Quản lý rủi ro trong công tác thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 62)

Để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, ở từng giai đoạn thực hiện, từng gói thầu cụ thể, chủ đầu tư phải phối hơp với các tư vấn tiến hành lập kế hoạch, thương thảo và thống nhất chi tiết các vấn đề có thể nảy sinh khi thực hiện. Học viện đang thí điểm thực hiện việc nêu các yêu cầu phòng chống và giảm thiểu rủi ro của gói thầu vào hồ sơ mời thầu. Sau khi nhận hồ sơ mời thầu, nhà thầu sẽ lập kế hoạch quản lý rủi ro của gói thầu và đưa vào hồ sơ dự thầu. Khi nhà thầu thắng thầu, kế hoạch quản lý rủi ro sẽ được các bên xem xét và trình chủ đầu tư phê duyệt để nhà thầu và chủ đầu tư thực hiện quản lý phòng ngừa rủi ro.

3.7 Đầu tƣ, nâng cấp hệ thống thông tin nội bộ phục vụ công tác quản lý và điều hành

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã thực sự tạo ra một “cuộc cách mạng” trong công tác quản lý dự án. Việc ứng dụng hàng loạt các phần mềm ứng dụng trong thiết kế, quản lý đã tạo ra những công cụ mạnh để thực hiện công việc có hiệu quả cao nhất. Có thể kể ra nhưng ứng dụng đang được sử dụng trong công tác quản lý dự án như sau:

- Thiết kế: phần mềm AutoCad, 3D Studio phục vụ công tác thiết kế kiến trúc, nội thất. phần mềm SAS tính kết cấu công trình. Phầm mềm tính dự toán (ESIS, ESCON) để lập tổng mức, tổng dự toán.

- Quản lý dự án: Phần mềm Project phục vụ công tác lập tiến độ, quản lý kế hoạch dự án.

Hiện nay, việc ứng dụng rộng rãi Internet đã tạo điều kiện cho việc trao đổi, tìm kiếm thông tin được dễ dàng hơn. Điều này mang lại hiệu quả rất lớn trong việc tìm hiểu thông tin về đối tác, tham khảo so sánh nguyên liệu, thiết bị trên thị trường.

3.8 Hoàn thiện bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đầu tƣ xây dựng ở trong toàn hệ thống Học viện

Đối với cấp chủ quản đầu tư: bộ máy quản lý đầu tư xây dựng tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cần được củng cố tổ chức theo hướng: tăng cường nhân lực có trình độ, có kinh nghiệm cho Phòng Quản lý đầu tư thuộc Vụ Kế hoạch Tài chính và xây dựng và bổ sung cán bộ lãnh đạo làm Trưởng phòng. Hiện nay Phòng Quản lý đầu tư và xây dựng có 5 người, trong đó có 01 phó trưởng phòng phụ trách, chưa có trưởng phòng và phó phòng thứ hai, có bốn chuyên viên. Vì vậy, với lực lượng lao động và tổ chức hiện tại của Phòng Quản lý đầu tư và xây dựng là khó đảm đương được nhiệm vụ. Chú trọng bổ sung cho đủ từ 16 đến 20 người có trình độ chuyên môn phù hợp; đề bạt thêm 2 cán bộ lãnh đạo 1 trưởng phòng và 1 phó trưởng phòng để giúp việc cho trưởng phòng. Bên cạnh việc bổ sung về nhân sự, Học viện cũng đang có phương hướng xây dựng tổ chức lại các khâu công việc trong phòng cho khoa học, hợp lý để có thể đáp ứng được yêu cầu đã đạt ra cho tới những năm 2020.

Đối với cấp chủ đầu tư: Hiện nay Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh vừa thành lập ban quản lý dự án do cơ quan chủ quản đầu tư thành lập lập và thành lập ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập để giúp việc cho cơ quan chủ quản và các chủ đầu tư. Tổ chức bộ máy của các ban quản lý dự án này còn nhiều bất cập như về trình độ chuyên môn, công tác kiêm nhiệm và cả số biên chế chuyên trách. Dự tính cho đến những năm 2020, Học viện tuyển chọn và biên chế chính thức cho mỗi ban quản lý dự án 5 kỹ sư chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, hạ tầng điện nước, công nghệ thông tin, 3 cử nhân làm lĩnh vực kế hoạch, tài chính, văn thư thủ quỹ và 1 phó giám đốc, 1 giám đốc ban quản lý dự án.

KẾT LUẬN

Lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang khẳng định vai trò quan trọng, có tính quyết định tạo ra cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế - xã hội. Để hoạt động đầu tư xây dựng được hiệu quả tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí nguồn lực, các đơn vị, tổ chức cần xây dựng chiến lược đầu tư trung và dài hạn và liên tục hoàn thiện cho phù hợp với thực tế của từng giai đoạn phát triển..

Là lĩnh vực hoạt động đòi hỏi phải hy sinh một lượng rất lớn nguồn lực và chi phí xã hội, đồng thời do ảnh hưởng và tầm quan hệ rộng lớn cũng như tính chất phức tạp trong quản lý, cho nên không phải lúc nào việc hy sinh những nguồn lực, những chi phí này cũng đem lại kết quả tích cực cho nền kinh tế - xã hội nói chung và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng.

Trong quá trình nghiên cứu với mục đích đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu có đủ trụ sở làm việc, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, giảm thiểu tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư xây dựng. Vì thế, hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là góp phần từng bước hiện đại hóa trụ sở, đảm bảo mục tiêu, xứng đáng với tầm vóc của một cơ quan đào tạo, nghiên cứu hàng đầu quốc gia về khoa học lý luận chính trị – hành chính.

Với đề tài “Quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh – Thực trạng và Giải pháp” đã tập trung vào đánh giá thực trạng đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2012, từ đó tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó đồng thời đề xuất những giải

pháp nhằm hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Hy vọng một số giải pháp chủ yếu nêu trên sẽ góp một phần nhỏ vào công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng những năm tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2007), Quyết định số 100-QĐ-TW ngày 22 tháng 10 năm 2007 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Chính phủ, Hà Nội.

2. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 hướng dẫn Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.

3. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Hà Nội.

4. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 10/2007/TT-BXD ngày 22 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn quy hoạch xây dựng công sở các cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, Hà Nội.

5. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.

6. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2010 quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn

9. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, Hà Nội.

11. Chính phủ (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng, Hà Nội.

12. Chính phủ (2008), Nghị định số 129/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

13. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.

14. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Hà Nội.

15. Chính phủ (2009), Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2009 về giám sát và đánh giá đầu tư, Hà Nội.

16. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.

17. Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/TT-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/200//NĐ-CP, Hà Nội.

18. Chính phủ (2010), Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Hà Nội.

19. Chính phủ (2012), Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng, Hà Nội.

20. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

21. Trần Ngọc Dương (2007), Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc – Thực trạng và giải pháp, Hà Nội.

22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Hướng dẫn số 07/HD/HVCT-TC ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về hướng dẫn công tác quản lý đầu tư xây dựng trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

23. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Vụ Kế hoạch Tài chính (2012), Kế hoạch xây dựng cơ bản đến năm 2020, Hà Nội.

24. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Vụ Kế hoạch Tài chính, Báo cáo thực hiện vốn đầu tư phát triển 5 năm 2006-2010. Hà Nội.

25. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Vụ Kế hoạch Tài chính, Báo cáo thực hiện vốn đầu tư phát triển năm 2011. Hà Nội.

26. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Vụ Kế hoạch Tài chính, Báo cáo thực hiện vốn đầu tư phát triển năm 2012. Hà Nội.

27. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội. 28. Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu, Hà Nội.

29. Quốc hội (2006), Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình quốc hội quyết

định chủ trương đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

30. Phan Đình Tý (2008), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Hà Tĩnh.

31. Nguyễn Quang Thành (2006), Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách do thành phố Hà Nội quản lý giai đoạn 2006 – 2010.

32. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 169/2003/QĐ-TTg ngày 12/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đại hóa công sở của hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn I, Hà Nội.

33. Vũ Đức Thuật (2006), Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt nam – Thực trạng và giải pháp, Hà Nội.

Website: 34. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu 35. http://www.xaydung.gov.vn/ 36. http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn 37. http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt 38. http://npa.org.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)