình của cá nhỏ là 1,06 ± 1,26 và 1,93 ± 1,61 ở cá lớn. Kết quả này cho thấy khả năng miễn dịch của cá phụ thuộc vào tuổi và khối lượng nhưng yếu tố khối lượng có tính quyết định hơn vì nó ảnh hưởng đến số lượng tế bào miễn dịch.
Bảng 4.4 Hiệu giá kháng thể trung bình của cá nhỏ và cá lớn đang nhiễm bệnh
Kích cỡ cá Số mẫu HGKTTB
Cá nhỏ (30 – 60g ) 35 1,06 ± 1,26a Cá lớn (350 – 550g) 28 1,93 ± 1,61b
Ghi chú:
HGKTTB: hiệu giá kháng thể trung bình.
Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)