Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể đặc hiệu

Một phần của tài liệu Sự biến động kháng thể đặc hiệu bảo vệ cá tra (pangasianodon hypophthalmus) chống lại vi khuẩn edwardsiella ictaluri tro (Trang 31)

4.2.1 Giai đoạn chưa nhiễm bệnh

Bảng 4.2 Kháng thể đặc hiệu ở những ao cá khỏe

Tần số xuất hiện các mức hiệu giá kháng thể Kí kiệu ao Số mẫu thu HGKTTB 0 1 2 3 CT1 48 0,46 ± 0,68a 29 14 2 1 CT2 52 0,44 ± 0,75a 35 13 2 2 CT3 52 0,52 ± 0,85a 34 9 6 3 Ghi chú:

Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái mũ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

C) ( - )

( - )

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng hiệ u gi á k n g t hể trun g nh CT1 CT2 CT3

Hình 4.2 Sự biến động lượng kháng thể trên cá tra trong ao nuôi thâm canh chưa xảy ra dịch bệnh

Kết quả từ bảng 4.1 và hình 4.2 cho thấy cá tra khỏe thu từ các ao nuôi thâm canh chưa từng xảy ra dịch bệnh (CT1, CT2, CT3) có lượng kháng thể biến động rất nhỏ và luôn duy trì ở mức thấp (0,47 ± 0,76). Hiệu giá kháng thể trung bình ở 3 ao này tương đương nhau và khác biệt không có ý nghĩa (P> 0,05). Đa số cá không có kháng thể, đồng thời một số ít cá có kháng thể và hiệu giá thấp (giới hạn ở mức 1, 2 và 3 ). Kết quả này tương tự với một số thí nghiệm trước đây như nghiên cứu của Thune et al. (1997) khi so sánh hiệu quả của các phương pháp

nhúng, nhúng/cho ăn và tiêm vaccine E. ictaluri trên cá nheo đốm; nghiên cứu

xác định tính sinh miễn dịch và hiệu quả của vaccine từ E. ictaluri của Lê Hùng Dũng (2007). Ở những thử nghiệm này đã chỉ ra rằng những cá thể trong nhóm đối chứng trước khi tiêm vi khuẩn đều có hiệu giá bằng 0. Nhóm đối chứng của những thử nghiệm này là những cá sạch bệnh, chưa từng có sự tiếp xúc với mầm bệnh trước đó nên không sinh kháng thể đặc hiệu. Điều này giải thích cho những trường hợp hiệu giá bằng 0 của kết quả đề tài. Tuy nhiên trong ao nuôi lại có thêm sự xuất hiện của các hiệu giá khác 0. Sự khác nhau này vì trong điều kiện thí nghiệm luôn đảm bảo nguồn nước sạch không có sự nhiễm khuẩn E. ictaluri. Nhưng trên thực tế trong ao nuôi luôn có sự tồn tại của vi khuẩn E. ictaluri

(Brown, 1993). Do đó những cá thể này đã nhiễm E. ictaluri ở nồng độ thấp

hoặc nhiễm vi khuẩn có độc lực yếu. Qua kết quả trên cho thấy mặc dù các đàn cá bên ngoài có vẻ khỏe mạnh nhưng vẫn có thể nhiễm vi khuẩn E. ictaluri, điều này cũng phù hợp với nhận định của Từ Thanh Dung và ctv (2004), khi cá nhiễm

4.2.2 Giai đoạn đang nhiễm bệnh

Cá tra đang trong giai đoạn nhiễm bệnh có hiệu giá kháng thể tương đối thấp, hiệu giá trung bình là 1,69 ± 1,52 và thường dao động trong khoảng từ 0 đến 4, ít khi có trường hợp hiệu giá lớn hơn 5. Điều này cũng tương tự với ghi nhận của Bricknell (1999) rằng cá hồi khi bị nhiễm tự nhiên Aeromonas salmonocidae thì lượng kháng thể tăng không vượt quá 5. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một số cá thể có lượng kháng thể lớn hơn 5 và vượt trội so với các cá thể khác cùng đàn. Trường hợp này có thể giải thích là do đã nhiễm bệnh trước đó và đang ở giai đoạn kháng thể lên cao nhất. Bên cạnh đó cũng có thể cho rằng đó là kết quả của sự hình thành kháng thể thứ phát, đặc điểm của kháng thể thứ phát là luôn cao hơn nguyên phát và duy trì lâu dài hơn. Theo những thí nghiệm của Phạm Công Thành (2010) trên cá tra khi tiêm nhắc với vi khuẩn E. ictaluri bất hoạt thì nhận thấy lượng kháng thể tăng lên đáng kể so với khi tiêm lần đầu. Kết quả này cũng tương đồng với các thí nghiệm trên cá nheo Mỹ và 1 số loài cá xương khác: kháng thể gia tăng khi được kích thích lần 2 (Hanson et al., 1999). Ngoài ra, nghiên cứu thử nghiệm vaccine bất hoạt vi khuẩn E. ictaluri có chất bổ trợ keo phèn của Nguyễn Đình Thu và ctv (2007) cũng chỉ ra rằng việc tiêm nhắc vào ngày thứ 14 kích thích đáp ứng miễn dịch thứ phát nên kháng thể hình thành sớm, cao hơn và duy trì lâu hơn so kháng thể nguyên phát. Trên thực tế, ao có hiện diện những cá thể trên đều trải qua từ 2 đến 3 đợt dịch bệnh liên tiếp trong vòng 1 tháng do đó kháng thể nguyên phát đã có thời gian hình thành.

Khi so sánh kết quả giữa cá bệnh và cá khỏe thu được từ cùng những ao xảy ra dịch bệnh, nhận thấy cá khỏe lượng kháng thể trung bình thấp hơn một cách đáng kể (0,86 ± 1,33) và khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05) so với cá bệnh mủ gan. Giải thích cho vấn đề này do vi khuẩn chưa nhiễm hoặc đã nhiễm với nồng độ rất thấp nên không đủ mạnh để kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể vì đáp ứng miễn dịch phụ thuộc rất lớn vào nồng độ của chất kích thích. Điều này được chứng minh qua những nghiên cứu của Bùi Quang Tề và ctv (2005) và

nhóm Nguyễn Thị Mộng Hoàng và ctv (2009) đã chỉ ra rằng nồng độ vi khuẩn

khi tiêm có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh miễn dịch của cá. Do đó, trong các thử nghiệm vaccine phải xác định được chính xác nồng độ vi khuẩn mà ở đó có độ an toàn cao (>70%) và tỉ lệ bảo hộ cao nhất. Theo kết quả của Bùi Quang Tề và ctv (2005) thì điều chế vaccine vô hoạt không có bổ trợ keo phèn với mật độ vi khuẩn 3,0.109tbvk/ml đạt được những tiêu chuẩn trên.

Bảng 4.3 Hiệu giá kháng thể trung bình của cá bệnh và cá khỏe trong ao đang nhiễm bệnh Tình trạng cá Số lượng mẫu HGKTTB Cá bệnh 94 1,69 ± 1,52a Cá khỏe 35 0,86 ± 1,33b Ghi chú:

HGKTTB: hiệu giá kháng thể trung bình.

Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 cá bệnh cá khỏe* h iệ u gi á k h á ng th t run g b ìn h cá bệnh cá khỏe*

Ghi chú: cá khỏe*: cá khỏe thu từ ao cá bệnh.

Hình 4.4 Hiệu giá kháng thể trung bình của cá bệnh và cá khỏe trong giai đoạn đang nhiễm bệnh

Bên cạnh đó khi so sánh về khả năng đáp ứng miễn dịch của cá tra theo trọng lượng thì nhận thấy cá nhỏ (trọng lượng từ 30 - 60g) đáp ứng miễn dịch yếu hơn cá lớn (350 – 550 g). Hiệu giá kháng thể trung bình của cá nhỏ là 1,06 ± 1,26 và 1,93 ± 1,61 ở cá lớn. Kết quả này cho thấy khả năng miễn dịch của cá phụ thuộc vào tuổi và khối lượng nhưng yếu tố khối lượng có tính quyết định hơn vì nó ảnh hưởng đến số lượng tế bào miễn dịch.

Bảng 4.4 Hiệu giá kháng thể trung bình của cá nhỏ và cá lớn đang nhiễm bệnh

Kích cỡ cá Số mẫu HGKTTB

Cá nhỏ (30 – 60g ) 35 1,06 ± 1,26a Cá lớn (350 – 550g) 28 1,93 ± 1,61b

Ghi chú:

HGKTTB: hiệu giá kháng thể trung bình.

Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

4.2.3 Giai đoạn 1 tháng và giai đoạn 2 tháng sau khi nhiễm bệnh

Kháng thể trong máu cá được thu vào giai đoạn 1 tháng sau bệnh có hiệu giá tăng cao đạt 2,98 ± 2,07, khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05) so với giai đoạn đang nhiễm bệnh và chưa nhiễm bệnh. Tương tự, kháng thể thu ở giai đoạn sau 2 tháng tăng đạt hiệu giá cao nhất ở 3,21 ± 1,47 nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa (P > 0,05) với giai đoạn sau 1 tháng. Kết quả này tương tự một nghiên cứu của Phạm Công Thành (2010) khi khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá tra khi nhiễm E. ictaluri là cá tra khi gây nhiễm E. ictaluri trong ao đất ngoài tự nhiên

hình thành kháng thể chậm hơn trong phòng thí nghiệm, sau 50 ngày từ khi bị nhiễm bệnh lần 3 lượng kháng thể lên đến đỉnh điểm 4,8 và duy trì ở mức trên 4 trong vòng 30 ngày tiếp theo. Sau đó kháng thể này sẽ suy giảm nhanh chóng trong vòng 60 ngày và gần bằng 0 sau 110 ngày bị nhiễm.

4.2.4 Giai đoạn 3 tháng sau khi nhiễm bệnh

Sau khi tăng nhanh ở tháng thứ nhất và tháng thứ 2 sau khi nhiễm bệnh thì hiệu giá kháng thể suy giảm nhanh chóng ở tháng 3 chỉ còn 1,23 ± 0,86 tương đương với mức hiệu giá ở giai đoạn đang nhiễm bệnh. Sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên lại có sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với 3 giai đoạn: chưa nhiễm bệnh, sau nhiễm bệnh 1 tháng và sau nhiễm bệnh 2 tháng (P<0,05).

4.2.5 Sự biến động hiệu giá kháng thể qua 5 giai đoạn 0 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

chưa bệnh đang bệnh sau 1 tháng sau 2 tháng sau 3 tháng

H iệ u g k h á n g thể t r u n g n h chưa bệnh đang bệnh sau 1 tháng sau 2 tháng sau 3 tháng

Hình 4.5 Sự biến động lượng kháng thể của cá tra qua từng giai đoạn

Bảng 4.2 Hiệu giá kháng thể trung bình của cá tra qua từng giai đoạn

Giai đoạn Hiệu giá kháng thể trung bình

Chưa nhiễm bệnh 0,47 ± 0,76a Đang nhiễm bệnh 1,69 ± 1,52b Sau nhiễm bệnh 1 tháng 2,98 ± 2,07c Sau nhiễm bệnh 2 tháng 3,21 ± 1,47cd Sau nhiễm bệnh 3 tháng 1,23 ± 0,86e Ghi chú:

Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trong cùng cột mang cùng chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Biểu đồ và bảng trên cho thấy lượng kháng thể đặc hiệu của cá tra lúc chưa nhiễm bệnh rất thấp chỉ 0,47 ± 0,76 tăng nhanh và đạt hiệu giá trung bình cao

theo kháng thể suy giảm nhanh chóng chỉ còn 1,23 ± 0,86 do khả năng duy trì yếu tố miễn dịch của cá kém hơn động vật có vú trên cạn. Một nghiên cứu của Thune et al. (1997) cũng cho kết quả tương tự. Thune thử nghiệm vaccine E. ictaluri trên cá nheo 12 ngày tuổi và 10 tuần tuổi. Kết quả cho thấy hiệu giá kháng thể khi chưa tiêm vaccine là 0 và tăng nhanh sau 10 tuần tiêm vaccine. Lượng kháng thể này duy trì ở mức cao trong vòng 8 tuần (hiệu giá kháng thể trung bình từ 7,8 đến 8,0). Sau đó hiệu giá giảm xuống ở 4 tuần tiếp theo và dần bằng 0. 0 1 2 3 4 5 6

đang bệnh sau 1 tháng sau 2 tháng sau 3 tháng

giai đoạn h iệu g kh án g t h tr u n g b ình TB5 CC2 HT1 HT3

Hình 4.6 So sánh sự biến động lượng kháng thể của cá tra ở 4 ao nhiễm bệnh (TB5, CC2, HT1, HT3)

Ngoài ra khi theo dõi sự thay đổi lượng kháng thể của riêng từng ao trong vòng 3 tháng sau khi nhiễm bệnh cũng ghi nhận được các kết quả tương tự trên (hình 4.7). Lượng kháng thể của cá tra ở 4 ao TB5, CC2, HT1, HT2 tăng cao ở giai đoạn 1 – 2 tháng sau khi nhiễm bệnh sau đó suy giảm nhanh chóng vào cuối tháng thứ 3. Riêng ở ao TB5 kháng thể tăng rất nhanh hơn các ao còn lại và đạt hiệu giá trung bình 5,0 ± 2,68 ở thời điểm 1 tháng sau khi nhiễm bệnh. Sự khác biệt lớn giữa ao TB5 và 3 ao (CC2, HT1, HT2) do ao TB5 có tuổi cá, khối lượng trung bình lớn hơn và đã 2 lần xuất hiện dịch bệnh mủ gan trong vòng 1 tháng trước. Do đó miễn dịch của lần bệnh này là miễn dịch thứ phát nên xảy ra nhanh và đáp ứng mạnh hơn. Trong khi đó, ở các ao cá khỏe có nồng độ kháng thể thấp, hiệu giá kháng thể trung bình dưới 1 và biến động không lớn trong suốt

thời điểm khảo sát (hình 4.2). Trong khi đó ở những ao cá bệnh, hiệu giá kháng thể thường ở mức cao hơn và biến động lớn. Nhìn chung trong suốt quá trình từ lúc bệnh mủ gan xảy ra lượng kháng thể của cá biến động theo quy luật chung là tăng nhanh so với lúc không bệnh nhưng nhanh chóng suy giảm ở các tháng tiếp theo. Lượng kháng thể có tăng sau mỗi lần nhiễm bệnh nhưng mức tăng cao của kháng thể không đủ sức bảo vệ cá tra chống vi khuẩn E. ictaluri. Đây là nguyên nhân cá tra thường mắc bệnh mủ gan 3 – 4 lần trong suốt vụ nuôi (Từ Thanh Dung, 2005).

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 Kết luận

Ao nuôi cá tra khỏe (không có xuất hiện bệnh mủ gan) thì hàm lượng kháng thể đặc hiệu luôn duy trì ở mức thấp (0,48 ± 0,80).

Sau khi cá nhiễm bệnh lượng kháng thể tăng dần và cao nhất ở tháng thứ 2 sau khi bệnh (3,21 ± 1,47) và giảm đi nhanh chóng ở tháng thứ 3 là 1,23 ± 0,86. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

5.2 Đề xuất

Xác định hiệu giá kháng có khả năng bảo vệ cá chống bệnh mủ gan do vi khuẩn

Edwardsiella ictaluri.

Bổ sung thảo dược, probiotic, khoáng vi lượng, vitamin C ... vào thức ăn của cá tra nhằm tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu giúp cá phòng bệnh hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bùi Quang Tề, Lê Xuân Thành, Nguyễn Thị Biên Thùy, Cù Hữu Phú và Nguyễn Thị Hảo, 2006. Kết quả nghiên cứu vacxin phòng bệnh xuất huyết hoại tử nội tạng (đốm trắng) cho cá tra. Tạp chí thủy sản số 11/2006. Tr 20 – 24.

2. Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2007. Giáo trình Miễn dịch học động vật thủy sản, khoa thủy sản, Đại Học Cần Thơ.

3. Đặng Thị Hoàng Oanh, 2007. Giáo trình Nguyên lý và kỹ thuật chẩn đoán bệnh thủy sản. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ

4. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2004. Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp, 423 trang.

5. Dương Nhựt Long, 2005. Giải pháp kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng và khai thác bền vững sản phẩm cá tra nuôi xuất khẩu ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản. Đại Học Cần Thơ.

6. Lê Hùng Dũng, Nguyễn Diễm Thư, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Mộng Hoàng, Nguyễn Mạnh Thắng và Nguyễn Văn Hảo, 2007. Xác định tinh sinh miễn dịch và hiệu quả của các loại vacxin từ vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phân lập trên cá tra tại các vùng địa lý và thời điểm khác nhau của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuyển tập nghề cá Sông Cửu Long 2007. Tr 375 – 388.

7. Nguyễn Minh Tư, 2007. Bài giảng Miễn Dịch học thú y. Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Cần Thơ.

8. Nguyễn Quốc Thịnh, T.T Dung, H.W. Ferguson, 2003. Nghiên cứu mô bệnh học cá tra (Pangasius hypophthalmus) bệnh trắng gan. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ. Trang 120 – 125.

9. Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008. Điều tra hiện trạng nuôi, bệnh và tình hình sử dụng thuốc – hóa chất trong ao nuôi thâm canh cá tra (Pangasianodon

hypothalamus). Luận văn đại học, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ.

10.Nguyễn Thị Mộng Hoàng, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Diễm Thư và Nguyễn Mạnh Thắng, 2009. Định danh và thăm dò đặc tính gây đáp ứng miễn dịch của tác nhân gây bệnh đốm trắng mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthamus) nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

11.Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Minh Đức, 2009. Giáo trình bệnh truyền nhiễm: Nấm và Ký sinh trùng ở Động vật Thủy Sản. Khoa Thủy Sản , đại học Cần Thơ.

12.Phạm Công Thành, 2010. Khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá tra

(Pangasianodon hypophthalmus) nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

Luận văn cao học. Khoa Thủy Sản – Đại học Nông Lâm.

13.Phạm Văn Kim, 1998. Bài giảng miễn dịch học thú y. Khoa Nông nghiệp- Đại học Cần Thơ.

14.Phạm Văn Thư, 2007. Sử dụng vắc – xin trong nuôi trồng thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. 10 trang.

15.Phạm Văn Ty, 2002. Miễn dịch học. Đại học Quốc gia Hà Nội.

16.Tài liệu hướng dẫn thực tập giáo trình chuyên môn Bệnh Học Thủy Sản 1 năm 2009. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ.

17.Trần Anh Dũng, 2005. Khảo sát các tác nhân gây bệnh trong nuôi cá tra (Pangasius hypothalamus). Luận văn cao học, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ.

18.Trương Quốc Phú, 2003. Giáo trình Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy

Một phần của tài liệu Sự biến động kháng thể đặc hiệu bảo vệ cá tra (pangasianodon hypophthalmus) chống lại vi khuẩn edwardsiella ictaluri tro (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)