Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành – Nhà máy bao bì Nhật Quang.
Thành – Nhà máy bao bì Nhật Quang.
3.1.1. Ưu điểm:
* Về tổ chức công tác kế toán:
Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý. Các cán bộ kế toán có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm làm việc, nắm vững chế độ và vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt. Tổ chức bộ máy kế toán theo quan hệ trực tiếp dưới sự điều hành của kế toán trưởng giúp cho công việc kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng thuận tiện.
* Về công tác hạch toán ban đầu:
Nhìn chung công ty đã thực hiện tốt việc tổ chức hạch toán ban đầu. Việc lập chứng từ, tập hợp, phân loại, lưu trữ chứng từ được tiến hành chặt chẽ và khoa học. Quá trình luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận có liên quan đều đặn, hợp lý và đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty.
* Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Công ty đã và đang sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, với độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật, tại bất kỳ thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho.
* Về công tác xác định nội dung chi phí và phân loại chi phí sản xuất.
Việc xác định nội dung chi phí và cách phân loại chi phí sản xuất của công ty là cơ sở giúp cho việc tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí, từ đó xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo từng kỳ. Phân loại
CPSX giùp cho công ty có thể biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí. Từ đó có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX.
* Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất:
Tài khoản sử dụng trong công tác kế toán chi phí sản xuất:
Nhìn chung công ty đã sử dụng đầy đủ tài khoản kế toán và chi tiết đến từng đối tượng giúp cho báo cáo được chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Những khoản được mở chi tiết rất hợp lý, phù hợp cho việc tập hợp chi phí sản xuất của từng đối tượng sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty.
Về cơ bản các chi phí páht sinh được tập hợp theo đúng các khoản mục chi phí. Quá trình sản xuất của Công ty được tổ chức điểu hành chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến khâu kiểm tra đánh giá. Bằng cách lập định mức chi phí NVL giúp cho việc quản lý và sử dụng có hiệu quả. Việc hạch toán chi phí sản xuất của công ty nói chung tốt. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật một cách đầy đủ kịp thời.
Máy tính đã giúp một phần không nhỏ trong công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá, tất cả những khâu kết chuyển đều được cài đặt sẵn.
* Về công tác tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.
Do sự hỗ trợ của phần mềm kế toán nên sổ sách chứng từ được ghi chép chi tiết, cẩn thận, cập nhật, phản ánh được toàn bộ hoạt động của công ty tại thời điểm phát sinh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo tháng, quý và năm nên giúp cho những người sử dụng thông tin có thể nắm bắt một cách kịp thời thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Với những ưu điểm trên, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty TNHH Trần Thành ngày càng được phát huy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
Trong điều kiện đơn vị sản xuất nhiều mặt hàng cùng một lúc, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy sẽ giảm bớt khả năng quản lý chi phí sản xuất theo từng địa điểm phát sinh.
* Về công tác vận dụng tài khoản:
TK 622, 627 không được chi tiết theo từng tổ sản xuất nên công tác tính giá thành chưa đảm bảo tính khoa học.
* Về công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Ngay trong công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng chưa được chặt chẽ, vì kế toán tổng hợp chi phí này chung cho từng đơn hàng, nên chưa phản ánh được chi phí nguyên vật liệu cho từng laọi sản phẩm mà cụ thể nhất là chi phí vật liệu phụ và vật liệu khác chưa được quả lý chặt chẽ, vì vậy nếu cán bộ cung ứng vật tư chứa có tính thần trách nhiệm cao dẫn đến lãng phí thất thoát.
* Về công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Đơn vị đã xác định được đơn giá tiền lương cho từng công đoạn của sản phẩm. Đây là những cố gắng rất lớn của ban lãnh đạo nhưng công việc hạch toán lại chưa hạch toán chi tiết chi phí tiền lương cho từng tổ sản xuất, chi phí tiền lương trong giá thành là giá trung bình cho từng m2 sản phẩm hoàn thành. Trong giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ không hạch toán chi phí tiền lương nên đã làm giảm giá trị hàng dở dang cuối kỳ hạch toán.
Công ty đã không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Tất cả các khoản tiền như: Lương nghỉ phép, ngày lễ và các khoản phụ câp khác đều được hạch toán cùng với lương chính. Trong khi đó số lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn, có thể phát sinh những đợt nghỉ phép mà hàng loạt công nhân cùng nghỉ. Như vậy, nếu tháng nào có công nhân nghỉ phép nhiều thì việc không trích trước tiền lương nghỉ phép sẽ
làm cho chi phí nhân công trực tiếp của tháng đó tăng lên do đó làm tăng giá thành sản phẩm…
* Về công tác hạch toán chi phí sản xuất chung:
Về vấn đề tập hợp chi phí sản xuất chung, công ty cũng tập hợp chung toàn xưởng mà chưa xác định được nơi phát sinh chi phí thuộc bộ phận nào, do vậy mà không theo dõi được tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí ở từng bộ phận, như vậy giữa các bộ phận dễ có sự đánh đồng với nhau và dẫn đến lãng phí ở từng bộ phận.
* Về công tác tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.
Hiện nay công ty chưa áp dụng hệ thống sổ theo chế độ kế toán mới như vậy là sai với quy định hiện hành.
Công ty không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Việc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tháng làm tăng khối lượng công việc của kế toán. Công ty chưa sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.